Breaking news:
Trang chủ » , , » Tự do báo chí - Nhìn từ thực tiễn

Tự do báo chí - Nhìn từ thực tiễn

Viết bởi Unknown on 25 tháng 3, 2013 | 20:33

Thời gian gần đây, một số tổ chức và cá nhân thiếu thiện chí bịa đặt, xuyên tạc, cho rằng Việt Nam “bóp nghẹt” tự do ngôn luận, tự do báo chí, hạn chế và ngăn cấm sử dụng mạng internet... Đó là sự vu cáo trắng trợn nhằm chống phá cách mạng Việt Nam trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa. Nhằm giúp bạn đọc có một cái nhìn đúng đắn về bức tranh đa sắc màu, phong phú của nền báo chí cách mạng và hoạt động báo chí, internet, blog đang diễn ra hết sức sôi động ở Việt Nam.

Tự do báo chí - Nhìn từ thực tiễn
Ở Việt Nam, báo chí đã trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức chính trị xã hội, nhân dân, là công cụ quan trọng bảo vệ lợi ích của xã hội, các quyền tự do của cá nhân. Mọi người đều có quyền đề đạt nguyện vọng, phát biểu và đóng góp ý kiến trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có báo chí. Tính đến nay, Việt Nam đã có 702 cơ quan báo chí, trong đó có 634 cơ quan báo in với 813 ấn phẩm; 70 đài phát thanh truyền hình trung ương và địa phương, hơn 200 báo điện tử và hệ thống báo chí trên mạng Internet. Hội nhà báo Việt Nam tổ chức nghề nghiệp quản lý hơn 19 nghìn hội viên, trong đó có gần 17 nghìn nhà báo đã được cấp thẻ hành nghề đang làm việc tại hàng trăm cơ quan báo chí từ trung ương đến địa phương, luôn khuyến khích mọi nhà báo hoạt động tự do, sáng tạo trong khuôn khổ pháp luật.

Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Vì vậy, nhà báo trước hết là công dân Việt Nam đều phải trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin trong tác phẩm báo chí của mình, nếu vi phạm thì đều bị xử lý.

Hiện nay, Nhà báo hành nghề được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp thẻ hành nghề, còn blogger viết ý kiến cá nhân, họ không phải là nhà báo. Các nhà báo chính danh được đào tạo chuyên môn, tự hào được hoạt động vì sự phát triển của báo chí Việt Nam, và còn góp phần không nhỏ trong sự phát triển của đất nước. Còn các blogger, là những người chuyên viết nhật ký mạng, tác phẩm của họ là các bài viết đăng trên các trang thông tin điện tử, họ không mang trách nhiệm xã hội. Đối với các blogger, họ không phải là nhà báo mà lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để phát tán những bài viết có nội dung bôi nhọ Đảng, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân thì tùy vào tính chất, mức độ và hậu quả xảy ra để xử lý theo đúng pháp cụ thể như các blog : Dân làm báo, Dânoan, Công dân tự do, Dân oan, Điếu cày, Mẹ Nấm, …Đều có là những blog có nội dung chống Đảng, Nhà nước ta, bọn chúng mang nặng tư tưởng phản động vì chúng không hiểu bản chất của nhà nước ta, và điều mà chúng muốn là phá hoại cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Chúng bịa đặt, bôi nhọ, hạ bệ uy tín của lạnh tụ chỉ vì mục đích của một nhóm cơ hội chính trị phản động ở bên ngoài nước.

Thực tế, cơ quan Công an chúng ta đã bắt và khởi tố rất nhiều các chủ blog và các nhà báo có nội dung phản động như : Lê Nguyễn Hương Trà, chủ nhân blog “Cô gái Đồ Long” về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, Nguyễn Văn Hải chủ blogger Điếu Cày….. đó là con người lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để phát tán những bài viết có nội dung bôi nhọ Đảng, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân .

Biết rằng, mọi người sinh ra có quyền tự do ngôn luận nhưng hãy ngôn luận thể hiện một người có văn hóa, có sự hiểu biết chứ đừng suốt ngày viết ra những lời lẽ không phù hợp ở Đất nước này ta như thế, nào là xóa bỏ Điều 4 hiến pháp, phi chính trị hóa quận đôi, tam quyền phân lập… đó là những luận điệu phản động gì nữa. Các ông đừng lấy nào là Mỹ các nước phương Tây ra mà so sánh ở đây, bởi 1 lẽ đương nhiên là nó không phù hợp với việt nam.

Thiết nghĩ, chúng ta sống dưới mái nhà Việt nam, ăn cơm, gạo, hít không khí Đất nước Việt Nam, thì hãy cùng nhau xây dựng đất nước này giàu mạnh hơn, chứ đừng phát ngôn chủ quan, định kiến như thế.

Nguoiyeunuoc
Chia sẻ tin này :

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đóng góp ý kiến

 
Copyright © 2012. Quan Làm Báo - All Rights Reserved
Mọi đóng góp, ý kiến xin gởi đến quanlambao1@gmail.com