Thoái vốn của "gia đình Sacom" để chuẩn bị cho cuộc đào tẩu? |
Gần 20 năm ngồi ghế
chủ tịch HĐQT, ông Đặng Văn Thành là một trong những người đưa Sacombank từ một
ngân hàng nhỏ thành thương hiệu lớn.
Nhưng, khi ra biển lớn, ông Thành đã không theo kịp bởi cung cấp điều hành của “gia
đình”. Và, cú sốc xảy ra khi Sacombank bị những “kẻ xâm lược” tiếp quản và ông
thực hiện một chiến lược sai lầm và trả giá….
>>> Thông tin về việc bắt giam gia đình ông Thành được quanlambao111@blogspot.com thông tin đầu tiên!
Tạo dựng
Ông Đặng Văn Thành
bắt đầu làm việc tại Sacombank từ năm 1993 với vai trò là Ủy viên HĐQT
Sacombank, bắt đầu giữ chức Chủ tịch HĐQT Sacombank từ năm 1994. Ông được xem
là người tạo nên “hồn” cho Sacombank và đưa nhà băng này, từ một ngân hàng địa
phương được sinh ra bởi việc hợp nhất Ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp (TPHCM)
với 3 hợp tác xã tín dụng quận trở thành một thương hiệu lớn trong ngành tài
chính ở Việt Nam. Dưới dự dẫn dắt của ông Đặng Văn Thành, Sacombank ngay khi vừa
thành lập đã là ngân hàng đầu tiên khai trương chi nhánh tại Hà Nội, phát hành
kỳ phiếu có mục đích và chuyển tiền nhanh giữa Hà Nội đi TPHCM, giảm thanh toán
tiền mặt.
Năm 1996, Sacombank
là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng với mệnh giá “khủng” lên tới
200.000 đồng/cổ phiếu. Đây cũng là sự kiện nhà băng này hoàn thành tăng vốn điều
lệ lên 71.000 tỷ đồng với gần 9.000 cổ đông tham gia góp vốn. Sacombank cũng
ghi dấu ấn với việc là ngân hàng đi tiên phong trong thành lập tổ tín dụng
ngoài địa bàn, đưa vốn về nông thôn, góp phần cải thiện đời sống của các hộ
nông dân và hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong nền kinh tế. Năm 2006,
Sacombank là ngân hàng đầu tiên niêm yết 190 triệu cổ phiếu, song Chủ tịch Đặng
Văn Thành không kỳ vọng về giá mà chỉ mong muốn thu hút được nhà đầu tư chiến
lược.
Đỉnh cao
Nhìn lại kết quả
kinh doanh của Sacombank từ những năm 2005 đến nay - thời kỳ Đặng Văn Thành còn
“cầm cương”, có thể thấy, ngân hàng này hoạt động tương đối ổn định với các chỉ
tiêu tăng dần đều. Năm 2005, vốn tự có đạt trên 1.700 tỷ đồng, tăng 11 lần so với
năm 2000, mạng lưới giao dịch hiện diện tại 31/64 tỉnh thành trên cả nước, lợi
nhuận tăng trưởng bình quân 67%/năm, thị giá cổ phiếu được thị trường chấp thuận
cao hơn 5 lần so với mệnh giá.
Năm 2006, tại báo
cáo thường niên, ông Đặng Văn Thành tuyên bố, Sacombank luôn xem khách hàng là
hạt nhân, nhân viên là tài sản quý giá, tối đa hóa giá trị cho cổ đông và nhà đầu
tư là mục tiêu hàng đầu. Tăng trưởng bình quân năm 2006, theo báo cáo là 50-70%
so với 2005, là ngân hàng duy nhất đạt 2/8 kỷ lục từ ngày thị trường chứng
khoán Việt Nam đi vào hoạt động, có vốn điều lệ cao, mạng lưới hoạt động rộng
nhất tại Việt Nam.
Cho đến trước 2008,
Sacombank vẫn có mức tăng trưởng khác. Chỉ đến quý II/2008, nhà băng này bắt đầu
điều chỉnh một số chỉ tiêu như lợi nhuận. Lý giải sự kiện này, ông Đặng Văn
Thành cho hay đây chỉ là động thái nhằm thích nghi với chính sách tiền tệ thắt
chặt.
