SBTN có thêm một màn kịch trơ tráo |
Lợi dụng kỷ niệm Ngày Quốc tế nhân quyền (10/12/2012), SBTN
(đài truyền hình phát bằng tiếng Việt tại Mỹ), do Trúc Hồ làm Giám đốc
điều hành, vừa phát động cái gọi là "Chiến dịch triệu con tim, một tiếng
nói".
Căn cứ vào các hành vi mà SBTN từng thực hiện
trong thời gian qua, có thể khẳng định đây thực chất là một màn kịch
chính trị bị thao túng bởi các thế lực thù địch, nhằm vu cáo Nhà nước
Việt Nam.
Theo SBTN, cái gọi là "chiến dịch triệu con tim, một
tiếng nói" được phát động trong thời gian hai tháng, từ ngày 15-10-2012
đến ngày Quốc tế nhân quyền 10-12-2012.
Màn mở đầu của vở kịch lố lăng
này là thu thập 100 nghìn chữ ký vào "thỉnh nguyện thư" gửi Chủ tịch Ủy
ban nhân quyền Liên hợp quốc, Ðại diện cấp cao của Liên minh châu Âu về
ngoại giao và chính sách an ninh, Bộ trưởng Ngoại giao các nước Anh, Mỹ,
Ô-xtrây-li-a, Ca-na-đa, Pháp, Ðức, Nhật, Hà Lan, Na Uy, Thụy Sỹ...
"Thỉnh nguyện thư" trắng trợn vu khống Nhà nước Việt Nam kiểm duyệt
internet, bắt giam tùy tiện và đối xử khắc nghiệt với "tù nhân lương
tâm", blogger và một số đối tượng "đấu tranh dân chủ ôn hòa".
Các đối
tượng gửi "thỉnh nguyện thư" kêu gọi Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc,
Liên minh châu Âu và các quốc gia tự do cử đặc phái viên tới Việt Nam để
điều tra về tình trạng vi phạm nhân quyền, yêu cầu Việt Nam tôn trọng
Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, hủy bỏ các điều luật về an ninh quốc
gia (điều 79, 87 và 88 Bộ luật Hình sự) và "thả ngay lập tức các tù nhân
chính trị"! Luận điệu trong cái gọi là "thỉnh nguyện thư" không có gì
mới, yêu sách đưa ra cũng đã nhàm, vì đó là mấy điều mà các thế lực thù
địch vẫn lải nhải lâu nay.
Ðiều đáng nói là trong khi kêu gào như
vậy, những kẻ chủ mưu sản xuất ra "thỉnh nguyện thư" cố tình phớt lờ,
thậm chí phủ nhận nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực dân
chủ, nhân quyền. Vì trên thực tế, Việt Nam luôn quan tâm mở rộng các
kênh trao đổi về nhân quyền với Mỹ, EU và các nước khác thông qua các
chuyến thăm, tìm hiểu thực tế hoặc đối thoại nhân quyền thường niên nhằm
thu hẹp khác biệt trong quan điểm của các bên về vấn đề này.
Việt Nam
cũng là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các công
ước, tuyên ngôn, chương trình hành động của Liên hợp quốc, trong đó có
Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và Công ước quốc tế về các quyền dân sự
và chính trị. Trong khi vu cáo Việt Nam vi phạm các nội dung của Tuyên
ngôn quốc tế về nhân quyền và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và
chính trị thì những kẻ chủ mưu "thỉnh nguyện thư" lại phớt lờ một vấn đề
cốt lõi.
