Mới mới
17:51
Tập trung mọi nguồn lực đưa Tây Nguyên phát triển bền vững
Viết bởi Unknown on 12 tháng 4, 2013 | 17:51
“Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát và nghiên cứu bổ sung các cơ chế chính sách ưu đãi, nhất là ưu đãi đặc thù nhằm phát triển một số lĩnh vực có nhiều tiềm năng, lợi thế để vùng Tây Nguyên thu hút được mạnh mẽ các nguồn đầu tư, từ đó phát triển nhanh, bền vững”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Tây Nguyên lần thứ hai - 2013 tổ chức sáng qua 12-4 tại Gia Lai.Cùng dự sự kiện quan trọng này có Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an - Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và hơn 600 đại biểu đại diện cho các bộ, ngành Trung ương, ngân hàng, doanh nghiệp.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu chỉ đạo Hội nghị xúc tiến đầu tư Tây Nguyên, lần thứ 2 |
20:16
ADB dự báo GDP của Việt Nam tăng 5,2% năm 2013
Viết bởi Unknown on 11 tháng 4, 2013 | 20:16
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã đưa ra dự báo Việt Nam có thể tăng trưởng 5,2% trong năm 2013 và 5,6% trong năm 2014.
Tại cuộc họp báo công bố báo cáo triển vọng phát triển châu Á 2013, đại diện ADB cho rằng, nền kinh tế Việt Nam ổn định trong năm 2012 nhờ việc thắt chặt chính sách trước đó đã kiềm chế lạm phát và cải thiện cán cân thanh toán.
Đại diện ADB cho rằng, nền kinh tế Việt Nam ổn định trong năm 2012 nhờ việc thắt chặt chính sách trước đó đã kiềm chế lạm phát và cải thiện cán cân thanh toán. |
18:08
Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao
Viết bởi Unknown on 9 tháng 4, 2013 | 18:08
“Bước vào thời kỳ mới, thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, cần xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định trong phát biểu khai mạc Hội nghị toàn quốc đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 14/8 tại Hà Nội.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với các đại biểu dự Hội nghị. |
18:40
Không thể có tự do báo chí không giới hạn
Viết bởi Unknown on 8 tháng 4, 2013 | 18:40
Trong quá trình góp ý xây dựng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, một số người đòi hỏi Việt Nam phải có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí “không nhất thiết phải theo quy định của pháp luật” và tư nhân được quyền ra báo, xuất bản. Đây là kiến nghị không những không phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế ở Việt Nam, mà còn ẩn chứa nhiều mưu toan, ý đồ thiếu thiện chí.
Đừng ảo tưởng về “ tự do báo chí tuyệt đối”!
“Tự do báo chí” là vấn đề không mới, nhưng rất nhạy cảm đối với mỗi quốc gia dân tộc. Thời gian gần đây, có một nhóm người đòi hỏi Việt Nam phải có tự do ngôn luận, tự do báo chí không giới hạn, tự do sử dụng internet mà “không cần kiểm soát bởi Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam”. Họ cho rằng, thế mới là một nền “tự do báo chí ưu việt” như các nước phát triển và hơn thế, để Việt Nam không bị xem là “một quốc gia bóp nghẹt tự do báo chí” và là “kẻ thù của internet”(!).
