Breaking news:
Trang chủ » , , , , » Vạch mặt Quan làm báo - Kỳ 16: Oán thù Thủ tướng

Vạch mặt Quan làm báo - Kỳ 16: Oán thù Thủ tướng

Viết bởi Unknown on 10 tháng 11, 2012 | 22:08


Vì không được Thủ tướng kí tín chấp bảo lãnh cho ngân hàng Standard Chartered bank giải ngân 1 tỷ USD cho dự án Cảng nước sâu trung chuyển Nam Du, cộng việc bị đuổi ra khỏi Quốc hội nên Đặng Thị Hoàng Yến đã thề quậy nát đất nước và "đánh" Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải 

Còn ông Đặng Thành Tâm là nguồn tin cấp cao được Mỹ bảo vệ, chuyên cung cấp thông tin về Bộ Chính Trị, Đảng cộng sản Việt Nam, các lãnh đạo Việt Nam… cho Mỹ. Có lẽ vì thế mà họ tha hồ tung các bài viết chống đối Thủ tướng Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và những người ủng hộ ông lên Quan làm báo và dùng chiêu này để gây mất uy tín, gây chia rẽ nội bộ, tạo nên cuộc nội chiến ở thời điểm Hội nghị trung ương 6 vừa qua. Đặc biệt, hiện nay chị em nhà họ Đặng đang còn gánh khoảng nợ lên đến 500 triệu USD (tương đương khoảng 10.000 tỷ đồng) và có nguy cơ không trả nổi nợ. Con số nợ này do ông Tâm xác nhận bên lề Quốc hội nhưng tế nó lớn hơn nhiều. 

Vì nợ nên, chị em nhà bà Yến lập ra các dự án ảo để thu hút nguồn FDI và cả việc vay ngân hàng nhưng không nhận được sự ủng hộ của Chính phủ. Điển hình là dự án cảng biển nước sâu trung chuyển Nam Du.

Ở thời điểm tháng 7/2010, báo chí trong nước ồ ạt loan tin kiểu PR cho dự án này, kiểu như: Tập đoàn Tân Tạo vừa ký kết hợp đồng tư vấn kỹ thuật cho Dự án Cảng trung chuyển nước sâu Nam Du với Công ty Royal Haskoning Việt Nam (RHV).

Bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Tân Tạo, đại diện Tập đoàn Tân Tạo và ông Martijn Coopman, Giám đốc Cảng và Hàng Hải Công ty Royal Haskoning Việt Nam (RHV- thuộc Tập đoàn Royal Haskoning của Hà Lan) đã chính thức ký kết hợp đồng tư vấn kỹ thuật cho Dự án Cảng trung chuyển nước sâu Nam Du.

Cảng trung chuyển nước sâu đặt tại quần đảo Nam Du với vốn đầu tư dự kiến khoảng 800 triệu USD sẽ được xây dựng nhằm đảm nhận vai trò trung chuyển than cho Trung tâm điện lực Kiên Lương và các nhà máy điện đang được đầu tư xây dựng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Đây cũng là dự án đầu tư xây dựng cảng nước sâu đầu tiên tại khu vực này. Sau khi hoàn thành, Cảng trung chuyển nước sâu Nam Du sẽ thành địa điểm trung chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng như trở thành cảng cửa ngõ đến các nước ASEAN của Việt Nam.

Dự án  được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 với tổng vốn đầu tư khoảng 600 triệu USD trong thời gian 2010-2013 với công suất thông qua là 12 triệu tấn than/năm và 5 triệu tấn hàng tổng hợp/năm, đủ khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải lên tới 80.000 DWT.

Giai đoạn  2 dự kiến bắt đầu tư 2014 và kết thúc vào năm 2020 sẽ nâng công suất hàng qua cảng lên tới 50 triệu tấn than/năm và 12 triệu tấn hàng tổng hợp/năm. Khả năng tiếp nhận tàu của Cảng giai đoạn này là 150.000 – 200.000 DWT.

Sau đó 2 dự án này tiếp tục được pr như pháo “các đối tác của ITA Group trong dự án gồm Công ty Black & Veatch (Mỹ) chuyên tư vấn cho các dự án điện và nước trên thế giới, Công ty FHDI (1 trong 50 công ty hàng đầu thế giới về cảng biển) và Công ty tư vấn xây dựng điện 2 (PECC 2)

ITA Group sẽ đầu tư 6,7 tỉ đô la Mỹ vào Trung tâm nhiệt điện và 1 tỉ đô la Mỹ vào cảng trung chuyển nước sâu tại quần đảo Nam Du để làm cảng cung cấp than cho Trung tâm nhiệt điện. Theo kế hoạch, nhà máy sẽ khởi công vào năm 2009 và hoàn thành năm 2013”.

