Từ những nổ lực của Chính phủ, kinh tế cuối năm đang chuyển hướng tích cực với sự lạc quan hồi phục và phát triển. Tính chung 10 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt
93,45 tỷ USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước; tổng kim ngạch nhập khẩu ước
đạt trên 93,8 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực dịch vụ cũng
theo đà phát triển tốt, trong 10 tháng đầu năm, tổng mức lưu chuyển hàng hóa
bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 17,1% so với cùng kỳ năm
2011; khách quốc tế đến Việt Nam tăng 11,2%....
Phát biểu trong phiên họp báo thường kỳ ngày 28/10, Bộ
trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính Phủ Vũ Đức Đam, thông báo tín hiệu lạc quan:
“Các thành viên Chính phủ nhận định, tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10
tháng qua tiếp tục có những chuyển biến tích cực theo đúng các mục tiêu đã đề
ra…
Các giải pháp kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô
tiếp tục phát huy hiệu quả; xuất khẩu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao hơn
chỉ tiêu kế hoạch đề ra và cao hơn tốc độ tăng nhập khẩu, tỷ lệ nhập siêu giảm
mạnh; sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, đạt kết quả tốt; sản xuất công
nghiệp tiếp tục phục hồi; chỉ số tồn kho giảm dần; khó khăn trong sản xuất,
kinh doanh từng bước được tháo gỡ; an sinh và phúc lợi xã hội được bảo đảm; quốc
phòng, an ninh được tăng cường; công tác đối ngoại tiếp tục được quan tâm đẩy
mạnh….”
Trước đó, phát biểu kết luận trong phiên họp thường kỳ tháng
10/2012 của Chính phủ, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã chỉ đạo: Các Bộ,
ngành, địa phương cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ, chủ động, linh hoạt, theo
dõi, bám sát diễn biến tình hình, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu
phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra của năm 2012, tạo tiền đề phát triển cho năm
2013 và các năm tiếp theo…
Kinh tế, an sinh xã hội qua từng con số
Các số liệu thống kê minh chứng hùng hồn cho nhận định lạc
quan từ các nhà chức trách kinh tế vĩ mô: Tốc độ tăng CPI tháng 10 đã giảm so
với tốc độ tăng của tháng trước. CPI tháng 10 tăng 0,85% so tháng trước và giảm
so với tốc độ tăng của tháng trước; tăng 6,02% so với tháng 12/2011 và tăng 7%
so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng giá tiêu dùng của
các năm trước. ... Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10 tăng 5,8% so với tháng
trước và tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2011. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy
sản phát triển ổn định, đạt kết quả tốt. Ước sản lượng lúa cả năm 2012 sẽ tăng
khoảng 0,7 triệu tấn so với năm trước… Các lĩnh vực dịch vụ khác phát
triển ổn định, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân…
An sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cũng được sự quan tâm sâu
sát của Chính phủ VN qua việc tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các chương
trình, chính sách xã hội, trọng tâm là tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm
nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo ước cả năm giảm 1,76%. Tuy không đạt kế hoạch là 2% nhưng
trong điều kiện kinh tế khó khăn thì đây là một cố gắng rất lớn.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, qua 9 tháng đã giải quyết
được 1,13 triệu việc làm mới, ước cả năm đạt khoảng 1,52 triệu. Thực hiện chế
độ bảo hiểm thất nghiệp cho trên 280 nghìn lao động. Tình hình lao động ở các
khu công nghiệp cơ bản ổn định. Một bộ phận lao động được đào tạo, chuyển nghề
mới phù hợp hơn.
Thu hút được 10,34 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội,
trong đó có 10,2 triệu là bảo hiểm xã hội bắt buộc tăng 4,2% so với cùng kỳ;
8,07 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp tăng 6,6% so với cùng kỳ. Thực
hiện trợ cấp xã hội thường xuyên cho gần 2,3 triệu người (trên 40 nghìn người
trong các cơ sở bảo trợ xã hội). Đã kịp thời cứu trợ, khắc phục hậu quả thiên
tai, phục hồi sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.