Năm 2009, cổ phiếu
của nhà băng này được bình chọn là 1 trong 19 cổ phiếu vàng. Tại báo cáo thường
niên 2011 của Sacombank, ông Đặng Văn Thành chia sẻ những lời tâm huyết và gửi
lời cảm ơn tới cổ đông, nhà đầu tư, đội ngũ nhân viên… để làm nên Sacombank từ
3 tỷ vốn điều lệ lên hơn 10.000 tỷ, từ 100 cán bộ nhân viên lên gần 10.000 người.
Số liệu cuối cùng tính đến 31/10 khi ông Đặng Văn Thành còn làm Chủ tịch HĐQT,
Sacombank có tổng tài sản tăng 7%, tăng tín dụng 9,1% so với cuối 2011, tiền gửi
khách hàng tăng 17%, song chưa thấy ngân hàng này công bố lợi nhuận.
Thời kỳ ông Thành
làm Chủ tịch HĐQT, Sacombank cũng là một trong những ngân hàng tiên phong giảm
lợi nhuận để đầu tư vào bất động sản, mua các vị trí đẹp làm văn phòng, phòng
giao dịch thay vì đi thuê như nhiều nhà băng khác. Đến nay, mạng lưới của nhà
băng này lên tới 416 điểm giao dịch cùng với các chi nhánh tại 2 nước Lào,
Campuchia.
Cú sốc
Trước thương vụ
thâu tóm Sacombank bởi nhóm cổ đông nắm 51% cổ phần, ông Thành đã từng khẳng định,
nếu những người đầu tư vào nhà băng này hội tụ đủ các điều kiện thì sẽ được
chào đón và quả quyết, hội đồng sáng lập cũng sẽ mời gọi cá nhân, tổ chức góp vốn,
trở thành thành viên HĐQT, đóng góp cho chiến lược phát triển của STB.
Tuy vậy, cũng dưới
thời ông Đặng Văn Thành, Sacombank bị rơi vào vòng xoáy thâu tóm. Cái ngày mà Eximbank chính thức đại diện nhóm
cổ đông ra “tối hậu thư” buộc Sacombank bầu HĐQT bất thường cũng là lúc ông Thành như rơi trong tuyệt vọng.
Tâm lý ấy dễ thấy khi một chiều tối, tại căn biệt thự sang trọng của ông sống
cùng gia đình trên đường Khuông Việt ông đã mời các chiến hữu trong đó có một
nhóm ký giả thân tin đến “lai rai” rượu vang. Chưa ai thấy, ngày hôm ấy, ông
Thành lại uống nhiều, đến say khướt và chửi thề. Ngược lại, với đối thủ, nhân
ngày báo chí, dàn HĐQT của Eximbank đã nhậu tưng bừng…như mừng chiến thắng.
Cuối cùng thì thuyền trưởng của Sacombank đã quyết định rời khỏi con
tàu.
Bán cổ phiếu và gom tiền
Trong khoảng tháng
7 đến tháng 9/2011, vợ, con gái và con dâu ông Đặng Văn Thành bất ngờ thoái
toàn bộ 14,81 triệu cổ phiếu của Sacombank.
Vào thời điểm đó, cựu
Chủ tịch Sacombank cho biết đây là hình thức chuyển từ hình thức sở hữu cá nhân
thành hoạt động đầu tư của tổ chức để nâng cao tính chuyên nghiệp. Tất cả số cổ
phiếu này sẽ được Thành Thành Công - doanh nghiệp do bà Huỳnh Bích Ngọc, vợ ông
Đặng Văn Thành là chủ tịch HĐQT, mua hết. Thế nhưng, chưa đầy 1 năm sau, chính
Thành Thành Công đã thoái hết hơn 22 triệu cổ phiếu Sacombank, trong đó có cả
phần mua lại của gia đình ông Đặng Văn Thành.
Khi Thành Thành
Công thoái vốn tại ngân hàng này, cả Đường Biên Hòa, Địa ốc Sài Gòn Thương Tín
(Sacomreal), Bourbon Tây Ninh đều đã bán hết hơn 26 triệu cổ phiếu Sacombank,
đúng lúc mã này đạt mức giá cao nhất trong vòng 2 năm. Sacomreal rút 17,3 triệu,
Bourbon Tây Ninh thoái 7,5 triệu đơn vị; trong khi Đường Biên Hòa bán gần 1,5
triệu cổ phiếu. Vào thời điểm đó, cả 4 cổ đông là tổ chức trên đều là những
công ty mà vợ, con gái và con trai của ông Đặng Văn Thành đang nắm giữ chức vụ
chủ chốt hoặc là cổ đông lớn.