Mặc dù đã được Thủ tướng thuận chủ trương bảo lãnh tài chính cho dự án điện Kiên Lương nhưng đến nay dự án vẫn dẫm chân tại chỗ và đang đối phó vài đơn kiện đòi nợ của các nhà thầu thi công. Còn dự án Nam Du vẫn là trên giấy bởi ITA Group của bà Yến không thể tìm được nguồn vốn vay. Trước đó, bà ta đã vận động được ngân hàng Standard Chartered bảo lãnh tín chấp cho giải ngân 1 tỷ USD với điều kiện Thủ tướng ký tín chấp. Dù là đứa con có liên quan lợi ích về năng lượng phục vụ cho dự án điện Phú Quốc và bán qua Campuchia nhưng ITA Group vẫn là công ty tư nhân thì làm sao Thủ tướng dám tín chấp để bảo lãnh?

Thế là bà Yến tung chiêu cũ lobby Thủ tướng bằng cách mời gọi các nhà đầu tư kéo về Kiên Giang để hợp kêu gọi đầu tư các dự án tại nơi này. Nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn không chấp thuận. Yến là dùng các quan hệ VIP cấp cao để tác động đường vòng qua Bộ Công nghiệp và Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải. Vì ông Hải được phân công của Thủ tướng quản lý về điện và năng lượng.

Song tất cả đều nhận sự lắc đầu. Standard Chartered cũng thăm dò “cửa trên” cùng với một vài tài phiệt khác định nhảy vào dự án nhiệt điện này nhưng biết rất khó nuốt đành vẫy tay “say good bye” Đặng Thị Hoàng Yến. Kể từ đấy Yến nuôi trong lòng hận luôn hai đồng chí Nguyễn Tấn Dũng và Hoàng Trung Hải. Và, điều dễ thấy nổi hận của đàn bà được thể hiện trên Quan làm báo như thế nào khi liên tục bà Yến cho tung chưởng các bài viết “hài tội” hai đồng chí này. Đồng thời, “quy hoạch” luôn người thay thế Thủ tướng, theo chỉ đạo của liêm với người đứng đầu ẩn danh là “cụ Phê” mà thám tử Cò đã vạch rõ trong loạt điều tra mà chúng tôi đăng ở các kỳ 11 đến 14 trước đây.

Rất may cho Thủ tướng khi ông đã sáng suốt khi không ký tín chấp bảo lãnh cho vay 1 tỷ USD cho dự án Nam Du và cũng có thế hệ thống tình báo đã báo cáo về  hoạt động của Standard Chartered  đã hậu thuẫn cho Iran và các tổ khủng bố.  

Báo chí nước ngoài (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2012/08/120807_standard_chartered_allegations.shtml) vào tháng 8/2012 đồng loạt thông tin,  Sở giám sát Dịch vụ Tài chính New York (DFS) nói rằng ngân hàng Standard Chartered  có trụ sở chính tại Anh rửa tiền tới 250 tỷ đôla (161 tỷ bảng Anh) trong vòng gần một thập niên. Cơ quan này nói Standard Chartered đã giấu các giao dịch cho "các định chế tài chính của Iran" bị Hoa Kỳ khống chế bằng chế tài kinh tế.

DFS nói Standard Chartered đã ém đi 60 ngàn giao dịch bí mật.

Mặc dù ngân hàng này đã bác bỏ cáo buộc và nói rằng họ "mạnh mẽ bác bỏ lập trường này hoặc cách lột tả dữ kiện mà DFS đưa ra". Nhưng Cơ quan giám sát của Hoa Kỳ đã gián nhãn "định chế làm bừa" với Standard Chartered và ra lệnh cho ngân hàng này "giải thích các vi phạm luật" từ năm 2001 tới 2010. Ngân hàng này cũng bị dọa tước giấy phép kinh doanh ngân hàng tại Mỹ.

Những cáo buộc đưa ra là qui mô hơn vụ việc dính líu tới HSBC, vốn bị Thượng viện Hoa Kỳ gần đây cáo buộc đã không ngăn chặn được giao dịch rửa tiền từ các nước trên toàn cầu trong đó có Mexico và Iran.

DFS nói họ cũng đã phát hiện bằng chứng liên quan tới những kế hoạch kinh doanh tương tự với các nước khác bị thanh trừng như Libya, Miến Điện và Sudan.

