Breaking news:

Mới mới

Ba kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2013

Viết bởi Unknown on 7 tháng 12, 2012 | 00:51

Theo nhóm nghiên cứu, cần có giải pháp nhằm khắc phục tình trạng đình đốn sản xuất của các doanh nghiệp như thực hiện chính sách miễn giảm thuế, phí…, hỗ trợ và thúc đẩy tiêu dùng nội địa.
Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa đưa ra ba kịch bản kinh tế Việt Nam cho năm 2013, dựa trên những phân tích bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới.

Trong đó, kịch bản tăng trưởng thấp (kịch bản 1) nhận định tăng trưởng kinh tế thế giới đạt mức 2,8%, khi đó vốn đầu tư phát triển Việt Nam dự báo sẽ tăng 5,5%; kịch bản 2 nhận định tăng trưởng kinh tế thế giới đạt 3,3%, khi đó vốn đầu tư phát triển tăng 11%; kịch bản tăng trưởng cao (kịch bản 3) nhận định tăng trưởng kinh tế thế giới đạt 3,6%, khi đó vốn đầu tư phát triển tăng 15%.

Vạch mặt Quan làm báo - Kỳ 20: Lại tỏ cái sự dốt và ngu si!

Viết bởi Unknown on 5 tháng 12, 2012 | 19:44


Hình ảnh đăng trên Vnexpress cho thấy sau khi cắt cáp tàu Bình Minh 02, tàu Hải giám Trung Quốc tăng tốc bỏ chạy, ngày 26/5/2011

Ngày 5/12/2012, Quan Làm Báo của chị em nhà họ Đặng lại có bài khơi lại chuyện cũ: “ĐẾCH TIN CÁC ÔNG THÊM CHÚT NÀO ĐƯỢC NỮA !”. Đọc bài viết này mới thấy rằng, chị em họ Đặng tỏ rõ sự nôn nóng và dùng đòn tâm lý chiến với chủ đề Biển Đông để "kích trong giục ngoài" và càng cho thấy, việc thành lập công ty truyền thông Việt Nam với cái Đài truyền hình SG news (VBC), trang thông tin điện tử,...đều chỉ nhằm mục đích pi-a cho chiến dịch đưa hai chị em bà mua phiếu để lọt chân vào Quốc hội Việt Nam, chứ thực ra, nghiệp vụ báo chí chỉ thuộc loại thông tấn xã hè phố không hơn không kém!

Vạch mặt Quan làm báo - Kỳ 19: Dã tâm hòng loại bỏ chế độ Cộng sản

Thám tử Cò tại Mẽo tiếp theo dấu vết của cựu Nghị sĩ Đặng Thị Hoàng Yến và phát hiện thêm những dã tâm của thị khi tích cực móc nối các thành phần trong nước và ngoại bang nhằm thực hiện dã tâm của đàn bàn: Hòng dẹp bỏ chế độ cộng sản, tạo dựng đế chế mới tại Việt Nam mà trong đó thị là người đại diện cho nhóm lợi ích mới, đồng thời trả được oán thù cho những ai đã loại trừ mưu đồ chính trị của thị ở Việt Nam và tạo quyền lực cho gia đình họ Đặng! 

Công ty của ông Đặng Thành Tâm thay Tổng giám đốc

Diễn biến giá cổ phiếu SGT trong 3 tháng qua - Nguồn: HOSE.
Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel, mã SGT-HOSE) công bố thông tin về việc thay đổi Tổng giám đốc.
Theo đó, Hội đồng Quản trị Saigontel, với ông Đặng Thành Tâm là Chủ tịch, đã họp và đồng ý cho ông Nguyễn Đồng thôi chức Tổng giám đốc để nhận nhiệm vụ khác.

Quyết tâm loại bỏ nhóm lợi ích!

Viết bởi Unknown on 4 tháng 12, 2012 | 18:03

Thủ tướng tại cuộc tiếp xúc cử tri. Ảnh: Chinhphu.vn.
Thẳng thắn, cởi mở trong trao đổi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rất đồng tình với các cử tri khi chia sẻ quan điểm về lợi ích nhóm. Thủ tướng nhấn mạnh phải kiên quyết loại bỏ lợi ích nhóm ra khỏi đời sống xã hội.
 

Vạch mặt Quan làm báo - Kỳ 18: Bịt mắt bắt dê !