Góc nhìn đa chiều
Trong chuyến thăm VN mới đây, ông Jame S. Turley – Chủ tịch
kiêm Tổng Giám Đốc toàn cầu Ernst & Young VN, nhận định: Bắt đầu từ việc
gia nhập WTO vào năm 2007, Việt Nam đã có một bước tiến dài trong tiến trình hội
nhập thị trường thế giới, và cho thấy tiềm năng phát triển kinh tế nhanh mạnh,
đủ sức gia tăng cạnh tranh với các nước trong khu vực kể cả Trung Quốc…
Ông James S.Turley: Do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, VN cũng
đang gặp những khó khăn và thách thức, Chính phủ sở tại cũng đang nỗ lực để
giải quyết những vấn đề về thâm hụt tài khóa và đang từng bước đưa nền kinh tế
trở lại trạng thái cân bằng và từng bước phát triển. Điều này hoàn toàn khả thi
do Việt Nam hiện có dân số trẻ trung với hơn một nửa trong 91 triệu người dân ở
độ tuổi dưới 30…
Ông Alexis Karklins-Marchay – Giám Đốc
Trung tâm Thị trường Mới nổi của Ernst & Young, phát biểu trên báo
Financial Times (Anh) thì, cách đây khoảng 5 năm, Việt Nam không phải thị
trường lý tưởng thu hút các nhà đầu tư, nhưng do được nhìn nhận như một nền
kinh tế giàu tiềm năng, hiện nay cùng với Indonésia và Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam
đang định hình là một thị trường đầy hấp dẫn, các yếu tố khiến các nhà đầu tư
quan tâm đến Việt Nam là: ngoài vị trí thuận lợi nơi đây còn có một nguồn nhân
lực trẻ trung và có kiến thức với trên 80% công dân trẻ có trình độ phổ thông
trung học…
Đồng quan điểm trên, ông Daniel Low – TGĐ Công ty Antibac 2K Singapore
nhận định, được biết với sự chỉ đạo sâu sát của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước
Việt Nam
đang xử lý khá tốt các vấn đề về thanh khoản, lãi suất và tỉ giá. Điều này thật
sự tạo niềm tin đồng thời minh chứng cho các chỉ số kinh tế vĩ mô ổn định của
Việt Nam đồng thời tạo động lực cho các nhà đầu tư trên thế giới tham gia hoạt
động ở thị trường Việt Nam…
"Trước tình hình nhạy cảm hiện nay, chúng tôi cho
rằng cùng với những nỗ lực hỗ trợ từ phía Chính phủ sở tại, các doanh nghiệp
cũng cần phát huy năng lực tại chỗ với các giải pháp: Tái cấu trúc bộ máy nhân
sự, tìm kiếm các gói kích cầu…Đơn cử việc Công ty Tài Nguyên Phương Đông – Nhà
phân phối độc quyền sản phẩm Máy lọc không khí Antibac 2K của chúng tôi trên
thị trường Việt Nam chọn giải pháp kích cầu thông qua việc triển khai phòng Tư
vấn sức khoẻ và Sản phẩm thân thiện môi trường hoàn toàn miễn phí tại VP công
ty số 27/34 đường C1 Cộng Hoà đã thúc đẩy lưu thông hàng hoá đáng kể để kỳ vọng
lạc quan ngay trong năm kế hoạch 2012 đầy khó khăn và thách thức, là nỗ lực tự
thân đáng kể và cho thấy hiệu quả rõ nét…" - ông Daniel Low nói.
Bất chấp các khó khăn thách thức
trong xu thế suy thoái kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn thu hút và giữ chân được các nhà đầu tư nước
ngoài trong các lĩnh vực sản xuất hàng công nghệ cao như: linh kiện điện tử,
máy tính và điện thoại và thu hút trung bình 6,5 tỷ đô la đầu tư/ năm kể từ khi
gia nhập WTO - (báo Financial Times)
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đóng góp ý kiến