DFS nói "Cuộc điều tra thêm về các vấn đề này đang tiếp diễn". Họ nói cuộc điều tra kéo dài chín tháng, thông qua việc rà soát hơn 30.000 trang tài liệu, trong đó có cả email nội bộ của Standard Chartered Bank (SCB) cho thấy rằng ngân hàng này đã gặt hái "hàng trăm triệu đôla phí giao dịch".

Nếu Standard Chartered Bank lại nhảy vào dự án Nam Du thì không biết tổ chức khủng bố nào được lập nhằm phục vụ cho kế hoạch “Chấn” của nhóm Đặng Thị Hoàng Yến? 

Thực tế thì sao? Việc Quan làm báo chống đối bêu xấu Thủ tướng Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và những người ủng hộ ông có hiệu quả không hay là họ làm vậy để họ tự thỏa mãn với chính mình? 

Trong 10 tháng đầu năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã và đang có hàng loạt các hoạt động nổi bật như: 

Tháng 1, Tại buổi tiếp Đoàn 4 Thượng Nghị sỹ Mỹ do thượng Nghị sỹ John McCain dẫn đầu tới Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã Đề nghị Mỹ tăng cường hợp tác, hỗ trợ giải quyết hậu quả chiến tranh. 

Tháng 2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có kết luận về vụ Tiên Lãng: Xử lý nghiêm sai phạm của chính quyền địa phương và về Đối ngoại nổi bật:  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp lãnh đạo cấp cao các nước Campuchia, Iran, Angola, Litva, Hoa Kỳ, Pháp, Lào, Colombia, Italia, Bhutan

Tháng 3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần thứ hai đã diễn ra tại Seoul, Hàn Quốc. Trong tháng 3/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp lãnh đạo cấp cao các nước Tổng giám đốc FAO, Đan Mạch, Bỉ, Indonesia, Lào, Nhật Bản, Myanmar, Cộng hòa Séc, Chile, Argentina, Hàn Quốc, Pháp…
 
Tháng 6, tại buổi tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị Mỹ dỡ lệnh cấm bán vũ khí đối với Việt Nam… Đặc biệt nhất là trong thời gian trước và tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Quan làm báo” luôn tung tin bất lợi cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhưng cuối cùng kết quả: ông vẫn là Thủ tướng.

Để kết thúc bài viết này, tôi xin khẳng định lại một điều rằng: hiện “Quan làm báo” mà đứng sau là chị em nhà họ Đặng: Đặng Thành Tâm và Đặng Thị Hoàng Yến đang… tự sướng hay đang tự run? Điều này, Quốc hội và Bộ Chính trị cùng 174 Ủy viên Trung ương đều biết, và sau bà Yến, khắc đến em bà là Đặng Thành Tâm sẽ bị phế truất "lệnh bài miễn tử" Đại biểu Quốc hội để đối phó với scandal kinh tế của của Tập đoàn đầu tư Sài Gòn (SGI) và sự tháo chạy của ITA group, bởi bà Yến không thể về và ông Tâm chỉ còn biết tạo dáng lại khuôn mặt nhằm chỉnh sửa “phong thủy” để thoát nạn mà thôi. Lạy trời, cho ông thoát!  

Người Việt





Chia sẻ tin này :

+ nhận xét + 2 nhận xét

Nặc danh
lúc 22:31 10 tháng 11, 2012

Khi Thủ tướng không giúp được việc thì lại sinh ra lòng thù hận, bộ mặt thật của nhà họ Đặng đạng lộ nguyên bản chất. Gieo gió sẽ gặp bảo, quanlambao và những việc mà chị em họ Đặng đang làm sẽ nhận hậu quả xứng đáng, ông Tâm sẽ nối gót bà Yến định cư tại Mỹ suốt đời.

Nặc danh
lúc 19:21 18 tháng 11, 2012

Chị em nhà họ Đặng đang mượn blog quanlambao để bôi xấu Thủ tướng, xuyên tạc sự thật và gây ảnh hưởng xấu đến kinh tế- tài chính. Họ đã không góp sức xây dựng đất nước thì thôi, đằng này còn gây khó khăn, cản trợ sự phát triển của đất nước, gây mất đoàn kết, thống nhất nội bộ Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đề nghị chị em họ Đặng không để hận thù cá nhân làm mất nhân cách như thế; Phật có câu:" Quay đầu là bờ", chị em họ Đặng hãy sống cho xứng đáng.

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đóng góp ý kiến

 
Copyright © 2012. Quan Làm Báo - All Rights Reserved
Mọi đóng góp, ý kiến xin gởi đến quanlambao1@gmail.com