Mới mới
22:08
Còn ông Đặng Thành Tâm là nguồn tin cấp cao được Mỹ bảo vệ, chuyên cung cấp thông tin về Bộ Chính Trị, Đảng cộng sản Việt Nam, các lãnh đạo Việt Nam… cho Mỹ. Có lẽ vì thế mà họ tha hồ tung các bài viết chống đối Thủ tướng Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và những người ủng hộ ông lên Quan làm báo và dùng chiêu này để gây mất uy tín, gây chia rẽ nội bộ, tạo nên cuộc nội chiến ở thời điểm Hội nghị trung ương 6 vừa qua. Đặc biệt, hiện nay chị em nhà họ Đặng đang còn gánh khoảng nợ lên đến 500 triệu USD (tương đương khoảng 10.000 tỷ đồng) và có nguy cơ không trả nổi nợ. Con số nợ này do ông Tâm xác nhận bên lề Quốc hội nhưng tế nó lớn hơn nhiều.
Vạch mặt Quan làm báo - Kỳ 16: Oán thù Thủ tướng
Viết bởi Unknown on 10 tháng 11, 2012 | 22:08
Còn ông Đặng Thành Tâm là nguồn tin cấp cao được Mỹ bảo vệ, chuyên cung cấp thông tin về Bộ Chính Trị, Đảng cộng sản Việt Nam, các lãnh đạo Việt Nam… cho Mỹ. Có lẽ vì thế mà họ tha hồ tung các bài viết chống đối Thủ tướng Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và những người ủng hộ ông lên Quan làm báo và dùng chiêu này để gây mất uy tín, gây chia rẽ nội bộ, tạo nên cuộc nội chiến ở thời điểm Hội nghị trung ương 6 vừa qua. Đặc biệt, hiện nay chị em nhà họ Đặng đang còn gánh khoảng nợ lên đến 500 triệu USD (tương đương khoảng 10.000 tỷ đồng) và có nguy cơ không trả nổi nợ. Con số nợ này do ông Tâm xác nhận bên lề Quốc hội nhưng tế nó lớn hơn nhiều.
21:22
Trang mạng quanlambao.blogspot.com ngày 9/10 có bài viết “5 THÁNG VỚI BAO SÓNG GIÓ, QUAN LÀM BÁO ĐÃ LÀM ĐƯỢC...” để nói về 7 việc mà từ ngày trang mạng này hình thành đã làm được. Đọc vào ai cũng biết đây là chiêu tái diễn kiểu “tự sướng” kể lại công trạng của trang này với các hành vi chống phá, gây chia rẽ nội bộ nước Việt Nam. Đồng thời, xâm hại đến uy tính danh dự của cá nhân, gia đình người đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và những bậc lão thành, đương nhiệm trong ngành an ninh như tướng Nguyễn Văn Hưởng, Tô Lâm, Tư Liêm, Phạm Qúy Ngọ cùng những người đứng đầu trong ngành ngân hàng….
Vạch mặt Quan làm báo - Kỳ 15: Lại "tự sướng"
Trang mạng quanlambao.blogspot.com ngày 9/10 có bài viết “5 THÁNG VỚI BAO SÓNG GIÓ, QUAN LÀM BÁO ĐÃ LÀM ĐƯỢC...” để nói về 7 việc mà từ ngày trang mạng này hình thành đã làm được. Đọc vào ai cũng biết đây là chiêu tái diễn kiểu “tự sướng” kể lại công trạng của trang này với các hành vi chống phá, gây chia rẽ nội bộ nước Việt Nam. Đồng thời, xâm hại đến uy tính danh dự của cá nhân, gia đình người đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và những bậc lão thành, đương nhiệm trong ngành an ninh như tướng Nguyễn Văn Hưởng, Tô Lâm, Tư Liêm, Phạm Qúy Ngọ cùng những người đứng đầu trong ngành ngân hàng….
00:47
Mr.Đàm viết thư xin lỗi vì hôn môi nhà sư
Mr Đàm hôn nhà sư, bức ảnh gây xôn xao trong thời gian qua. |
Cách đây vài ngày, hình ảnh Đàm Vĩnh Hưng hôn môi sư thầy thay lời cảm ơn đã đấu giá cao chai rượu trong một chương trình từ thiện đã nhanh chóng thành một tiêu đề bàn tán xôn xao cho cộng đồng mạng. Đứng trước vụ việc này, Đàm Vĩnh Hưng đã chọn cho mình cách im lặng để mọi chuyện có thể từ từ bị quên lãng. Tuy nhiên sự việc đã đi xa hơn với những gì anh dự tính và hôm nay 9/11, Đàm Vĩnh Hưng đã viết một bức thư tay nhằm giải thích cũng như lên tiếng về sự cố không mong muốn lần này của mình.
17:21
Petrolimex lỗ, lương công ty mẹ 20,96 triệu đồng
Viết bởi Unknown on 8 tháng 11, 2012 | 17:21
Tổng Kiểm toán Nhà nước vừa có văn bản trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về kết quả kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp đầu mối.
Kết quả kiểm toán cũng cho thấy, dù bị lỗ nhưng lương bình quân tại công ty mẹ của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) lên tới 20,96 triệu đồng/người/tháng.
Nhãn:
Mới mới,
Tài chính - Chứng khoán,
Tin Tức
23:10
Đời sống ngành ngân hàng hai tuần nay lại “sống trong xáo trộn”. Câu chuyện về ông Đặng Văn Thành chính thức rời khỏi chiếc ghế Chủ tịch Sacombank một vị trí mà ông này đã nắm giữ từ năm 1995 chưa kịp lắng xuống, ngày 6-11, thị trường lại ồn lên bởi thông tin sau 3 tháng thử thách vị trí Phó tổng giám đốc ngân hàng SHB sau sáp nhập, bà Bùi Thị Mai, nguyên tổng giám đốc Habubank vừa bị giáng chức và thuyên chuyển sang bộ phận thu hồi nợ.
