Mới mới
19:26
Chính phủ duyệt phương án giải cứu BĐS
Viết bởi Unknown on 12 tháng 1, 2013 | 19:26
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ban hành Nghị quyết 02/NQ-CP về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, xử lý nợ xấu, hỗ trợ thị trường. Trong đó, chủ yếu liên quan đến thị trường bất động sản.
Cụ thể, về vốn tín dụng, Thủ tướng yêu cầu các ngân hàng thương mại tiếp tục hạ mặt bằng lãi suất tín dụng phù hợp với mức giảm của lạm phát. Gia hạn thời hạn vay ngắn hạn bằng ngoại tệ đến hết 31/1/2013.
NHNN chỉ đạo các NHTM nhà nước dành một lượng vốn hợp lý (tối thiếu 3% tổng dư nợ) để cho các đối tượng thu nhập thấp, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang vay để thuê, thuê mua nhà ở xã hội và thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 với lãi suất thấp, kỳ hạn phù hợp với khả năng trả nợ.
Ngoài ra, cho vay đối với các doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội, doanh nghiệp chuyển đổi công năng của dự án đầu tư sang dự án nhà ở xã hội với lãi suất hợp lý và kỳ hạn trả nợ phù hợp với khả năng của khách hàng.
Dành 20 - 40 nghìn tỷ đồng thông qua tái cấp vốn với lãi suất hợp lý và thời hạn tối đa 10 năm tùy theo đối tượng sử dụng vốn vay để hỗ trợ các ngân hàng thương mại của Nhà nước phục vụ cho vay đối với các đối tượng nêu trên.
Quý 1 năm 2013 NHNN sẽ phối hợp với Bộ Xây dựng để ban hành, hướng dẫn quy chế cho vay đảm bảo hiệu quả, đúng mục đích.
Nhóm giải pháp về thuế nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm
Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, Chính phủ còn sử dụng một số biện pháp về thuế. Trong đó, giao Bộ Tài chính báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp vào giữa năm 2013. Trong đó, áp thuế suất 10% từ 1-7-2013 đối với thu nhập từ đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội
Giảm 50% số thuế giá trị gia tăng đầu ra từ ngày 1-7-2013 đến hết 30-6-2014 đối với hoạt động đầu tư kinh doanh nhà ở xã hội. Giảm 30% số thuế và nhà ở là căn hộ có diện tích sàn dưới 70 m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng/m2. Gia hạn 06 thàng thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, áp dụng thuế TNDN 20% từ 1/7/2013. Giảm 50% tiền thuê đất năm 2013, năm 2014 đối với đối tượng nộp theo Nghị định 121/2010?NĐ-CP ngày 30/12/2010. Đồng thời, cho chủ đầu tư dự án nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ thanh toán tiền bán hàng tối đa 24 tháng.
Nhóm giải pháp chuyển đổi công năng dự án
Cho phép chủ đầu tư dự án chuyển đổi các dự án nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội để cho thuê, thuê mua.
Rà soát tất các các dự án phát triển nhà ở để phân loại các dự án; hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản chủ động điều chỉnh hoạt động kinh doanh, tái cơ cấu doanh nghiệp cho phù hợp như giảm giá bán, cơ cấu sản phẩm...
Đồng thời, rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt quy hoạch, đặc biệt là giải quyết nhanh chóng thủ tục cho phép điều chỉnh cơ cấu dự án còn đang tồn kho, thi công dang dở; Cho phép chuyển dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội để cho thuê hoặc cho thuê mua cho các đối tượng chính sách.
Ngoài ra, Chính phủ sẽ xem xét ban hành Nghị quyết về tổ chức hoạt động của Công ty quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) để xử lý nợ xấu trong tháng 1/2013.
Tập trung hỗ trợ thị trường, giải quyết hàng tồn kho
Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện các biện pháp tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm. Phối hợp với Bộ Xây dựng và các địa phương tập trung xử lý các mặt hàng tồn kho cao, nhất là sắt thép, xi măng, vật liệu xây dựng.
