Breaking news:
Trang chủ » , , , , » Sự thật 'bức điện tối mật' của Đại sứ Mỹ về Tướng Nguyễn Văn Hưởng - Kỳ cuối

Sự thật 'bức điện tối mật' của Đại sứ Mỹ về Tướng Nguyễn Văn Hưởng - Kỳ cuối

Viết bởi Unknown on 7 tháng 4, 2013 | 23:02

Với những thông tin chính thức theo biên bản tốc ký các cuộc trao đổi của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng với các phái đoàn Hoa Kỳ, hẳn bạn đọc có thể hình dung tác hại của sự “tam sao thất bản”.


 
 
Đại sứ Michalak:

Chúng tôi đã bày tỏ thái độ rất rõ ràng, cần duy trì khu vực này ở trạng thái mở đối với các hoạt động thông thường và cần phải làm như vậy. Chúng tôi cũng muốn hỏi xem Việt Nam khả năng đi xa đến mức nào, nếu như tôi đưa tàu sân bay vào khu vực tranh chấp đó thì liệu ngài có đi cùng tôi ra tàu sân bay tham quan không?

Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng:

- Nếu ngài đưa tàu sân bay vào đó để nhằm mục đích răn đe, hay cảnh giới thì đó sẽ là một sai lầm lớn. Chúng tôi phải mời tàu sân bay của các ngài ra khỏi khu vực tranh chấp ngay lập tức. Chúng tôi nói về phương diện khác, phương diện về thái độ. Và nếu như ta thực sự tin tưởng lẫn nhau thì quan điểm phải có cái gì đó giải tỏa, có cái gì đó phù hợp. Thí dụ gần đây, cơ quan tình báo hai nước thường đặt vấn đề trao đổi tin về chống khủng bố và một số việc khác. Muốn vậy, quan điểm hai bên phải phù hợp. Về chủ quyền của mình tại một số hòn đảo ở biển Đông, Việt Nam có những dấu ấn lịch sử tại đó để minh chứng.

Những người chống đối Nhà nước trước đây, chúng tôi vẫn cho phép họ gặp những nhân viên nước ngoài trong đó có các nhân viên ngoại giao Mỹ. Thế nhưng những người nước ngoài sau khi đã được gặp mặt những nhân vật chống đối này thường đưa ra những thông tin không chính xác. Tôi thấy, tất cả những đại sứ hay những người mới đều vào Huế để gặp các nhân vật chống đối hay xin gặp Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân. Ngài giải thích với tôi, đó là những nhân vật mà phía Mỹ quan tâm.


Nên ngài phải rút kinh nghiệm rằng, sau này có đi địa phương, cứ đi vào các trại mồ côi, người ta nhìn vào các ngài sẽ khác. Liên quan đến TLSQ tại TP Hồ Chí Minh, theo luật pháp Việt Nam cũng như quốc tế thì cơ quan lãnh sự chỉ thực hiện chức năng về lãnh sự chứ không giải quyết các vấn đề chính trị xã hội. 
 
Những người chống đối Chính phủ Việt Nam sau các cuộc gặp với nhân viên ngoại giao Mỹ đều cho rằng họ được Mỹ hỗ trợ. Lãnh đạo các địa phương cũng đã kiến nghị với chúng tôi rằng, nếu các ngài có đi địa phương thì nên báo trước lịch làm việc, sẽ gặp ai, cần thông tin gì, thì họ sẽ bố trí và chủ động cung cấp thông tin. Chính vì lãnh đạo địa phương luôn nghĩ rằng, nhân viên ngoại giao Mỹ gặp tức là sẽ hỗ trợ cho các cá nhân chống đối Chính phủ nên họ sẽ không muốn cho các ngài gặp lần sau nữa. Tôi thì chưa từ chối cho phép các ngài tiếp xúc với bất cứ trường hợp nào.

Đại sứ Michalak:

- Cảm ơn ngài Thứ trưởng, ngài đã rất có nhã ý tạo điều kiện cho tôi gặp những người chúng tôi cần và tôi đánh giá cao sự giúp đỡ của ngài. Và tôi vẫn cần phải gặp những nhân vật đó nữa, nhất là những người đang ngồi tù, vì nếu tôi không làm thế, tôi sẽ chịu áp lực rất lớn từ phía Mỹ và có thể tôi sẽ phải quay về nước. 
 
Tôi tin rằng bản thân mình đã làm được rất nhiều cho mối quan hệ hữu nghị Việt Nam – Mỹ và vấn đề nhân quyền cũng chỉ là một phần trong mối quan hệ song phương thôi nhưng lại là một phần rất quan trọng và tôi mong muốn sẽ có thể làm được nhiều hơn. Tôi muốn rằng các ngài sẽ phải tinh tế hơn trong phương thức xử lý vấn đề.