Ngân hàng và chu kỳ đào thải
Đời sống ngành ngân hàng hai tuần nay lại “sống trong xáo trộn”. Câu chuyện về ông Đặng Văn Thành chính thức rời khỏi chiếc ghế Chủ tịch Sacombank một vị trí mà ông này đã nắm giữ từ năm 1995 chưa kịp lắng xuống, ngày 6-11, thị trường lại ồn lên bởi thông tin sau 3 tháng thử thách vị trí Phó tổng giám đốc ngân hàng SHB sau sáp nhập, bà Bùi Thị Mai, nguyên tổng giám đốc Habubank vừa bị giáng chức và thuyên chuyển sang bộ phận thu hồi nợ.
Nhãn:
Doanh nhân,
Tài chính - Chứng khoán,
Tin Tức
18:50
QH thông qua Nghị quyết phát triển KT-XH 2013
Với trên 90% phiếu thuận, đầu phiên họp sáng 8/11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2013.
17:07
Gần 8.000 tỉ nợ xấu được các ngân hàng tự xử
Theo thông tin Ngân hàng Nhà nước vừa công bố, một phần nợ xấu đã được xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro, tốc độ tăng nợ xấu của hệ thống đã có chiều hướng chậm lại.
Nhãn:
Mới mới,
Tài chính - Chứng khoán,
Tin Tức
17:05
Nhiều ngân hàng báo cáo không trung thực lãi - lỗ
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình vừa ký văn bản báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội khóa XIII về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ hai (tháng 11-2011) và thứ ba (tháng 6-2012).
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình |
Nhãn:
Mới mới,
Tài chính - Chứng khoán,
Tin Tức
16:57
Cổ phiếu ngân hàng: Thăng trầm cùng đại gia
Hơn một tuần trở lại đây, nhóm cổ phiếu ngân hàng tại hai sàn Hose và Hastc đột nhiên giao dịch mạnh với khối lượng chuyển nhượng lớn, nhất là tại một vài ngân hàng dự báo có thể sẽ có “biến”.
00:51
Hé lộ số tiền "khủng" giao dịch thỏa thuận cổ phiếu Sacombank
Số dư chứng khoán thỏa thuận mua và bán lại cổ phiếu đến 30/9/2012 của Sacombank là 600,976 tỷ đồng. Ngày 30/8/2012, ngân hàng đã ban hành công văn ngưng triển khai sản phẩm mua bán cổ phiếu có kỳ hạn.
Kết quả thanh tra của NHNN đối với Sacombank chưa được công bố do phải thanh tra các công ty con. |
00:42
Obama và kế hoạch "giải cứu" kinh tế Mỹ trong nhiệm kỳ 2
Vượt qua đối thủ của đảng Cộng Hòa, tổng thống Mỹ Barack Obama đã tái đắc cử nhiệm kỳ 2 với chiến thắng áp đảo. Điều này cho thấy kế hoạch giải cứu kinh tế Mỹ trong 4 năm tới đã được cử tri Mỹ ủng hộ.
Theo thống kê của Bloomberg, tính đến 13 giờ 30 (giờ Việt Nam), ông Obama đã giành được tới 303 phiếu đại cử tri, vượt đối thủ Mitt Romney tới 100 phiếu để tái đắc cử chức tổng thống Mỹ. Dù vậy nhiệm vụ phía trước của ông là rất nặng nề, đặc biệt là việc khôi phục nền kinh tế Mỹ.
Nhãn:
Mới mới,
Tài chính - Chứng khoán,
Tin Quốc tế,
Tin Tức
00:37
Điểm danh các sếp Ngân hàng bị sao "quả tạ" chiếu năm 2012
Năm 2012 có thế xem là năm "đại hạn" của các sếp ngân hàng khi gần 10 nhân vật lớn trong ngành này phải “làm việc với cơ quan điều tra”, có người bị khởi tố nhưng cho tại ngoại và có người cũng đã bắt tạm giam.
Nhãn:
Doanh nhân,
Tài chính - Chứng khoán,
Tin Tức
20:11
Giá vàng “bùng nổ” do bầu cử Tổng thống Mỹ
Viết bởi Unknown on 6 tháng 11, 2012 | 20:11
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất 7 tuần do dự đoán Mỹ sẽ tiếp tục đưa biện pháp kích thích kinh tế cho dù ai chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Giá vàng trong nước cũng “leo thang” khi tăng 500.000 đồng/lượng so với chốt phiên chiều qua.
Nhãn:
Mới mới,
Tài chính - Chứng khoán,
Tin Tức
20:06
Masan Consumer tiếp tục tăng vốn sau khi thâu tóm Vinacafé Biên Hòa
Với việc bỏ ra xấp xỉ 100 tỷ đồng, Hàng tiêu dùng Masan đã nâng tỷ lệ vốn sở hữu ở Vinacafé Biên Hòa lên 52,62% vốn điều lệ. Tuy nhiên,mặc dù VCF liên tục giảm giá, song Masan Consumer chỉ thực hiện 63% khối lượng cổ phiếu đăng ký mua.
17:12
Không thể để ông Đặng Thành Tâm làm "ảo thuật gia"
Hình ảnh ông Tâm trở lại Quốc hội một cách đầy diễu cợt |
Ông
Đặng Thành Tâm từng công bố bên lề tại Kỳ họp Quốc hội XIII vừa rồi về số nợ của
gia ông và người chị Đặng Thị Hoàng Yến lên đến 500 triệu USD (tương đương khoảng
10.000 tỷ đồng). Số tiền này nếu ngân hàng cho vay thì mỗi ngày lãi lên đến hơn
3 tỷ đồng. Và nếu tính theo tháng thì lên đến hơn 90 tỷ đồng… Không thể để ông
Tâm và bà Yến cứ ôm cục nợ như thế mãi khi mà hàng nghìn cán bộ công chức của
chúng ta đang phải sống với đồng lương ít ỏi, công nhân thì bữa đói, bữa no. Cần
phải có biện pháp xử lý nghiêm ông Tâm và bà Yến, buộc họ phải trả nợ. Hiện
nay, không ai biết được đến khi nào chị em gia đình họ Đặng mới trả hết số nợ
trên. Hay là tìm cách để cuối cùng chơi chiêu bài… “chuồn”.