Khi đưa ra kiến nghị trên đây, hình như các “nhà dân chủ” đang bị “lóa mắt” và “ảo tưởng” về một “chân trời tự do báo chí tuyệt đối”! Trên thực tế, không có bất cứ quốc gia nào có nền báo chí tự do tuyệt đối, mà báo chí đều phải tuân thủ theo những nguyên tắc, luật lệ, chế tài nhất định của luật pháp và chính quyền. PGS,TS Nguyễn Văn Dững, Trưởng khoa Báo chí (Học viện Báo chí và Tuyên truyền), người đã dành nhiều thời gian nghiên cứu lịch sử báo chí thế giới, cho biết: Mỹ là một quốc gia phát triển hàng đầu thế giới, nên một số người viện dẫn tự do báo chí của quốc gia này như là một mẫu hình lý tưởng. Nhưng ngay từ khi ra đời, thời kỳ lịch sử nước Mỹ thuộc Anh, báo chí phải được cấp phép và chịu sự kiểm duyệt gắt gao trước khi xuất bản. Mặc dù Quốc hội Mỹ không được phép ra văn bản hạn chế tự do báo chí, nhưng kể từ năm 1787 đến nay, tòa án tối cao và chính quyền các bang của Mỹ đã ban hành hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật làm công cụ điều phối và kiểm soát tự do thông tin. Mặt khác, báo chí ở Mỹ bị chi phối bởi các tập đoàn truyền thông và quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền. Thế nên, đừng lầm tưởng và ảo tưởng là Mỹ có nền báo chí tự do vô hạn độ hay “tự do hoàn hảo”.
Nói về tự do báo chí “không giới hạn”, không thể không nhắc lại những “vụ điển hình” làm rúng động dư luận thế giới thời gian qua như: Vụ họa sĩ Đan Mạch vẽ tranh biếm họa về nhà tiên tri Mô-ha-mét; vụ một mục sư đạo Tin lành Mỹ đòi đốt kinh Cô-ran; vụ việc lính Mỹ đốt kinh Cô-ran ở Áp-ga-ni-xtan… Những vụ việc “quá trớn” này đã làm dư luận phản ứng dữ dội, thậm chí có nơi biến thành bạo loạn xã hội. Nhưng “đình đám nhất” phải kể đến vụ bê bối của tờ News of the World (Tin thế giới). Tháng 7-2011, tờ báo “lá cải” lớn nhất nước Anh đã phải đình bản vĩnh viễn sau 168 năm “làm mưa, làm gió” trên thương trường báo chí quốc tế do nhiều phóng viên bản báo bị cáo buộc là đã nghe lén điện thoại của hàng nghìn người dân để “săn tin”. Chả thế mà ông Nick Clegg, đương kim Phó thủ tướng nước Anh từng phải lên tiếng: Báo chí cần tự do để kiểm soát việc lạm dụng quyền lực của các chính trị gia và của xã hội nói chung, nhưng báo chí cũng không được phép lạm dụng quyền lực của họ!
Tự do báo chí không phụ thuộc vào “báo chí tư nhân”
Một số người “lập luận” rằng, phải cho tư nhân có quyền xuất bản báo, tạp chí thì mới bảo đảm quyền “tự do báo chí đích thực”. Bởi theo họ, xã hội dân chủ là một xã hội mà công dân được phép làm tất cả những gì mang lại lợi ích cho họ, trong đó có quyền được ra báo để có tiếng nói độc lập, có thông tin tự do hoàn toàn, có quyền “phản biện xã hội” thoải mái… như một số nước phát triển!
Đề cập đến vấn đề này, ông Lê Văn Nghiêm, Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông), người từng tham gia nhiều cuộc trao đổi, đối thoại cởi mở, thẳng thắn với một số tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn tìm hiểu về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam, cho rằng: Nhận định, đánh giá như vậy là phiến diện, thiếu quan điểm thực tiễn. Vì mỗi đất nước, mỗi quốc gia dân tộc đều có đặc điểm lịch sử và chế độ chính trị khác nhau. Thực tế ở Việt Nam không có báo chí tư nhân, nhưng hầu hết các ban, bộ, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương, các giai cấp, tầng lớp, các hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các giới, các thành phần trong xã hội đều có tờ báo, tạp chí, bản tin của mình. Mỗi công dân ViệtNam khi tham gia sinh hoạt, hoạt động ở tổ chức nào thì đều có ấn phẩm báo chí của tổ chức đó bảo đảm quyền được thông tin của mình.
