Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal, mã SCR) đang đối mặt với khá nhiều thông tin không tích cực. Tuy nhiên, nhìn vào lực cung giá thấp giảm dần và ngày 6-11 đã xuất hiện lệnh mua "giá đỏ" cho thấy khá nhiều nhà đầu tư vẫn đang đón đáy cổ phiếu này.
Thông tin cập nhật ...."gia đình Sacom" | "Gia đình Sacom" được về nhà | Gia đình Sacom thoái vốn để làm gì? | So gân cú sốc "bầu Kiên vs Thành Sacom", dự báo thị trường? | Vì sao "gia đình Sacom" bị bắt | Quanlambao111 thông tin vụ bắt gia đình Sacom đầu tiên | Sẽ hợp nhất Sacombank và Eximbank! | "Gia đình Sacom" thoái vốn để làm gì? | Thư từ nhiệm của ông Thành viết từ đâu? | Ai đang nhảy vào Sacombank và Eximbank?
Ngày 5-11, FPTS vừa công bố cắt Margin đối với cổ phiếu SCR của Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín. Nguyên nhân cắt giảm margin không được FPTS công bố. Mỗi một quyết định cắt margin của CTCK đối với cổ phiếu nào đó đều có thể tạo nên một làn sóng cho cổ phiếu đó.
Phải nói thêm rằng, trong danh sách các cổ phiếu được giao dịch ký quỹ tại FPTS công bố ngày 1-11-2011 thì SCR vẫn thuộc danh sách với tỷ lệ ký quỹ 80% và cho vay 20%. Như vậy, quyết định đã được FPTS thay đổi chỉ trong vài ngày.
Hệ lụy đáng lo ngại nhất là việc bán giải chấp có thể xảy ra và gây thiệt hại không nhỏ cho nhà đầu tư.
Bài viết này tổng hợp, phân tích những thông tin về SCR để nhà đầu tư nắm được thông tin thêm về doanh nghiệp này.
Hệ lụy đáng lo ngại nhất là việc bán giải chấp có thể xảy ra và gây thiệt hại không nhỏ cho nhà đầu tư.
Bài viết này tổng hợp, phân tích những thông tin về SCR để nhà đầu tư nắm được thông tin thêm về doanh nghiệp này.
Vốn khá lớn, lãi quá ít
SCR chỉ mới công bố kết quả kinh doanh quý 3 của công ty mẹ. Con số lãi vỏn vẹn 810 triệu đồng quý 3-2012 trong khi cùng kỳ lãi 51,88 tỉ đồng khiến nhà đầu tư khá bất ngờ. Tuy nhiên, nhìn nhận lại các hạng mục tạo nên lãi quý 3 có thể thấy, yếu tố lãi quý 3-2011 chủ yếu nhờ phần lãi cổ tức cổ phần Sacombank-STB. Đây là khoản mục kéo lãi quý 3-2011 tăng đột biến.
Đánh giá của SCR cho thấy, hoạt động kinh doanh chính của công ty hiệu quả hơn cùng kỳ và điều này thể hiện ở lãi gộp đạt 3,75 tỉ đồng, tăng mạnh so với mức 910 triệu đồng cùng kỳ.
Xét 9 tháng, cả lãi gộp và lãi sau thuế đều sụt giảm hơn một nửa so với cùng kỳ.
SCR chỉ mới công bố kết quả kinh doanh quý 3 của công ty mẹ. Con số lãi vỏn vẹn 810 triệu đồng quý 3-2012 trong khi cùng kỳ lãi 51,88 tỉ đồng khiến nhà đầu tư khá bất ngờ. Tuy nhiên, nhìn nhận lại các hạng mục tạo nên lãi quý 3 có thể thấy, yếu tố lãi quý 3-2011 chủ yếu nhờ phần lãi cổ tức cổ phần Sacombank-STB. Đây là khoản mục kéo lãi quý 3-2011 tăng đột biến.
Đánh giá của SCR cho thấy, hoạt động kinh doanh chính của công ty hiệu quả hơn cùng kỳ và điều này thể hiện ở lãi gộp đạt 3,75 tỉ đồng, tăng mạnh so với mức 910 triệu đồng cùng kỳ.
Xét 9 tháng, cả lãi gộp và lãi sau thuế đều sụt giảm hơn một nửa so với cùng kỳ.
Nhìn vào bảng các chỉ tiêu tài chính cơ bản của SCR có thể thấy, tình trạng nợ của SCR không đáng lo ngại so với các doanh nghiệp khác cùng ngành và cuối quý 3-2012 cùng đã cải thiện hơn cùng kỳ. |
Tỷ suất sinh lợi/tổng tài sản và tỷ suất LNST/nguồn vốn chủ sở hữu 9 tháng đầu năm 2012 sụt giảm so với cùng kỳ.
Nhiều khoản vay nợ ngoài TCTD, các cá nhân
Tại thời điểm 30-9, công ty mẹ Sacommreal có dư nợ vay ngắn hạn 1.308,5 tỉ đồng, giảm 140 tỉ đồng so với số dư đầu năm. Trong đó: dư nợ vay Sacombank Hưng Đạo 275,8 tỉ đồng. Đáng chú ý là trong kỳ công ty có vay và trả nợ Thành Thành Công 215,8 tỉ đồng. Dư nợ vay ngắn hạn các cá nhân cuối quý 3 lên đến 131 tỉ đồng, tăng mạnh so với mức 9 tỷ đồng số dư đầu năm, lãi suất 1,1%-1,417%/năm. Có gần 430 tỉ đồng nợ dài hạn Sacombank đến hạn trả.