02:52
Phát hiện nhiều vụ nhập sách giảng dạy vi phạm "Chủ quyền biển đảo"
Chi cục hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết, phát hiện nhiều doanh nghiệp khi nhập khẩu văn hóa phẩm có hình ảnh, nội dung vi phạm về “chủ quyền biển đảo của Việt Nam”.
Nội dung sách nhập lậu. |
Nghiêm trọng hơn là những ấn bản, xuất bản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam để sử dụng trong các chương trình giảng dạy, học tập. Cụ thể, cuối tháng 10 vừa qua, đội Thủ tục hàng hóa nhập khẩu thuộc Chi cục này đã lập biên bản vi phạm để xử lý 2 doanh nghiệp liên quan đến hành vi nói trên.
Đó là Công ty TNHH Song Lân Bảo (35 Nguyễn Phi Khanh, quận 1, TPHCM), nhập khẩu 108 cuốn sách “Tiếng Hoa dễ học” – bài tập 2 giáo khoa tiếng Hoa có in bản đồ đường lưỡi bò, vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Công ty TNHH Trường quốc tế Úc Sài Gòn (36 Thảo Điền, phường Thảo Điền, quận 2, TPHCM), nhập khẩu 94 cuốn sách có tiêu đề “Stage 4 World” và “Stage 4 Global geogrphy”, trong đó có một số trang in các bản đồ vùng biển Đông của Việt Nam nhưng được ghi thành South China Sea (tức là “Biển Nam Trung Quốc), vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Phía Chi cục đã niêm phong tạm giữ toàn bộ tang vật để xử lý theo quy định.
Đó là Công ty TNHH Song Lân Bảo (35 Nguyễn Phi Khanh, quận 1, TPHCM), nhập khẩu 108 cuốn sách “Tiếng Hoa dễ học” – bài tập 2 giáo khoa tiếng Hoa có in bản đồ đường lưỡi bò, vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Công ty TNHH Trường quốc tế Úc Sài Gòn (36 Thảo Điền, phường Thảo Điền, quận 2, TPHCM), nhập khẩu 94 cuốn sách có tiêu đề “Stage 4 World” và “Stage 4 Global geogrphy”, trong đó có một số trang in các bản đồ vùng biển Đông của Việt Nam nhưng được ghi thành South China Sea (tức là “Biển Nam Trung Quốc), vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Phía Chi cục đã niêm phong tạm giữ toàn bộ tang vật để xử lý theo quy định.
Theo Tiền phong online
02:42
"Cuộc chiến" mới bắt đầu
Trong cuộc trao đổi cởi mở, thẳng thắn với Đại Đoàn Kết về công tác phòng chống tham nhũng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký UBTƯMTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim cho rằng, thời gian vừa qua, nhân dân trên cả nước hoan nghênh Bộ Chính trị nhận nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng cũng như trách nhiệm của Tổng Bí thư. Nhưng đây không chỉ là nhiệm vụ của riêng Đảng mà của cả hệ thống chính trị. Cuộc chiến chống tham nhũng, bây giờ, mới thực sự bắt đầu. Quốc hội nên thành lập cơ quan chuyên trách chống tham nhũng. | |
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký UBTU MTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim
Ảnh: Hoàng Long
Tham nhũng ngày càng tinh vi
Thưa Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký (PCTKTTK), nguy cơ tham nhũng đã được Đảng và Nhà nước nhìn nhận, Hội nghị Trung ương 4, 5 cũng như trên diễn đàn Quốc hội cuối tuần qua đều khẳng định tham nhũng tràn lan, nghiêm trọng, đang đặt ra những thách thức lớn cho Việt Nam?
Phó Chủ tịch Vũ Trọng Kim: Mặc dù Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể rất quan tâm và nỗ lực trong vấn đề phòng chống tham nhũng, nhưng phải thừa nhận rằng, lâu nay, chúng ta vẫn chưa ngăn chặn, đẩy lùi được tệ nạn này. Bởi hình thức của tham nhũng ngày càng tinh vi với những biểu hiện độc quyền, bưng bít thông tin và thiếu sự giải trình công khai minh bạch, đồng thời lại diễn ra trong phạm vi rộng ở nhiều cấp, nhiều ngành nên việc tổ chức vận động, thực hiện cuộc đấu tranh này chưa đúng tầm.
Một trong những công cụ phòng ngừa tham nhũng hữu hiệu là giám sát và phản biện xã hội. Việc này vốn là nhiệm vụ quan trọng của MTTQ, nhưng chúng ta không thể phủ nhận nhiệm vụ này vẫn còn "nói nhiều làm ít”?
MTTQ là cơ quan đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân nhưng khi Mặt trận muốn yêu cầu các cơ quan tổ chức trả lời kiến nghị, đề xuất của Mặt trận, sự phúc đáp lại rất thấp, đạt khoảng hơn 30%. Thấp như vậy, việc giải quyết được bao nhiêu? Ngay cả Văn phòng Chủ tịch nước khi yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan trả lời về những đơn thư, vấn đề tham nhũng cũng chỉ nhận được 50% phản hồi. Vậy, công khai, minh bạch ở đâu, như thế nào khi chúng ta không đặt ra trong dự thảo sửa đổi Luật Phòng chống tham nhũng những chế tài xử lý?
Luật Phòng chống tham nhũng ra đời đã bảy năm nhưng chưa bao giờ đặt vấn đề kiểm soát tài sản, kiểm soát thu nhập trong khi việc minh bạch công khai tài sản, thu nhập vẫn chỉ thực hiện một cách hình thức, chưa thực chất. Quan điểm của PCTKTTK về vấn đề này như thế nào?
Minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ công chức như vừa rồi chúng ta làm chỉ là kê khai lấy lệ qua loa. Đây cũng là việc dung túng cho tham nhũng, lãng phí. Tại sao chúng ta chỉ kê khai cho vợ chồng công chức đó, còn con cái, cha mẹ, anh chị em của họ dễ dàng đứng tên khai hộ tài sản. Kê khai xong lại cất vào ngăn kéo, không ai biết. Như thế kê khai để làm gì? Tôi mong rằng, tới đây chúng ta cần mở rộng đối tượng cán bộ công chức kê khai tài sản thu nhập, phải có chế tài cụ thể hơn để theo dõi giám sát.