Cùng chung quan điểm đó, ông Hà Minh Huệ, Phó chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, khi trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã khẳng định: Một nền báo chí có được xem là tự do hay không trước hết phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, bản chất, mục đích hoạt động của nó. Ở Việt Nam, một nền báo chí có chức năng, mục đích “Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện tự do ngôn luận của các tầng lớp nhân dân” đã được quy định rõ ràng tại Điều 6, Luật Báo chí năm 1989, không thể nói là nền báo chí ấy không phải của dân, do dân, vì dân. Vì vậy, Việt Nam không cần báo chí tư nhân nhưng mọi người dân vẫn được đáp ứng và hưởng thụ nhu cầu thông tin về tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống, về mọi mặt tình hình của đất nước và thế giới.
Quyền tự do báo chí phải được bảo đảm bằng pháp luật
Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là một trong những quyền cơ bản của con người luôn được Đảng, Nhà nước ta xem là một thuộc tính, một bản chất của chế độ ta. Vì vậy, ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, Điều 10 đã ghi rõ: “Công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận”. Điều 15, Hiến pháp năm 1959 bổ sung: “Công dân nước Việt Nam có các quyền tự do ngôn luận, báo chí”. Điều 67, Hiến pháp năm 1980 tiếp tục khẳng định: “Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí”. Cùng với quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, Điều 69, Hiến pháp năm 1992 bổ sung: Công dân có quyền được thông tin. Kế thừa nội dung các bản Hiến pháp trước, Điều 26 thuộc Chương II “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 xác định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, trên phương diện pháp lý, tất cả các bản Hiến pháp của nước ta từ khi ra đời đến nay đều khẳng định nhất quán, trước sau như một quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là một trong những quyền cơ bản nhất của con người, của mọi công dân. Nếu như một số quyền khác của con người được đề cập, bổ sung, phát triển ở các bản Hiến pháp sau này, thì quyền tự do báo chí đã được Nhà nước ta thừa nhận, tôn trọng, bảo đảm ngay sau khi chế độ dân chủ và chính quyền nhân dân được xác lập. Điều này như một minh chứng sinh động để khẳng định Nhà nước ta từ khi ra đời đến nay chưa bao giờ xem nhẹ hay ngăn cản quyền tự do báo chí chân chính của nhân dân.
Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn, việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí chỉ có giá trị và ý nghĩa khi nó được gắn liền với các quy định của pháp luật. Không thể có tự do báo chí trừu tượng, chung chung và cũng không thể lợi dụng tự do báo chí, tự do ngôn luận để đi ngược lại lợi ích quốc gia dân tộc và lợi ích của nhân dân. Nhà báo trước hết là một công dân. Nếu nhà báo vi phạm pháp luật cũng phải bị xử lý như các công dân khác phạm pháp. Còn ai cố tình lợi dụng dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí để bày tỏ công khai chống Đảng, Nhà nước, xâm hại lợi ích quốc gia dân tộc, xâm phạm lợi ích của tổ chức và công dân đều phải bị xử lý nghiêm minh. Đó là biểu thị sự công bằng, bình đẳng của pháp luật, chứ không phải là sự “bóp nghẹt tự do báo chí, thủ tiêu tự do ngôn luận” như một số thế lực phản động và những người thiếu thiện chí từng rêu rao. Điều 2, Luật Báo chí năm 1989 đã quy định: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình. Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân. Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng”. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với nội dung “Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền” (năm 1948) của Liên hợp quốc đã được khẳng định tại Điều 29: “Mỗi người đều có nghĩa vụ đối với cộng đồng, trong khi hưởng thụ các quyền về tự do cá nhân, phải chịu những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền tự do của người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”.
Trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, Việt Nam luôn nhận thức sâu sắc rằng, không thể có đổi mới, dân chủ và phát triển nếu không tôn trọng và phát huy đầy đủ quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của nhân dân. Vì đó không chỉ là một trong những quyền cơ bản của con người, mà còn là một trong những động lực quan trọng để mở rộng, phát huy dân chủ-một nguồn lực nội sinh góp phần thúc đẩy đất nước phát triển bền vững.