Trúc Hồ đã thông qua trung Asia để tuyên truyền chiến dịch cái gọi là "Triệu con tim, một tiếng nói" |
Ðó là chính các văn bản này đã quy định việc thụ hưởng nhân
quyền phải tuân thủ quy định của pháp luật và các nghĩa vụ, trách nhiệm
đặc biệt để "tôn trọng các quyền và uy tín của người khác; bảo vệ an
ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe và đạo đức xã hội". Ðó cũng
là lý do để Việt Nam ban hành và thực thi Bộ luật Hình sự, trong đó có
các quy định về "Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" (Ðiều
79), "Tội phá hoại chính sách đoàn kết" (Ðiều 87) và "Tội tuyên truyền
chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" (Ðiều 88). Cần khẳng định đây là việc
làm cần thiết để bảo đảm an ninh quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của
mỗi công dân. Ở Việt Nam không có "tù nhân lương tâm" hay "tù nhân
chính trị" như các thế lực thù địch vẫn rêu rao, mà chỉ có những đối
tượng vi phạm pháp luật cần phải xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
Bên
cạnh việc xuyên tạc, bóp méo sự thật và đưa ra các yêu sách vô căn cứ,
cách thức ký tên vào "thỉnh nguyện thư" cũng rất kỳ quặc. Người tham gia
chỉ việc điền họ tên (bất kể tên thật hoặc tên giả), tên thành phố và
quốc gia cư trú rồi xác nhận bằng địa chỉ email. Với phương thức này,
một người có thể tự lập hàng chục, thậm chí hàng trăm email ảo để tham
gia ký "thỉnh nguyện thư". Do đó, số người tham gia do SBTN công bố thực
chất chỉ là con số ảo, vì không thể kiểm chứng.
Ngay sau khi có bài viết của tác giả Lam Sơn, SBTN đã phản biện "sặc mùi tâm lý chiến" thông qua kẻ phát ngôn mặc áo ký giả có tên Phạm Trần |
Thêm nữa, theo danh
sách ký vào "thỉnh nguyện thư" có thể nhận ra những cái tên quen thuộc,
có tiền sử chống Việt Nam về dân chủ, nhân quyền như Dân biểu Hạ viện Mỹ
Loretta Sanchez, các đối tượng thuộc tổ chức khủng bố thuộc "đảng Việt
Tân" (như Ðỗ Hoàng Ðiềm, Hoàng Tứ Duy) hay những đối tượng từng bị chính
quyền Việt Nam bắt giữ, xét xử vì các hành vi tuyên truyền, chống phá
Nhà nước như Nguyễn Văn Ðài, Bùi Thị Minh Hằng, Trần Khải Thanh Thủy,
Nguyễn Hữu Giải,...
Bước tiếp theo trong chiến dịch "triệu con
tim, một tiếng nói" là kêu gọi cộng đồng gọi điện thoại hoặc fax 24/24
giờ đến Ðại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Việt Nam trên toàn thế giới. Tác
giả của màn kịch "triệu con tim, một tiếng nói" gọi đây là hành động
"biểu tình qua điện thoại và fax". Ðể làm việc này, thông qua website
của SBTN và một trang mạng khác, họ cung cấp danh sách và số điện thoại
của các cơ quan đại diện Việt Nam; đồng thời hướng dẫn chi tiết cách
thức, nội dung gọi điện thoại và fax, đề nghị người tham gia sao chép
lại nội dung trao đổi để phát tán trên các mạng xã hội như facebook,
Youtube, blog...
Hành động quấy nhiễu hệ thống thông tin liên lạc của
các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có thể xem là một biến tướng
của khủng bố thông tin. Ðây là loại hình khủng bố mới xuất hiện khi công
nghệ thông tin phát triển.
Theo Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam ở nước ngoài ban hành năm 2009, cơ quan đại diện của Việt
Nam ở nước ngoài (Ðại sứ quán, Lãnh sự quán) có nhiệm vụ thúc đẩy quan
hệ chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh, văn hóa, phục vụ phát triển
kinh tế đất nước, đồng thời thực hiện nhiệm vụ lãnh sự như liên hệ,
tiếp xúc với công dân Việt Nam trong trường hợp họ bị bắt, tạm giữ, tạm
giam, xét xử hoặc đang chấp hành hình phạt tù tại quốc gia tiếp nhận;
cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp đổi, cấp lại, hủy bỏ các loại hộ
chiếu, giấy thông hành và giấy tờ khác có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh
Việt Nam, cấp và gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, hủy bỏ thị thực và
giấy miễn thị thực của Việt Nam...