Trách nhiệm chính trị - chỗ ẩn náu của nhiều quan chức
Chống tham nhũng là lĩnh vực nhạy cảm, động chạm nhiều sẽ làm mọi người né tránh nhất là trong khu vực công quyền. Cán bộ dưới quyền e ngại, e dè trong tố cáo tham nhũng với thủ trưởng lãnh đạo cơ quan, phải chăng trong quy định xử lý trách nhiệm người đứng đầu có những điểm không rõ ràng, thưa Phó Chủ tịch?
Trách nhiệm của người đứng đầu khi xảy ra tham nhũng cần quy định rõ phải chịu hình thức kỷ luật, hoặc truy cứu trách nhiệm trước pháp luật. Vì anh quản lý, làm lãnh đạo mà không ngăn chặn được, hoặc có ngăn chặn mà không hiệu quả, để xảy ra tham nhũng lãng phí anh phải liên đới chịu trách nhiệm.
Thưa, Phó Chủ tịch đang nói tới trách nhiệm chính trị của người đứng đầu?
Đúng vậy, nhưng vẫn có nhiều trách nhiệm thuộc về hành chính. Người đứng đầu chịu trách nhiệm về các quyết định hành chính và kể cả không ra quyết định hành chính để cho hậu quả tham nhũng xảy ra, rõ ràng, anh phải chịu trách nhiệm hành chính chứ không phải lấy trách nhiệm chính trị để thay nhiều trách nhiệm khác, thậm chí cả trách nhiệm hình sự. Nếu chúng ta không làm rõ vấn đề này thì nhiều năm qua, trách nhiệm chính trị chính là chỗ ẩn náu, né tránh của nhiều quan chức.
Có một thực tế, hiện người dân muốn thực hiện quyền tố cáo, nhưng không phải ai cũng dám làm, quan điểm của PCTKTTK như thế nào về vấn đề bảo vệ người tố cáo?
Đây là sự thật và điều này khiến cho xã hội đang rơi vào tình trạng mặc kệ, "đèn nhà ai nhà nấy rạng”, làm nảy sinh những tư tưởng bi quan, hữu khuynh tiêu cực. Chống tham nhũng mà dân không quan tâm, dân quay lưng lại, đó là một thất bại. Trong Luật Hình sự cũng như trong Luật Phòng chống tham nhũng, đều cho rằng, người tố cáo và người bị tố cáo đều có trách nhiệm như nhau, theo tôi là không nên. Nếu người tố cáo trong hoàn cảnh đưa hối lộ, sau đó thức tỉnh, tố giác thì họ phải được giảm nhẹ hoặc miễn trừ trách nhiệm. Làm rõ vấn đề này người tố cáo chắc chắn sẽ mạnh dạn hơn.
Để góp phần chống tiêu cực, tham nhũng trong cán bộ công chức, Chính phủ đã thực hiện một số giải pháp chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ công chức, viên chức có liên quan đến quản lý ngân sách, tài sản nhà nước, PCTKTTK nhận xét gì về quá trình này?
Về vấn đề này, ngay trong Luật Phòng chống tham nhũng tôi thấy chưa rõ ràng, còn lòng vòng. Chính vì vậy vừa qua chúng ta đã không thực hiện được việc luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác. Theo tôi, cán bộ công chức trong diện chuyển đổi này cần mang tính liên thông liên ngành. Một anh kế toán từ cơ quan A được chuyển sang cơ quan B, từ địa phương này sang địa phương khác, từ cấp dưới lên cấp trên, và ngược lại. Bộ Nội vụ phải chịu trách nhiệm về thống kê, thông báo kế hoạch luân chuyển đối với những cán bộ này. Như thế mới có kế hoạch chung về luân chuyển hoán đổi vị trí cho nhau và không phải chỉ làm cục bộ trong một cơ quan đơn vị.
Cần mở rộng cơ chế để Mặt trận và các tổ chức nhân dân tham gia giám sát
Trong thời gian qua, người dân rất bất bình trước những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, thiếu gương mẫu của một bộ phận người có chức vụ cao, nhưng lại "không nắm được thông tin” về việc này. Chúng ta không thể phủ nhận rằng vẫn có những "vùng cấm” trong cung cấp thông tin cho người dân, thưa PCTKTTK?
Báo chí và các tổ chức của nhân dân là một kênh phản ánh của nhân dân. Quyền yêu cầu cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí cần được đáp ứng. Nhưng tôi thấy có những sự can thiệp không cần thiết, vì có Luật Báo chí rồi. Tới đây chúng ta không nên đặt ra những "vùng cấm” những việc cần thông tin cho nhân dân giám sát thì lại cho rằng "bí mật”, nên để cho các nhà báo nêu lên sự thật, giải tỏa những đòi hỏi, tâm lý cần có thông tin của nhân dân. Đây chính là một hình thức để nhân dân giám sát kiểm tra thông qua việc cung cấp thông tin cho báo chí và cho các tổ chức nhân dân.
Hiện nay trong các cơ quan đơn vị đều có tổ chức thanh tra nhân dân, chăm lo việc chống tiêu cực lãng phí, thực hành tiết kiệm. Để vai trò thanh tra nhân dân đạt hiệu quả hơn, theo Phó Chủ tịch, các cơ quan này cần phải làm những gì?
Luật Phòng chống tham nhũng cần có những quy định các tổ chức chuyên trách về chống tham nhũng. Các cơ quan phải rà soát lại tổ chức này, đồng thời sửa đổi bổ sung chức năng nhiệm vụ, bố trí cán bộ có năng lực, phẩm chất. Đặc biệt là Ủy ban Kiểm tra Đảng, Ủy ban Kiểm tra của các tổ chức chính trị xã hội nên kiện toàn, không chờ đại hội mới làm. Đồng thời cần biểu dương công khai kết quả xây dựng đội ngũ chuyên trách để mọi người cùng theo dõi, ủng hộ và góp ý.