Theo QĐND
Nhãn:
Ảo tưởng,
Đảng và Nhà nước,
Tin Tức,
Ý kiến - Dư luận
23:32
60.000 hộ nghèo sẽ được hỗ trợ xây nhà tránh lũ
Viết bởi Unknown on 7 tháng 4, 2013 | 23:32
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý với đề nghị của Bộ Xây dựng và các địa phương về việc cho phép tiếp tục triển khai trên diện rộng chính sách hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện an toàn chỗ ở, ứng phó với lũ, lụt tại 14 tỉnh, thành phố khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, ước tính khoảng 60.000 hộ.
23:21
Bên cạnh đó, Trung đoàn còn tích cực tham gia các hoạt động cứu hộ, cứu nạn, các phong trào thi đua, công tác dân vận, tham gia xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, “Xoá đói giảm nghèo”,...
Kể từ năm 2003 đến nay, thực hiện nhiệm vụ tại tỉnh Phú Yên, Trung đoàn đã phát huy tính chủ động, tận dụng thời cơ, tổ chức huấn luyện bay linh hoạt theo đúng phương châm, tư tưởng chỉ đạo, bảo đảm huấn luyện bay vững chắc, an toàn, hoàn thành tốt kế hoạch được giao.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng quốc phòng trong thời bình, Thủ tướng lưu ý, thời gian tới, lực lượng vũ trang nói chung, Quân chủng Phòng không-Không quân và Trung đoàn 910 nói riêng, phải luôn luôn đề cao tinh thần cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu cao; tiếp tục xây dựng Không quân Nhân dân Việt Nam vững mạnh toàn diện theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, trong đó tập trung xây dựng các đơn vị vững mạnh về chính trị, làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm cho Quân chủng Phòng không-Không quân luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhắc nhở, Trung đoàn phải thường xuyên giáo dục cán bộ, chiến sỹ đề cao cảnh giác, tăng cường công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính trị-tư tưởng, coi trọng việc giáo dục về mục tiêu lý tưởng, phẩm chất, đạo đức và nhân cách, bảo đảm toàn Trung đoàn là một khối thống nhất ý chí và hành động, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, nhân dân, với chế độ xã hội chủ nghĩa.
Đồng thời, từng cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn cần tích cực nghiên cứu đổi mới nội dung, phương pháp huấn luyện, cập nhật kiến thức và phương pháp hiện đại của thế giới và khu vực, kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn, phát huy ý thức tự lực, tự cường, bảo đảm tốt công tác kỹ thuật hàng không, kỹ thuật hậu cần cho huấn luyện…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin tưởng, Trung đoàn Không quân 910 sẽ tiếp tục phát huy truyền thống, tinh thần đoàn kết, nhất trí, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong giai đoạn mới.
Thủ tướng thăm nơi đào tạo các phi công quân sự
Sáng 7/4, tại Phú Yên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới thăm và nói chuyện thân mật với cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Không quân 910.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trò chuyện cùng các chiến sĩ phi công Trung đoàn Không quân 910.Ảnh: VGP/Nhật Bắc. |
Trung đoàn Không quân 910, Quân chủng Phòng không-Không quân, có hơn 54 năm xây dựng và trưởng thành với những tên gọi khác nhau. Mặc dù từng đóng quân trên nhiều địa bàn khác nhau và triển khai nhiệm vụ chính trị cụ thể theo từng thời kỳ song Trung đoàn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao với thành tích trên nhiều mặt, nổi bật là đã tổ chức huấn luyện chiến đấu, đạo tạo được hàng ngàn phi công, góp phần giữ vững và nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị không quân trong thời kỳ mới.
Bên cạnh đó, Trung đoàn còn tích cực tham gia các hoạt động cứu hộ, cứu nạn, các phong trào thi đua, công tác dân vận, tham gia xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, “Xoá đói giảm nghèo”,...