Viết bởi Unknown on 3 tháng 12, 2012 | 02:18


Quan Làm báo của chị em nhà họ Đặng (Đặng Thị Hoàng Yến và Đặng Thành Tâm) ngày 3-12 đã cho đăng bài “CƯỚP ĐÊM LÀ GIẶC, CƯỚP NGÀY LÀ ... X?” để bao che, bên vực cho những người đã làm lũng đoạn ngân hàng. Ai cũng biết vì sao chị em nhà họ Đặng lại dùng từ ám chỉ “X”.Một lần nữa, Quan Làm báo dùng chiêu bịp "quơ đũa cả nắm" để "bịt mắt bắt dê" cho những ai mù thông tin, bôi nhọ, triệt hạ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tiếp tục bảo vệ con cờ cuối cùng của nhà họ Đặng, tức Đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm (nick name mới: Tâm râu dê).

Không thể xuyên tạc về quyền của dân trong xây dựng Hiến pháp

Viết bởi Unknown on 2 tháng 12, 2012 | 21:13

Với 100% số đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội khóa XIII vừa thông qua Nghị quyết về việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Nghị quyết đã nhấn mạnh việc lấy ý kiến nhân dân nhằm mục đích phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân và tạo sự đồng thuận của nhân dân trong việc xây dựng Hiến pháp để Hiến pháp thể hiện được ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Thế nhưng trên một số diễn đàn vẫn còn có những tiếng nói lạc lõng cho rằng “việc lấy ý kiến nhân dân chỉ là hình thức” và “Đảng Cộng sản Việt Nam đã độc đoán sửa đổi Hiến pháp”…

'Không để xảy ra đổ vỡ ngân hàng có hệ thống'

Trong cuộc trả lời phỏng vấn dành riêng cho Bloomberg hôm 28/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố lạm phát năm tới sẽ xuống 6%, dòng vốn nước ngoài tăng mạnh trở lại, hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp lành mạnh hơn sau tái cấu trúc.
 
Buổi phỏng vấn của hãng tin Bloomberg với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng diễn ra chỉ gần một tuần sau khi Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII bế mạc vào tuần trước. Trong kỳ họp này, Quốc hội đã quyết định tăng lương tối thiểu từ 1/7/2013, nâng mức khởi điểm chịu thuế TNCN lên 9 triệu đồng, đặt mục tiêu tăng GDP 5,5%, lạm phát 8% và tăng cường xử lý tiêu cực ngân hàng.

Trong buổi phỏng vấn này, Thủ tướng đã trao đổi với Bloomberg về rất nhiều vấn đề. Trong đó nổi bật là kiềm chế lạm phát năm tới, tăng thu hút đầu tư nước ngoài, cải tổ doanh nghiệp nhà nước, thanh lọc hệ thống ngân hàng với chi phí thấp nhất, tránh để xảy ra đổ vỡ có hệ thống.

Thủ tướng cho biết: "Lạm phát 2012 sẽ vào khoảng 7% và năm tới, chúng tôi sẽ kiểm soát tốt hơn để đưa con số này về 6%". Giá tiêu dùng tăng chậm lại cũng sẽ giảm nguy cơ lao động Việt Nam đình công.

Theo Thủ tướng, đầu tư nước ngoài hai năm tới sẽ tăng mạnh khi Việt Nam cải tổ doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu ngân hàng. Những lo ngại tăng trưởng đã chạm trần sau một phần tư thế kỷ mở cửa nền kinh tế và các nhà hoạch định chính sách đang vật lộn với nợ xấu đã khiến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm 21% trong năm nay. 
 
 Thủ tướng cam kết đưa lạm phát năm tới về 6%. Ảnh: Bloomberg
 
Peter Ryder, Giám đốc quỹ đầu tư Indochina Capital tại Hà Nội cho biết việc kiềm chế lạm phát sẽ "giúp cải thiện đáng kể hình ảnh của Việt Nam". Ông nhận định: "Rõ ràng là việc lạm phát gần 20% tại hai trong số bốn năm qua đã khiến nhiều người đặt câu hỏi về trình độ quản lý kinh tế của chính phủ".

Việt Nam có lạm phát cao nhất châu Á với 18% tháng 12/2011 so với cùng kỳ. Tuy nhiên, CPI tháng 11/2012 chỉ tăng 7,1%. Lần cuối cùng mức tăng này dưới 6% là vào năm 2003, theo dữ liệu của Bloomberg.

Thủ tướng cho biết Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,5% năm tới, cao hơn mục tiêu 5,2% năm 2012, mức thấp nhất trong vòng 13 năm qua.