Về vay dài hạn, cuối quý 3, Sacomreal đang có dư nợ vay dài hạn với Sacombank 537 tỉ đồng , Công ty TNHH MTV GD Toàn Thịnh Phát 250 tỉ đồng và CTCP KT và QT LCN Đặng Huỳnh 145 tỉ đồng.
Dù các chỉ số về khả năng thanh toán của SCR vẫn ở mức an toàn cao nhưng việc vay nợ của SCR khá đặc biệt so với hầu hết các công ty khác. Việc nhận tài trợ vốn của các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng và vay cá nhân được công ty sử dụng khá nhiều.
Lệnh bán chất chồng, giá cổ phiếu giảm sàn
Việc giá cổ phiếu liên tục giảm thời gian qua của SCR một phần có thể là bởi tình hình chung của thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, việc bị bán mạnh giá sàn mấy phiên gần đây trùng với thời điểm nhiều thông tin về ông Đặng Hồng Anh là Chủ tịch HĐQT công ty được đưa ra như: Ông Đặng Hồng Anh bất ngờ bán xong 21,45 triệu CP, ''rút'' về khoảng 113,6 tỉ đồng. Giao dịch thực hiện chỉ trong 2 phiên giao dịch 26-10 và 29-10.
Sau đó, ông Đặng Hồng Anh bị tạm giữ để điều tra. Dù lý do điều tra không được đưa và và ông Hồng Anh cũng đã được thả về nhưng nhiều nhà đầu tư dự cảm xấu. Có lẽ đây là một trong những nguyên nhân việc bán tháo diễn ra cả hôm qua và phiên giao dịch hôm nay.
Nhìn vào khối lượng giao dịch các phiên từ 2-11 có thể thấy ngay sau ngày tâm lý lưỡng lự không dám mua vào, lực cầu bắt đáy xuất hiện phiên giao dịch ngày 5-11. KLGD khớp lệnh lên tới 4,54 triệu cổ phiếu nhưng cuối phiên dư bán vẫn còn hơn 4,7 triệu CP.
Ngày 6-11 tiếp tục có 1 phiên giao dịch khá tích cực với SCR khi KLGD đạt 1,91 triệu đơn vị và lượng dư bán cuối cùng chỉ còn dưới 4 triệu đơn vị, thấp hơn lượng dư bán 2 phiên giao dịch ngay sau ''biến'' ông Đặng Hồng Anh bị tạm giữ.
Một điểm đáng chú ý nữa là phiên giao dịch ngày 6-11 tuy đóng cửa ở mức giá sàn nhưng trong phiên đã xuất hiện nhiều lệnh mua ''giá đỏ'' được khớp.
Về vay dài hạn, cuối quý 3, Sacomreal đang có dư nợ vay dài hạn với Sacombank 537 tỉ đồng , Công ty TNHH MTV GD Toàn Thịnh Phát 250 tỉ đồng và CTCP KT và QT LCN Đặng Huỳnh 145 tỉ đồng.
Dù các chỉ số về khả năng thanh toán của SCR vẫn ở mức an toàn cao nhưng việc vay nợ của SCR khá đặc biệt so với hầu hết các công ty khác. Việc nhận tài trợ vốn của các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng và vay cá nhân được công ty sử dụng khá nhiều.
Lệnh bán chất chồng, giá cổ phiếu giảm sàn
Việc giá cổ phiếu liên tục giảm thời gian qua của SCR một phần có thể là bởi tình hình chung của thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, việc bị bán mạnh giá sàn mấy phiên gần đây trùng với thời điểm nhiều thông tin về ông Đặng Hồng Anh là Chủ tịch HĐQT công ty được đưa ra như: Ông Đặng Hồng Anh bất ngờ bán xong 21,45 triệu CP, ''rút'' về khoảng 113,6 tỉ đồng. Giao dịch thực hiện chỉ trong 2 phiên giao dịch 26-10 và 29-10.
Sau đó, ông Đặng Hồng Anh bị tạm giữ để điều tra. Dù lý do điều tra không được đưa và và ông Hồng Anh cũng đã được thả về nhưng nhiều nhà đầu tư dự cảm xấu. Có lẽ đây là một trong những nguyên nhân việc bán tháo diễn ra cả hôm qua và phiên giao dịch hôm nay.
Nhìn vào khối lượng giao dịch các phiên từ 2-11 có thể thấy ngay sau ngày tâm lý lưỡng lự không dám mua vào, lực cầu bắt đáy xuất hiện phiên giao dịch ngày 5-11. KLGD khớp lệnh lên tới 4,54 triệu cổ phiếu nhưng cuối phiên dư bán vẫn còn hơn 4,7 triệu CP.
Ngày 6-11 tiếp tục có 1 phiên giao dịch khá tích cực với SCR khi KLGD đạt 1,91 triệu đơn vị và lượng dư bán cuối cùng chỉ còn dưới 4 triệu đơn vị, thấp hơn lượng dư bán 2 phiên giao dịch ngay sau ''biến'' ông Đặng Hồng Anh bị tạm giữ.
Một điểm đáng chú ý nữa là phiên giao dịch ngày 6-11 tuy đóng cửa ở mức giá sàn nhưng trong phiên đã xuất hiện nhiều lệnh mua ''giá đỏ'' được khớp.
FPTS đưa SCR ra khỏi Danh sách chứng khoán thực hiện giao dịch ký quỹ
Ngày hiệu lực là từ 5-11-2012.
Theo TTVN
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đóng góp ý kiến