Kể từ năm 2003 đến nay, thực hiện nhiệm vụ tại tỉnh Phú Yên, Trung đoàn đã phát huy tính chủ động, tận dụng thời cơ, tổ chức huấn luyện bay linh hoạt theo đúng phương châm, tư tưởng chỉ đạo, bảo đảm huấn luyện bay vững chắc, an toàn, hoàn thành tốt kế hoạch được giao.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nghe báo cáo về công tác huấn luyện chiến đấu tại Trung đoàn Không quân 910. Ảnh: VGP/Nhật Bắc. |
Nói chuyện thân mật với cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Không quân 910, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghi nhận và biểu dương những thành tích xuất sắc, những đóng góp to lớn mà cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn đã nỗ lực đạt được thời gian qua.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng quốc phòng trong thời bình, Thủ tướng lưu ý, thời gian tới, lực lượng vũ trang nói chung, Quân chủng Phòng không-Không quân và Trung đoàn 910 nói riêng, phải luôn luôn đề cao tinh thần cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu cao; tiếp tục xây dựng Không quân Nhân dân Việt Nam vững mạnh toàn diện theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, trong đó tập trung xây dựng các đơn vị vững mạnh về chính trị, làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm cho Quân chủng Phòng không-Không quân luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhắc nhở, Trung đoàn phải thường xuyên giáo dục cán bộ, chiến sỹ đề cao cảnh giác, tăng cường công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính trị-tư tưởng, coi trọng việc giáo dục về mục tiêu lý tưởng, phẩm chất, đạo đức và nhân cách, bảo đảm toàn Trung đoàn là một khối thống nhất ý chí và hành động, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, nhân dân, với chế độ xã hội chủ nghĩa.
Đồng thời, từng cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn cần tích cực nghiên cứu đổi mới nội dung, phương pháp huấn luyện, cập nhật kiến thức và phương pháp hiện đại của thế giới và khu vực, kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn, phát huy ý thức tự lực, tự cường, bảo đảm tốt công tác kỹ thuật hàng không, kỹ thuật hậu cần cho huấn luyện…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin tưởng, Trung đoàn Không quân 910 sẽ tiếp tục phát huy truyền thống, tinh thần đoàn kết, nhất trí, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong giai đoạn mới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kiểm tra tiến độ thi công Nhà ga hành khách Cảng hàng không Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Ảnh: VGP/Nhật Bắc. |
Sáng cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới thăm Dự án xây dựng Nhà ga hành khách Cảng hàng không Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Dự án này được khởi công tháng 8/2012 và dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 8/2013.
23:02
Sự thật 'bức điện tối mật' của Đại sứ Mỹ về Tướng Nguyễn Văn Hưởng - Kỳ cuối
Với những thông tin chính thức theo biên bản tốc ký các cuộc trao đổi của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng với các phái đoàn Hoa Kỳ, hẳn bạn đọc có thể hình dung tác hại của sự “tam sao thất bản”.
22:41
Thủ tướng nói gì tại Shangri-la?
Việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người đứng đầu Chính phủ đầu tiên của Việt Nam sẽ chính thức tham dự và trở thành diễn giả chính tại diễn đàn An ninh khu vực Đối thoại Shangri-la (SLD) lần thứ 12, do Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) tổ chức tại Singapore vào cuối tháng 5/2013, hiện đang là chủ đề “nóng” thu hút sự quan tâm, theo dõi của cộng đồng quốc tế. Và nhiều người tự hỏi, liệu nội dung quan trọng nào được Thủ tướng nhắc đến trong bài diễn văn tại diễn đàn này?
Bài phân tích của tác giả Bạch Dương sẽ cho thấy rõ vấn đề mà người đứng đầu Chính phủ Việt Nam phát biểu tại diễn đàn này và cũng để hiểu rõ Quan làm báo lại nổi điên, suy luận một cách rất ư là...vớ vẫn.