Tận dụng mọi khả năng để tăng mức xuất khẩu trên tất cả các thị trường đã có cùng với việc đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường có sức mua lớn nhưng hiện còn chiếm tỷ trọng thấp; có biện pháp phù hợp để tăng cường thâm nhập các thị trường mới.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính đôn đốc các Bộ, cơ quan, địa phương phân bổ ngay vốn và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trong kế hoạch năm 2013, tập trung vào những dự án có sức lan toả lớn, những dự án thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới, nhà ở xã hội, ký túc xá học sinh, sinh viên,…
Theo VnMedia
23:02
Vạch mặt Quan làm báo - Kỳ 27: Khi chị Yến bảo kê gái mại dâm
Viết bởi Unknown on 10 tháng 1, 2013 | 23:02
Lâu lắm rồi mới mở lại trang Quan Làm Báo của chị em nhà họ Đặng xem có thông tin chửi bới ai mới không? Không ngờ lần này mở ra mới tá hỏa một điều, Đặng Thị Hoàng Yến không những chống phá chế độ, ủng hộ những người làm ăn… phá sản thì nay lại lên tiếng bảo kê cho gái đứng đường. Chị Yến đã điên cuồng chửi bới phóng viên của báo Giáo dục Việt Nam khi họ viết về gái mại dâm. Mà qua cái sự chửi bới của nghị Yến mới lộ ra một điều: không biết chị Yến có phải là gái mại dâm hay là má mì gì đó hay không mà lại đi chửi phóng viên khi họ viết về gái mại dâm?
01:54
"Xã hội hóa hoạt động Tư pháp và hòa nhập quốc tế"
Hội nghị toàn quốc ngành Tư Pháp năm 2013 là dấu mốc quan trọng của ngành Tư pháp trong tiến trình đồng hành với Đảng và Nhà nước trong nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Công tác Tư pháp ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng nhà nước Pháp quyền theo định hướng XHCN.
Hội nghị toàn quốc ngành Tư Pháp năm 2013 là dấu mốc quan trọng của ngành Tư pháp trong tiến trình đồng hành với Đảng và Nhà nước trong nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Công tác Tư pháp ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng nhà nước Pháp quyền theo định hướng XHCN.
16:40
Tái cơ cấu tập đoàn Cao su Việt Nam
Đề án này vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu bảo đảm Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam có cơ cấu hợp lý, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính là trồng, chăm sóc và chế biến cao su.
Đề án tái cơ cấu trong giai đoạn 2012 - 2015 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cũng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh; tích cực tham gia bảo đảm an sinh, xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.
16:35
Thủ tướng chỉ đạo tập trung bảo đảm an sinh xã hội
Tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác lao động, người có công và xã hội năm 2013 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức ngày 7/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu tập trung làm tốt hơn nữa công tác giảm nghèo...
Đầu cầu Hà Nội của Hội nghị trực tuyến triển khai công tác lao động, người có công và xã hội. |
19:07
“Chính phủ đã thể hiện quyết tâm cao nhất”
Viết bởi Unknown on 6 tháng 1, 2013 | 19:07
“Ngay từ những ngày đầu năm này, Chính phủ cũng đã thể hiện quyết tâm cao nhất trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch năm 2013, để góp phần tích cực vào việc thực hiện Kế hoạch 5 năm 2011 – 2015”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh nhận định.
Ông Cao Viết Sinh, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Năm 2012 là một năm khó khăn với nền kinh tế, nhưng có lẽ chúng ta cũng không vì thế mà không điểm lại những niềm tự hào của năm 2012, thưa ông?
Năm 2012, chúng ta thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức và kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường.
Tuy các kết quả đạt được của năm 2012 còn khá “khiêm tốn”, nhưng phải nhìn nhận rằng, nền kinh tế của chúng ta đã và đang trên đà chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả quan trọng trong kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; xuất khẩu tiếp tục đà tăng trưởng, nhập siêu giảm, các cân đối về tiền tệ, tín dụng, tài chính được kiểm soát, thị trường ngoại hối và tỷ giá ngoại tệ ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng...
Chẳng hạn về xuất khẩu, chúng ta cũng đạt được những kết quả đáng tự hào. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nên nhu cầu nhập khẩu của nhiều thị trường, đặc biệt là thị trường lớn và thị trường truyền thống giảm, giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực giảm hoặc không tăng so với cùng kỳ nhưng nhờ thực hiện quyết liệt và hiệu quả các giải pháp, chính sách hỗ trợ, khuyến khích xuất khẩu, nên tổng kim ngạch xuất khẩu của chúng ta năm 2012 ước đạt trên 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011, vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra là tăng 13%.