Việc duy trì sự thông suốt mạng lưới
thông tin của các cơ quan đại diện ở Việt Nam ở nước ngoài là tối cần
thiết. Hành động khủng bố hệ thống điện thoại và fax của các cơ quan đại
diện Việt Nam sẽ cản trở hoạt động của các cơ quan đại diện, gây thiệt
hại cho lợi ích của Nhà nước, pháp nhân và tác động trực tiếp tới lợi
ích của chính cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài, vì thế cần phải lên
án nghiêm khắc và cần phải xử lý.
Vậy đằng sau chiến dịch "triệu
con tim, một tiếng nói" là gì? Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên
SBTN phát động chiến dịch "thỉnh nguyện thư". Trước đó, từ ngày 8-2 đến
ngày 5-3-2012, Trúc Hồ (SBTN) đã phối hợp với Nguyễn Ðình Thắng và Tổ
chức cứu người vượt biển - BPSOS, phát động chiến dịch "thỉnh nguyện
thư" trên diễn đàn We the people của Nhà Trắng để kêu gọi chính quyền Mỹ
gây sức ép với Việt Nam để thả Việt Khang (đối tượng bị cơ quan An ninh
Việt Nam bắt giữ vì có hành vi tuyên truyền chống Nhà nước), kêu gọi Mỹ
"chấm dứt phát triển thương mại với Việt Nam nếu không cải thiện về
nhân quyền".
Tuy nhiên, cái gọi là "chiến dịch thỉnh nguyện thư" đó đã
thất bại thảm hại, bộ mặt thật của mấy kẻ chủ mưu đã bị người Việt ở
nước ngoài vạch trần. Họ cho rằng, SBTN và BPSOS đã lừa đảo và lợi dụng
cộng đồng để mưu lợi cho tổ chức. SBTN bị cáo buộc lợi dụng "chiến dịch"
này để thu lợi từ quảng cáo, tăng số lượng thuê bao để tránh bị Hệ
thống truyền hình vệ tinh Direc TV cắt sóng (vì từ năm 2006, số lượng
thuê bao của SBTN bị sụt giảm liên tục xuống dưới mức quy định). Không
phải ngẫu nhiên mà Trúc Hồ giúp mấy "nhà dân chủ", liên tục phát động
các "chiến dịch thỉnh nguyện thư vì dân chủ nhân quyền".
Ðằng sau những
mục tiêu mà SBTN đưa ra để mị dân, là những toan tính của Trúc Hồ để gây
tiếng vang, chứng minh ảnh hưởng của SBTN. Hơn nữa, núp sau "chiến dịch
triệu con tim, một tiếng nói" là các tổ chức đã có tiền sử chống phá
Việt Nam như "Nhân quyền cho Việt Nam", "đảng Việt Tân", "Tổ chức Dân
chủ nhân dân",... Các tổ chức này đang hà hơi, tiếp sức cho chiến dịch
của SBTN để đánh bóng tên tuổi, làm dày "thành tích chống cộng", thu hút
sự chú ý của cộng đồng và các thế lực cực hữu nhằm dễ bề vận động tài
chính.
Là một đài truyền hình, lẽ ra SBTN phải đi đầu trong việc
cung cấp thông tin trung thực, khách quan về tình hình Việt Nam, giúp
cộng đồng người Việt tại Mỹ hiểu thêm về đất nước, từ đó góp phần xây
dựng và phát triển đất nước, đó là cái tâm và cái đích mà người làm báo
chân chính hướng tới. Nhưng SBTN lại đi chệch hướng, tự biến mình trở
thành công cụ của các tổ chức đội lốt nhân quyền để chống phá Việt Nam.
Việc làm đó không mang lại vinh dự và uy tín mà trái lại chỉ càng làm
cho hình ảnh của SBTN thêm xấu xa. Chính vì thế, chắc chắn cái gọi là
chiến dịch "triệu con tim, một tiếng nói" sẽ thất bại thảm hại, như các
"chiến dịch" do SBTN phát động trước đây mà thôi.
Lam Sơn (báo Nhân Dân)
Nguồn: http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/chinh-tri/binh-luan-phe-phan/them-m-t-man-k-ch-chinh-tr-tr-trao-c-a-sbtn-1.375335
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả - Tựa đề do BBT đặt lại
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đóng góp ý kiến