Tuy nhiên cũng có những vụ tham nhũng được phát hiện do người ngoài. Vì vậy, cần mở rộng cơ chế để Mặt trận và các tổ chức nhân dân tham gia giám sát việc này. Khi cần thiết những tổ chức này có thể tổ chức những đoàn giám sát độc lập. Quốc hội, Hội đồng Nhân dân nên mở hòm thư, địa chỉ cho người dân phản ánh. Hàng tháng nên công bố, công khai nhưng thư tố cáo đúng, thư tố cáo sai để thấy rằng sự tham gia đóng góp của nhân dân thực sự cần thiết.
Quốc hội phải có chứng cứ độc lập
Cuối tuần qua, Quốc hội "nóng” hơn khi bàn về công tác phòng, chống tham nhũng, cũng như những sửa đổi, bổ sung về Luật Phòng chống tham nhũng. Với tư cách là một đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch có kiến nghị gì?
Theo tôi, Luật cần quy định bổ sung chức năng nhiệm vụ chống tham nhũng cho cơ quan kiểm toán để phục vụ một cách hiệu quả cho chức năng giám sát của Quốc hội. Đồng thời với vấn đề này, cần thành lập mới cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ điều tra độc lập về chống tham nhũng của Quốc hội. Hai cơ quan này do UBTV Quốc Hội chỉ đạo, điều hành. Chính phủ cũng có những văn bản sau khi luật mới ra đời nhằm hướng dẫn thực hiện, đặc biệt phân công cho từng ngành từng thành viên chính phủ làm gì, trách nhiệm đến đâu. Mặt trận và các tổ chức nhân dân cũng phải được phân công, nhận trách nhiệm cụ thể, đặc biệt thực hiện tập hợp ý kiến nhân dân phản ánh phòng chống tham nhũng, thực hiện giám sát và phản biện xã hội từ trung ương đến địa phương.
Thưa Phó Chủ tịch, Hội nghị Trung ương 5 đã đưa ra quyết sách mạnh mẽ là thay đổi cách tổ chức bộ máy phòng chống tham nhũng, cụ thể là Ðảng trực tiếp nắm giữ thẩm quyền chỉ đạo, điều hành bộ máy này. Với một quyết sách như vậy, người dân có thể trông đợi gì ở kết quả phòng chống tham nhũng?
Theo tôi, điều này rất cần thiết. Đó là cơ quan đề ra chiến lược, sách lược cho từng giai đoạn, thời kỳ chống tham nhũng. Đó là cơ quan thực hiện phân công phân cấp trách nhiệm cho các cơ quan trong hệ thống chính trị, giải quyết những phần việc vụ án cụ thể và yêu cầu báo cáo. Nhưng không phải đến đó là xong mà cả hệ thống chính trị phải vào cuộc. Đặc biệt, Quốc hội cũng phải có những chứng cứ độc lập, làm cơ sở để phát huy quyền giám sát tối cao, phản biện lại những vụ việc mà các cơ quan cung cấp, buộc đúng tội người có tội và gỡ tội cho người bị vu oan.
Xin trân trọng cảm ơn Phó Chủ tịch!
|
Nhãn:
Bài chọn lọc,
Mới mới,
Ý kiến - Dư luận
23:50
Đơn từ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị của ông Thành vừa được ngân hàng chấp thuận, sau khi đã thôi chức Chủ tịch, vì lý do cá nhân và sức khỏe.
Ồng Đặng Văn Thành rời hẳn Sacombank
Viết bởi Unknown on 5 tháng 11, 2012 | 23:50
ông Đặng Văn Thành |
22:47
Thành Thành Công: Sở hữu chéo và sự hậu thuẫn từ Sacombank
Trong những năm gần đây, Thành Thành Công của “nữ hoàng mía đường” Huỳnh Bích Ngọc đã thực hiện rất nhiều thương vụ M&A nhằm gia tăng sở hữu tại các doanh nghiệp mía đường cũng như một số doanh nghiệp thuộc các ngành khác.
Thông tin cập nhật ...."gia đình Sacom" | "Gia đình Sacom" được về nhà | Gia đình Sacom thoái vốn để làm gì? | So gân cú sốc "bầu Kiên vs Thành Sacom", dự báo thị trường? | Vì sao "gia đình Sacom" bị bắt | Quanlambao111 thông tin vụ bắt gia đình Sacom đầu tiên | Sẽ hợp nhất Sacombank và Eximbank! | "Gia đình Sacom" thoái vốn để làm gì? | Thư từ nhiệm của ông Thành viết từ đâu? | Ai đang nhảy vào Sacombank và Eximbank?
Thương vụ lớn gần đây nhất là việc các công ty thành viên của Thành Thành Công mua lại quyền chi phối đối với CTCP Điện Gia Lai(GEC), qua đó gián tiếp nắm CTCP Mía đường Nhiệt điện Gia Lai (SEC) cùng một số công ty thủy điện nhỏ khác tại miền Trung.
21:24
Tranh chấp biển đảo giữa Nhật
Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đang gây đe dọa đến ổn định tài chính tại
Đông Á, và cùng với nó là cả nền kinh tế toàn cầu.
Hệ lụy của sự kéo dài tranh chấp biển đảo
Đâu
là mối đe dọa ngắn hạn lớn nhất đối với nền kinh tế thế giới? Hai câu
trả lời rõ ràng nhất là cuộc khủng hoảng nợ công chưa hồi kết tại châu
Âu và thời kỳ khắc khổ đang tới gần tại "hòn đá tảng tài chính" Mỹ.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng trên hết các nguy cơ ấy chính là tình thế
nan giải xung quanh các tranh chấp lãnh thổ đối với một số hòn đảo nhỏ
tại Đông Á.
Tâm điểm của các cuộc tranh chấp này nằm
ở ba nền kinh tế lớn trong khu vực: Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Bắc Kinh và Tokyo mâu thuẫn về chủ quyền quần đảo Senkaku (Trung Quốc
gọi là Điếu Ngư) và quan trọng hơn là trữ lượng dầu khí tiềm năng xung
quanh vùng biển này. Trong khi đó, Nhật Bản cũng có tranh chấp tương tự
với Hàn Quốc xung quanh quần đảo Takeshima (hay Dokdo theo tiếng Hàn
Quốc), nơi cũng có trữ lượng năng lượng lớn.