Hay cán cân thanh toán tổng thể dự báo thặng dư 8 tỷ USD, cải thiện đáng kể so với mức thâm hụt 3,1 tỷ USD của năm 2010 và cao hơn nhiều so với mức thặng dư 2,65 tỷ USD của năm 2011. Dự trữ ngoại hối cũng tăng nhanh, từ 10 tỷ USD lên 23 - 24 tỷ USD...
Nhưng những niềm tự hào này đều có mặt trái, chẳng hạn, lạm phát được kiềm chế có nguyên nhân của sức mua giảm mạnh, nền kinh tế suy kiệt; hay với xuất khẩu chủ yếu là dựa vào khu vực FDI...
Đúng là như vậy. Nhưng như với nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, chúng ta còn nhớ là năm 2011, lạm phát tăng ở mức rất cao, có thời điểm lên tới hơn 18%. Nếu ngay từ đầu năm 2012, Chính phủ không thực hiện kịp thời, đồng bộ các giải pháp, chính sách về tiền tệ và tài khóa, tăng cường công tác quản lý điều hành và bình ổn giá cả thị trường thì kết quả kiềm chế lạm phát của chúng ta cả năm qua không đạt được con số tích cực như vậy.
Mặt khác, chúng ta tự hào về những gì đạt được nhưng không vì thế mà không nhận ra những mặt hạn chế, yếu kém của ngay chính những kết quả này.
Với xuất nhập khẩu, chúng tôi vẫn luôn nhận định rằng, việc giảm mạnh tốc độ kim ngạch nhập khẩu trong năm 2012 chủ yếu do giảm nhu cầu vật tư, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và đầu tư và điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất hàng xuất khẩu cũng như tăng trưởng kinh tế trong năm tới.
Với tăng trưởng kinh tế và phát triển ngành, lĩnh vực, sản xuất công nghiệp tuy có chuyển biến nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Chỉ số sản xuất công nghiệp cả năm 2012 chỉ tăng 4,8% so với năm 2011, thấp hơn nhiều so với kế hoạch đề ra là tăng 8,5%.
Ngành xây dựng cũng gặp nhiều khó khăn do nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước giảm, huy động vốn vay từ các tổ chức tín dụng và nguồn vốn khác còn hạn chế, thị trường bất động sản trầm lắng, đóng băng trong thời gian dài...
Nhìn cả mặt được và chưa được, chúng ta có thể tự hào nhưng kèm theo đó là sự thận trọng, nhưng trên hết, chúng ta phải vững tâm bước vào thực hiện các nhiệm vụ của năm 2013 một cách tốt nhất.
Hiện có nhiều người dự cảm rằng năm 2013, nền kinh tế Việt Nam sẽ khó có chuyển biến tích cực hơn năm 2012. Còn dự cảm của ông như thế nào?
Tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2013 mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng được dự báo chung là sẽ khả quan hơn so với năm 2012. Đối với tình hình trong nước, chúng ta có những thuận lợi quan trọng: lạm phát cơ bản đã được kiềm chế; sản xuất công nghiệp đã từng bước phục hồi cuối năm 2012, có điều kiện phát triển ổn định và tăng trưởng cao hơn trong năm 2013.
Tuy nhiên, năm 2013 kinh tế nước ta còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: kinh tế vĩ mô chưa thật sự ổn định, áp lực lạm phát cao vẫn còn khá lớn; phát triển thị trường trong nước còn gặp nhiều khó khăn do sức mua yếu, việc mở rộng xuất khẩu phải đối mặt với xu hướng bảo hộ mậu dịch gia tăng và sự cạnh tranh gay gắt của các nước xuất khẩu khác.
Bên cạnh đó, xu hướng toàn cầu hoá đang ngày càng được đẩy nhanh, đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng chủ động điều chỉnh cơ cấu kinh tế để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh. Ngoài ra, những rủi ro do thiên tai, dịch bệnh cũng là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và ổn định đời sống nhân dân...
Nhưng tôi cho rằng, khi Chính phủ có nhiều giải pháp cụ thể, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt và quyết tâm thực hiện từ trên xuống dưới thì năm 2013, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Ngay từ những ngày đầu năm, Chính phủ cũng đã thể hiện quyết tâm cao nhất trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch năm 2013, để góp phần tích cực vào việc thực hiện Kế hoạch 5 năm 2011 - 2015.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)