Ngài có nhận ra một điều rằng, năm ngoái không có một công dân Mỹ nào bị bắt vì tội xâm phạm nhân quyền. Năm ngoái cũng có trường hợp Việt Nam bắt quay về nước ngay tại sân bay, không cho nhập cảnh. Chúng tôi đã nói với những người dân của mình rằng, nếu bạn thuộc một tổ chức nào đó thì rất có thể khi nhập cảnh Việt Nam bạn sẽ bị bắt quay trở lại và không được nhập cảnh. 
 
Chúng tôi cũng nói với họ rằng, chúng tôi không nhất trí với các quy định của pháp luật Việt Nam và hai bên sẽ thảo luận thêm về vấn đề này. Cũng có những trường hợp rằng có những người ở khách sạn một thời gian sau đó bị thẩm vấn bởi các cán bộ Công an Việt Nam. Ít nhất một trường hợp có 2 phụ nữ khi vào Việt Nam giải quyết các vấn đề nhân đạo thì lãnh đạo trong nước đã yêu cầu một người ở lại trong nước còn một người phải xuất cảnh.

Về trường hợp đó, chúng tôi không thể nói rằng Việt Nam đã có những tiến bộ về nhân quyền. Các ngài đã cho phép Thượng nghị sĩ James Webb đến thăm 2 chủng viện phía Bắc và phía Nam. Tất cả những điều này đã có tác động rất tích cực đối với quan hệ song phương Việt – Mỹ. Tuy nhiên như vậy là chưa đủ. Và những điều chúng ta đang nói đây là để cùng nhau tìm ra một phương thức phù hợp. Chúng tôi muốn bố trí một chuyến thăm nữa của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế (UB TDTG QT). Tại chuyến thăm lần trước, UB TDTG QT đã làm không được tốt lắm và lần này tôi biết họ sẽ làm thế nào.


Và tôi cho rằng, việc tạo điều kiện cho họ làm việc tại Việt Nam sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị 2 nước. Chúng tôi đi bất cứ đâu cùng họ, họ nói lại những điều họ cảm nhận, chúng tôi nói lại những điều chúng tôi cảm nhận và đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ đã không nhất trí với những gì mà UB TDTG QT báo cáo lại. 
 
Hãy cứ để cho họ đến những nơi mà họ muốn, nói những gì mà họ muốn, còn chúng tôi sẽ nêu lên ý kiến riêng của bản thân. Tôi muốn nói rằng, trước đây Việt Nam đã đạt được những tiến bộ về tự do tôn giáo, nhưng Mỹ vẫn muốn đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo. Và đó là điều không đúng. UB TDTG QT khuyến nghị đưa Việt Nam vào danh sách CPC nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ đã nói: “Không, không có lý do để làm như vậy”.

Gần đây có một tổ chức quốc tế mà tôi không nhớ tên chính xác (nếu các ngài muốn tôi sẽ gửi lại sau) đã nói rằng Việt Nam đang thoát dần khỏi vị trí các nước đứng đầu trong việc ngăn cản người dân thực hành quyền tự do tín ngưỡng. Do vậy, tôi nghĩ rằng Việt Nam nên để đoàn UB TDTG QT phát biểu những gì họ muốn để nếu khi họ trở về Mỹ họ có đưa ra những báo cáo tiêu cực về tình hình tôn giáo Việt Nam thì các bạn có thể dẫn chứng từ báo cáo của tổ chức quốc tế kia và báo cáo từ Bộ Ngoại giao Mỹ về sự khác biệt. 
 
Và nói về niềm tin lẫn nhau, khi Việt Nam nói đã cải thiện được tình hình tự do tôn giáo và chúng tôi nhận thấy điều đó nên chúng tôi sẽ tiếp tục tin và đưa ra những tuyên bố về sự cải thiện tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam. Tôi tin rằng, ngài có rất nhiều ý kiến về những điều tôi vừa nói.

Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng:

- Chúng tôi cần nói rằng, chúng tôi chưa từng phản đối những phái đoàn như vậy khi vào Việt Nam, chúng tôi rất hoan nghênh đoàn UB TDTG QT.


Đại sứ Michalak:

- Quan điểm của Bộ Công an là đồng ý phải không?

Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng:

- Tất cả nhân viên ngoại giao mới phải hiểu pháp luật Việt Nam. Những người đang trong quá trình điều tra thì không được gặp bất cứ ai, kể cả công dân Việt Nam. Còn những người đang thụ án trong trại giam, nếu các ngài có nhu cầu, chúng tôi sẽ tạo điều kiện. 
 