Mặc dù tranh chấp đối với các vùng lãnh
thổ này đã tồn tại từ mấy chục năm nay, nhưng căng thẳng trong khu vực
gần đây mới tăng nhiệt khi tất cả các bên cùng ra sức thực thi các tuyên
bố sở hữu và các nhà lãnh đạo lợi dụng cuộc tranh chấp để tạo đòn bẩy
cho mình trong hoạt động chính trị. Điều này đặt ra mối quan ngại về
triển vọng ổn định chiến lược - và kinh tế - trong khu vực.
Nguy cơ bất ổn tại Đông Á không phải mới
mẻ gì. Từ đầu những năm 1990, khi chiến tranh lạnh bắt đầu lui vào sử
sách, một số chuyên gia quan hệ quốc tế đã bày tỏ lo ngại rằng Đông Á sẽ
trở nên giống với châu Âu của đầu thế kỷ 20 - một khu vực đa cực với
một cường quốc trỗi dậy gây đe dọa (trong trường hợp này là Trung
Quốc), và các thể chế khu vực yếu.
Tuy nhiên, đến cuối thập niên đó, triển
vọng ổn định và hợp tác khu vực vẫn đang còn cao. Hầu hết các tiến bộ
đạt được diễn ra trên mặt trận tài chính. Sau khi cuộc khủng hoảng tài
chính 1997 quét qua toàn bộ khu vực, cả ba quốc gia lớn và khối 10 quốc
gia nhỏ hơn tại Đông Nam Á đều có chung nhận thức là Đông Á cần một mạng
lưới an toàn tài chính.
Năm 2010, hệ thống kênh tín dụng khẩn
cấp giữa các ngân hàng trung ương được khai sinh và từ đó đã phát triển
thành một quỹ ngoại hối khu vực với quy mô 240 tỷ USD. Thương mại giữa
các quốc gia trong khu vực tăng lên đáng kể.
Gần đây hơn, ngay sau khủng hoảng tài
chính toàn cầu 2008, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã nâng cấp các
kênh tín dụng khẩn cấp hiện có giữa các ngân hàng trung ương với nhau.
Và chỉ vừa năm ngoái, Trung Quốc và Nhật bản đã thống nhất bắt đầu thực
hiện các giao dịch thương mại bằng nội tệ của nhau nhằm thúc đẩy trao
đổi thương mại giữa hai nền kinh tế.
Các tranh chấp biển đảo đang đe dọa cản
trở tất cả những thành tựu đạt được. Ba sự kiện gần đây thể hiện rõ các
căng thẳng lãnh thổ đang lan sang lĩnh vực kinh tế.
Đầu tiên, sự cuồng nhiệt của chủ nghĩa
dân tộc ở Trung Quốc đã dẫn tới cuộc tẩy chay hàng hóa Nhật Bản, khiến
cho doanh số xe hơi Nhật Bản tại Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 9. Các
hãng xe hơi lớn của Nhật cho biết họ sẽ rút các hoạt động sản xuất khỏi
Trung Quốc. Tính chung xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc đã giảm
14% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm trước, theo thống kê sơ bộ của Bộ
Tài chính Nhật Bản.
Vụ việc thứ hai gây căng thẳng diễn ra
đầu tháng này khi Nhật Bản và Hàn Quốc chấm dứt hiệu lực 57 tỷ USD mở
rộng của một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ giữa hai ngân hàng trung ương -
mà thực chất là một kênh tín dụng khẩn cấp. Hai nước phủ nhận những vấn
đề lãnh thổ đã dẫn tới việc chấm dứt hiệu lực này, nhưng lý do đưa ra
rất thiếu thuyết phục. Nguy cơ đối với ổn định tài chính toàn cầu cũng
đang lớn dần, mang đến một bầu không khí mà những thỏa thỏa thuận như
trên có giá trị hết sức quan trọng.
Thứ ba, Trung Quốc quyết định không cử
đại diện tham gia hội nghị thương niên của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vào
đầu tháng này. Lý do? Tokyo là chủ nhà đăng cai tổ chức sự kiện.
Những dấu hiệu khác cũng đáng lo ngại.
Sản lượng xe hơi của Nhật Bản bán sang Hàn Quốc cũng đang có xu hướng
giảm. Trong khi đó, nhiều khách du lịch Trung Quốc trước đây từng dự
định tới tham quan Nhật Bản thì nay chuyển sang lựa chọn những điểm đến
mới.
Thời điểm xảy ra cả ba sự kiện này không thể tồi tệ hơn cho nền kinh tế toàn cầu.
Trong báo cáo tháng 10 về Triển vọng
kinh tế thế giới, IMF đã cảnh báo, nguy cơ suy giảm nghiêm trọng trên
toàn cầu đang ở mức đáng báo động". Đông Á vẫn là khu vực quan trọng
nhất cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu kể từ năm 2008. Khi mà những khó
khăn kinh tế tại Mỹ và châu Âu nhiều khả năng sẽ còn tiếp diễn cho tới
năm sau, thì hoạt động kinh tế của Đông Á càng trở nên quan trọng đối
với nền kinh tế toàn cầu hơn bao giờ hết.
Cho tới nay, Mỹ chủ yếu vẫn tỏ thái độ
trung lập cho dù khi tranh chấp gia tăng. Chính quyền Mỹ tới đây - dù là
thuộc đảng nào - cũng nên giải quyết các vấn đề kinh tế và lãnh thổ
bằng cách công khai thúc và quyết liệt thúc đẩy một giải pháp quốc tế
cho các cuộc khủng hoảng.
Các sự kiện gần đây, đặc biệt là việc
Trung Quốc tập trận quân sự trên biển Hoa Đông, rõ ràng cho thấy rằng
chính phủ Mỹ không thể coi đó đơn thuần là một vấn đề khu vực. Trong khi
các cuộc đàm phán giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo chưa có dấu
hiệu kết thúc sớm, sự can dự của Mỹ có thể tạo cơ hội cho cả ba nước có
những bước đi cần thiết nhằm hạ nhiệt tình hình và sưởi ấm nền kinh tế
toàn cầu đang trong cơn lạnh cóng.