Việc Việt Nam thắt chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát và nợ xấu tăng cao dã khiến tăng trưởng chậm lại từ mức trung bình 7% sau công cuộc "Đổi mới" năm 1986. Theo một báo cáo hồi tháng 1 của Trường Harvard Kennedy, các ngân hàng quốc doanh Việt Nam thường xuyên chịu áp lực cho vay các công ty nhà nước.

Ngày 13/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình thông báo trước Quốc hội tỷ lệ nợ xấu tính đến 30/9 là 8,82%. Thống đốc dự định giảm tỷ lệ này xuống dưới 3% năm 2015 và bày tỏ quyết tâm chống lại lợi ích nhóm ngân hàng.

Jonathan Pincus - nhà kinh tế của Trường Harvard Kennedy tại TP HCM cho biết: "Nếu chính phủ thanh lọc hệ thống ngân hàng đúng cách và kiềm chế các doanh nghiệp nhà nước, chúng tôi cho rằng kiểm soát lạm phát là điều trong tầm tay, dù tăng trưởng có thể vẫn còn chậm".

Chứng khoán Việt Nam cũng ảm đạm trong năm vừa qua khi khủng hoảng ngân hàng ngày càng sâu rộng. VN-Index giảm 0,6% trong giai đoạn này, trong khi chỉ số MSCI Châu Á - Thái Bình Dương lại tăng 9,8%.

Chính phủ phải đối mặt với rất nhiều chỉ trích trong nước về việc quản lý kinh tế. Thậm chí, một đại biểu Quốc hội còn cho rằng nên hướng tới "văn hóa từ chức".

Trong một văn bản trả lời cho Bloomberg sau buổi phỏng vấn, Thủ tướng cho biết: "Việt Nam kiên quyết tái cấu trúc ngân hàng với chi phí thấp nhất có thể, và sẽ không để xảy ra sụp đổ mang tính hệ thống".

Trên thực tế, kể cả khi tình hình tài chính gặp khó khăn, các ngân hàng nước ngoài vẫn tăng cường hiện diện tại đây. HSBC, Standard Chartered, Mizuho Financial và ANZ đều đã mua cổ phần tại các nhà băng Việt Nam hoặc mở chi nhánh tại nhiều quốc gia Đông Nam Á khác.

Việt Nam coi tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước là một trong những trọng tâm từ nay cho đến năm 2015. Chính phủ cũng cam kết đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các công ty nhà nước như Công ty Thông tin Di động Việt Nam (thương hiệu MobiFone) và Vietnam Airlines.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: "Chúng tôi khuyến khích các công ty nhà nước cổ phần hóa và niêm yết cả trong nước lẫn quốc tế". Theo ông, ổn định nền kinh tế sẽ làm tăng đầu tư nước ngoài trong hai năm tới. Thủ tướng cũng tuyên bố: "Chúng tôi nhiệt liệt chào đón các công ty nước ngoài đầu tư và tham gia vào quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, kể cả ngân hàng".

Các nhà hoạch định chính sách đang cải cách hệ thống thuế và quy định mới về đất đai nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Trọng tâm là tìm ra những công ty có "các dự án giá trị gia tăng lớn và sử dụng công nghệ cao".

Intel, Samsung Electronics và Jabil Circuit là những công ty đã đặt nhà máy và đang mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Xuất khẩu điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác đã tăng 91% trong 10 tháng đầu năm lên 16 tỷ USD. Đây cũng là nguồn doanh thu xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Việc này cũng làm tăng dự trữ ngoại hối của Việt Nam. Theo Thủ tướng, số ngoại tệ này sẽ tương đương 12 tuần nhập khẩu vào cuối năm nay, cao hơn mức dự báo 11 tuần hồi tháng 10 trước Quốc hội.

Thủ tướng cho biết: "Các công ty nước ngoài đang kinh doanh rất tốt tại Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của họ đã tăng 30% trong 11 tháng đầu năm, chiếm khoảng hai phần ba tổng kim ngạch".

Theo các nhà phân tích tại Daiwa Capital Markets Hong Kong, Việt Nam là sự lựa chọn chính đối với các công ty muốn chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á. Sun Mingchun, nhà kinh tế trưởng khu vực Trung Quốc tại Daiwa cho biết cùng với Campuchia, Việt Nam là "một trong những ứng cử viên hàng đầu thay thế Trung Quốc làm công xưởng cho các hãng dệt may và thời trang giá rẻ, do chi phí nhân công thấp".
 
Thùy Linh (VNE)
 
Copyright © 2012. Quan Làm Báo - All Rights Reserved
Mọi đóng góp, ý kiến xin gởi đến quanlambao1@gmail.com