Gần nhất, ngày
29/10 vừa qua, ông Đặng Hồng Anh cũng hoàn tất việc thoái 2/3 số cổ phiếu đang
nắm giữ tại Sacomreal, thu về khoảng 113 tỷ đồng. Hiện Chủ tịch Sacomreal là cổ
đông cá nhân lớn nhất tại công ty này, nắm giữ khoảng 4,15 triệu đơn vị, tương ứng
với 9,9% vốn điều lệ.
Không chỉ người nhà
ông Thành, nhiều cổ đông khác cũng đã nhanh chóng thoái bớt vốn khỏi ngân hàng
này trong vòng 2 tháng qua. Đầu tư Sài Gòn EXim bất ngờ thoái 3 triệu cổ phiếu
và không còn là cổ đông lớn từ ngày 21/9, Chứng khoán Phương Nam thậm chí còn
bán "chui" 2 triệu cổ phiếu mà không thông báo lên Sở Giao dịch Chứng
khoán. Từ 1/9 đến 31/10, gần 97 triệu cổ phiếu Sacombank, tương ứng 9,95% lượng
cổ phần đang lưu hành của Sacombank đã chuyển nhượng dưới hình thức thỏa thuận.
Tính riêng trong tháng 10, số cổ phiếu của ngân hàng này được thỏa thuận là hơn
28 triệu cổ phiếu, tương đương gần 536 tỷ đồng. Trong suốt thời gian bán thỏa
thuận khối lượng "khủng" này, giá cổ phiếu của Sacombank luôn được giữ
ở 20.000 đồng một đơn vị với từ 4-5 phiên liên tục giao dịch ở mức tham chiếu.
Sau hàng loạt sự
thay đổi, gia đình ông Đặng Văn Thành vẫn giữ 8,19% vốn điều lệ tại Sacombank,
tương ứng với gần 80 triệu cổ phiếu. Trong đó, ông Thành là cổ đông cá nhân lớn
thứ ba tại Sacombank, sau ông Trần Phát Minh và con ông Trầm Bê - Trầm Trọng
Ngân. Ông Đặng Hồng Anh giữ 9,9% cổ phần tại Sacomreal, bà Ngọc giữ 1,5 triệu cổ
phiếu của Bourbon Tây Ninh.
Thông tin cho rằng, việc “gia đình Sacom” tổng lực thoái vốn là để tập
trung cho Thành Thành Công Group và 14 công ty thành viên,
hoạt động trong nhiều lĩnh vực như địa ốc, mía đường, kho vận, du lịch và sản
xuất điện. Tuy nhiên ngay tập đoàn
này, cũng có tình trạng thoái vốn tương tự và bà Ngọc cũng có đơn từ nhiệm Hội
đồng quản trị? Người phụ nữ từng được mệnh danh là "nữ
hoàng ngành mía đường" mà trước
đó từng giữ ghế Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sản xuất
thương mại Thành Thành Công, Phó chủ tịch HĐQT Sacomreal (Thành Thành Công hiện
sở hữu hơn 35 triệu cổ phiếu của Bourbon Tây Ninh)?
Chuyện gì đã xảy ra?
Đó là câu hỏi mà hiện nay ai cũng cần được biết ngoại trừ cơ quan cảnh
sát điều tra – Bộ công an và các cơ quan nghiệp vụ quản lý tiền tệ.
Việc cả gia đình ông Thành bị bắt giam, gồm: vợ chồng ông Thành, con
trai Đặng Hồng Anh, con gái Ức My vẫn là sự ngờ vực hoài nghi về một ….tin đồn.
Nhưng thông tin chính thức vụ việc sẽ được phía Bộ công an công bố chính thức một
vài ngày nữa thôi và như thế sẽ nhanh chóng giải tỏa tin đồn này.
Vấn đề câu hỏi đặt ra, ông Thành thoái vốn, thu tiền để làm gì? Và nguồn
tiền đó đang về đâu, nó còn trong nước hay không? Và cuộc “đào tẩu” của “gia
đình Sacom” đã bất thành….tất cả sẽ được giải mã….
(Bài viết có tham khảo thông tin của đồng nghiệp)
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đóng góp ý kiến