ĐÌNH NGÂN (TUẦN VIỆT NAM) / CSMONITOR
Nhãn:
Biển đảo,
Mới mới,
Ý kiến - Dư luận
21:13
Kinh tế cuối năm đang chuyển biến tích cực
Từ những nổ lực của Chính phủ, kinh tế cuối năm đang chuyển hướng tích cực với sự lạc quan hồi phục và phát triển. Tính chung 10 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt
93,45 tỷ USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước; tổng kim ngạch nhập khẩu ước
đạt trên 93,8 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực dịch vụ cũng
theo đà phát triển tốt, trong 10 tháng đầu năm, tổng mức lưu chuyển hàng hóa
bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 17,1% so với cùng kỳ năm
2011; khách quốc tế đến Việt Nam tăng 11,2%....
19:44
Ông Đặng Văn Thành vẫn là thành viên HĐQT Sacombank
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong cuối ngày hôm qua, 5-11, ông Phạm Hữu Phú – tân Chủ tịch Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cho biết ông Đặng Văn Thành vẫn là thành viên HĐQT, mặc dù trước đó ông Thành đã có đơn từ nhiệm chức danh này kể từ ngày 5-11.
17:29
Bớt “bật tường”, tổng tài sản nhiều ngân hàng giảm mạnh!
Vốn đã bớt “bật tường” qua lại. Hay như cách nói của một chuyên gia là đã bớt đi những “động tác giả” trong việc mở rộng quy mô tổng tài sản. |
Trong bóng đá, bật tường tạo nên đường bóng nhanh. Trong ngân hàng, “bật tường” vốn từng là cách tạo nên tốc độ cao cho tổng tài sản. Nay bị hạn chế, một sự sụt giảm là đương nhiên.
Ngân hàng Nhà nước vừa cập nhật thống kê một số chỉ tiêu cơ bản về tình hình hoạt động hệ thống. Thay đổi đáng chú ý nhất trong tháng 9/2012 là quy mô tổng tài sản các nhà băng đã giảm đáng kể, đặc biệt ở khối ngân hàng thương mại cổ phần.
17:06
Ai đang nhảy vào Sacombank, Eximbank?
Cuối cùng cái gì đến cũng đã đến. Sacombank đã có chủ tịch mới, ông Phạm Hữu Phú - người đại diện cho phần vốn của Eximbank tại ngân hàng này, thay cho ông Đặng Văn Thành người đã gây dựng và phát triển Sacombank trong gần 20 năm qua.
Thông tin cập nhật ...."gia đình Sacom" | "Gia đình Sacom" được về nhà | Gia đình Sacom thoái vốn để làm gì? | So gân cú sốc "bầu Kiên vs Thành Sacom", dự báo thị trường? | Vì sao "gia đình Sacom" bị bắt | Quanlambao111 thông tin vụ bắt gia đình Sacom đầu tiên | Sẽ hợp nhất Sacombank và Eximbank! | "Gia đình Sacom" thoái vốn để làm gì? | Thư từ nhiệm của ông Thành viết từ đâu?
Mặc dù vậy, hiện tượng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu STB lớn đột biến trong tháng 10 vừa qua vẫn còn là 1 điều bí ẩn và đang khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: Liệu lại có ai đang nhảy vào Ngân hàng Sacombank? Ai sẽ ngồi vào chiếc ghế thành viên mà ông Thành vừa bỏ trống lại? Hay đây chỉ là vòng quay thứ 2 của một vụ thâu tóm?
16:41
Sẽ hợp nhất Sacombank và Eximbank!
Đó là thông tin mà ông Phạm Hữu Phú, tân Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, STB) đã đưa ra trong cuộc trao đổi với báo Đầu tư chứng khoán.
Theo kết quả vừa công bố, kết thúc 10 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của Sacombank đạt 2.259 tỉ đồng, đạt 66% kế hoạch năm. Liệu STB có kịp hoàn thành kế hoạch lợi nhuận khi chỉ còn 2 tháng nữa?
01:38
Thư từ nhiệm của ông Thành được viết ở đâu?
Thư viết tay từ nhiệm của ông Thành |
Trên Lao động online và Tiền phong online có đăng bức thư từ nhiệm chức danh thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) Sacombank. Trông cách viết thư của cựu Chủ tịch ngân hàng này, khiến người ta nghĩ có phần hơi vội vã và giống như cảnh ép buộc phải làm...Vậy lá thư này viết từ đâu và trong bối cảnh nào?
00:25
Cả EVN và Petro Vietnam đều có mặt trong dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2013, được gửi xin ý kiến Quốc hội...
Kiểm toán 6 tập đoàn, 4 ngân hàng năm 2013
Đã giảm hai tập đoàn so với dự kiến trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ở phiên họp tháng 9/2012, song Kiểm toán Nhà nước cũng đã tiếp thu đề nghị đưa Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vào kế hoạch năm 2013 của Ủy ban Tài chính - Ngân sách.
00:14
Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh có ý kiến chỉ đạo về việc thu, chi tiền lãi dầu khí của Petro Vietnam...
Buộc Petro Vietnam nộp ngân sách 10.000 tỷ đồng
Chính phủ kiến nghị, từ năm 2013 tới, khoản 50% lãi để lại sẽ giao cho Petro Vietnam quản lý, sử dụng mà không phải ghi vào ngân sách như hiện nay.
Nhãn:
Tin nóng,
Ý kiến - Dư luận
23:28
Không "tô hồng", "bôi đen" bức tranh kinh tế
Viết bởi Unknown on 4 tháng 11, 2012 | 23:28
Tuần qua, trong lúc các đại biểu Quốc hội đang xem xét, thảo luận các báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2012 và kế hoạch năm 2013, trên internet xuất hiện một số bài bình luận của những người được giới thiệu là “chuyên gia kinh tế” cho rằng, báo cáo của Chính phủ đã được “tô hồng” và họ đã đưa ra một số nhận định, đánh giá không đúng với thực tế đang diễn ra hòng bôi đen bức tranh kinh tế của Việt Nam, gây hoang mang, hoài nghi trong một bộ phận nhân dân, kích động người dân mua vàng, ngoại tệ gửi ra nước ngoài…
20:14
Tiếp tục cập nhật ...."gia đình Sacom"
Biệt thự gia đình Sacom trên đường Khuông Việt, mấy ngày qua là tâm điểm của báo chí |
[Tin sốt dẻo] : Như thông tin chúng tôi đã đưa, gia đình ông Thành , gồm: vợ chồng ông Thành và hai con Hồng Anh, Ức My đã được cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an thay đổi biện pháp ngăn chặn, cho tại ngoại cấm đi khỏi nơi cư trú.
17:36
Áp lực quá lớn, đại gia thi nhau lâm bệnh trọng
Đang trong bối cảnh nước sôi lửa bỏng, doanh nghiệp đối diện muôn vàn khó khăn, một số đại gia như Đặng Thành Tâm, Phạm Thị Diệu Hiền,… bỗng dưng đổ bệnh trọng.
Nhãn:
Bài chọn lọc,
Doanh nhân,
Mới mới,
Xả hơi
17:33
KienLong Bank thay Tổng giám đốc
Ông Phạm Khắc Khoan và ông Trương Hoàng Lương |
Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long (KienLong Bank) vừa thông báo thay đổi Tổng giám đốc.
Cụ thể, căn cứ phiên họp ngày 30/10/2012, sau khi xem xét kế hoạch phát triển kinh doanh giai đoạn 2013- 2015, Hội đồng Quản trị KienLong Bank đã thống nhất phân công ông Trương Hoàng Lương - Tổng giám đốc, giữ chức vụ Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Quản trị.
Bên cạnh đó, Hội đồng Quản trị KienLong Bank cũng bổ nhiệm ông Phạm Khắc Khoan, Phó tổng giám đốc, đảm nhận chức vụ quyền Tổng giám đốc. Ông Khoan nhận nhiệm vụ mới kể từ ngày 4/11/2012, trong khi chờ chuẩn y của Ngân hàng Nhà nước.
Được biết, ông Trương Hoàng Lương, sinh năm 1962, là tiến sĩ kinh tế chuyên ngành tài chính ngân hàng thuộc Trường Đại học kinh tế - TP. HCM. Ông là thành viên sáng lập, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc KienLong Bank từ khi thành lập đến nay và đã có hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Trong khi đó, ông Phạm Khắc Khoan, sinh năm 1960, là thạc sĩ kinh tế đối ngoại, tốt nghiệp tại Liên bang Nga. Ông vào Ngân hàng Kiên Long từ tháng 4/2008 với chức danh Phó tổng giám đốc. Trước đó, ông đã công tác 26 năm tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).
Tính đến 31/10/2012, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng Kiên Long đạt 438 tỉ đồng, đạt 82,64% kế hoạch năm. Hiện KienLong Bank có 96 chi nhánh và phòng giao dịch hoạt động trong cả nước.
Nguồn: vneconomy
Nhãn:
Doanh nhân,
Tin nóng
07:10
Cập nhật "Gia đình Sacom" được về nhà
Theo nguồn tin của chúng tôi, chiều hôm qua lúc 16h00 cô Đặng Huỳnh Ức My - con gái ông Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh (SBT) đã được Cơ quan Điều tra cho tại ngoại.
Và tiếp đó hồi 19h00 cùng ngày ông Đặng Văn Thành - Chủ tịch Sacombank (STB, Ngân hàng cổ phần thương mại Sài gòn Thương tín), Bà Huỳnh Bích Ngọc - vợ ông Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Thành Công và ông Đặng Hồng Anh - con trai ông Thành, Chủ tịch HĐQT Sacomreal (SCR), Ủy viên HĐQT Sacombank cũng đã được thay đổi biện pháp ngăn chặn và đã có mặt tại nhà riêng.
Tuổi Trẻ sáng nay (5/11), cũng thông tin xác nhận nguyên chủ tịch HĐQT Sacombank đã về nhà. Báo này dẫn lời ông ông Phạm Hữu Phú, Chủ tịch hội đồng
quản trị (HĐQT) Sacombank, xác nhận thông tin ông Đặng Văn Thành, nguyên
chủ tịch HĐQT Sacombank - và ông Đặng Hồng Anh, phó chủ tịch HĐQT, đã
được về nhà sau thời gian làm việc với cơ quan điều tra.
Chiều 4/11, Tuổi Trẻ đã liên lạc được với ông Thành, tuy nhiên ông Thành cho biết đang có khách nên chưa thể trả lời các câu hỏi của Tuổi Trẻ.
Chủ tịch HĐQT Sacombank Phạm Hữu Phú cũng cho biết ngày
5-11, HĐQT Sacombank sẽ họp thông qua đơn từ nhiệm chức danh thành viên
HĐQT của ông Đặng Văn Thành.
Ông Đặng Hồng Anh sẽ được mời đến NH dự họp HĐQT.
Nguồn tin cho biết, phía Cơ quan Điều tra đã thay đổi biện pháp ngăn chặn với các bị can nói trên nhằm trấn an thị trường tài chính đang chuyển biến với những động thái hết sức xấu trong ngày hôm qua 3/11/2012 là: Cổ phiếu ngân hàng đồng loạt mất giá, thị trường mất 1,2 tỷ USD trong 01 ngày . Mà người ta cho rằng trong sáng hôm nay (5/11) sẽ có xu hướng còn xấu hơn rất nhiều, mặc dù Ngân hàng nhà nước đã chuẩn bị một số nội tệ lên tới 28 ngàn tỷ VND để đối phó với sự hoang mang của người gửi tiền tại các chi nhánh ngân hàng Sacombank.
Tuy nhiên từ vụ này, theo các chuyên gia nhận định, là một trong nhưng động thái đầu tiên của việc chỉnh đốn trong các doanh nghiệp tài chính của Ngân hàng nhà nước sau HNTƯ 6 kết thúc. Những việc tương tự như thế này sẽ xảy ra trong thời gian tới. Họ khuyên những ai còn nắm giữ các cổ phiếu hay giấy tờ có giá của các Ngân hàng nên giữ lại và mua vào, vì tới đây sau việc chỉnh đốn và sát nhập các ngân hàng sẽ là việc Chính phủ cho phép bán các doanh nghiệp ngân hàng cho nước ngoài.