Nghiêm cấm các hoạt động gặp gỡ để xúi giục phạm tội. Như chúng tôi đã cho phép các ngài gặp Lê Thị Công Nhân vào dịp tết vừa qua, nhưng đối với ông Hùng, người đang trong quá trình điều tra thì không gặp được. Mai tòa tuyên án ông Hùng, các ông đến mà xem.

Đại sứ Michalak:

- Tình hình sức khỏe của ông Hùng tốt chứ?

Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng:

- Sức khỏe tốt.

Đại sứ Michalak:

- Chúng tôi cũng thấy Nhân rất khỏe mạnh.

Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng:

- Tôi là bạn của ông, bạn thân nữa là khác. Tôi còn là bạn của lãnh đạo FBI. Ông có nghĩ là bản thân Mỹ nên nhìn lại mình trong các hoạt động quốc tế, những gì Mỹ làm đều chỉ làm hình ảnh của Mỹ xấu đi. Đó là vì các hoạt động của Mỹ ở Iraq, Afghanistan, CHDCND Triều Tiên. Nên tôi nghĩ, Mỹ nên điều chỉnh lại mình trước. Mặc dù chúng tôi biết Mỹ đã giúp đỡ rất nhiều cho các thành viên quốc tế nhưng hình ảnh Mỹ đang bị ảnh hưởng tiêu cực hơn rất nhiều. 
 
Trái lại, Trung Quốc lại có thể làm tốt hơn. Nếu các ngài cứ tiếp tục chính sách của mình như hiện nay, sẽ bị coi là can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. Tôi thấy trong bài phát biểu nhậm chức của ông Obama có cái mới đó là Mỹ muốn thay đổi vị thế trên trường quốc tế. Mỹ muốn thay đổi quan hệ của các nước đối với Mỹ. 
 
Tôi chỉ khuyên ngài rằng, quan hệ hữu nghị Mỹ – Việt đang ở mức tốt nhất từ trước tới giờ, thế nhưng về lịch sử mà nói rằng, cái gì mà Mỹ mang lại cho Việt Nam vẫn còn rất nặng nề đối với đa số người dân Việt Nam. Để có thể thoát khỏi quá khứ, Mỹ nên thúc đẩy quan hệ hữu nghị với Việt Nam hơn nữa, không những thế còn cải thiện được trong nhận thức và tăng sự tin tưởng lẫn nhau. Việc Tổng thống Bush hỗ trợ phòng chống HIV, rà phá bom mìn, giải quyết chất độc da cam là những bước tiến để tạo sự tin tưởng lẫn nhau. 
 
Và ông Obama cũng nói Mỹ sẽ giúp đỡ quốc tế về các vấn đề phòng chống bệnh dịch, môi trường hơn là việc sử dụng sức mạnh quân sự đối với các nước khác. Chúng tôi rất hoan nghênh đoàn UB TDTG QT Mỹ tới Việt Nam và hoan nghênh cả những đoàn khác đến thăm và làm việc tại Việt Nam để tạo điều kiện cho mối quan hệ hữu nghị trở nên tốt hơn. Chúng tôi đảm bảo không có hoạt động khủng bố ở Việt Nam.

Đại sứ Michalak:

- Vấn đề là khủng bố theo định nghĩa của ai?

Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng:

- Không để bất cứ công dân Mỹ nào chết ở Việt Nam do tội phạm khủng bố. Đó là điều hy vọng nhất của tôi. Còn phải phân biệt rõ đâu là luật pháp. Chúng tôi có quyền cho hoặc không cho nhập cảnh Việt Nam dù việc đó không đảm bảo nhân quyền con người đó. Còn chúng tôi không cho phép ai, chúng tôi sẽ thông báo cho các ngài lý do cụ thể. Hôm nay chúng ta chấm dứt ở đây thôi.

Đại sứ Michalak:

- Lần tới tôi sẽ mời ngài tới nhà tôi và ăn một số món ăn Việt Nam.


Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng:

- Hiện nay, tình hình kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn. Trong lãnh thổ Việt Nam có rất nhiều tội phạm từ các nước đến nên Việt Nam sẽ phải kiểm soát rất chặt về xuất nhập cảnh và sẽ xử lý rất kiên quyết. Tôi học được phương pháp này từ người Mỹ đấy. Tôi sẽ cho kiểm tra từ giày lên đầu.
Đại sứ Michalak:

- Tôi thấy, khi chúng ta chưa gặp nhau thì các chủ đề cuối buổi thường hay nhất cho nên lần sau cần bắt đầu từ các vấn đề còn bỏ dở ở các buổi trước đó. Nhưng những điều chúng ta thảo luận với nhau đều là không chính thức, nằm ngoài văn bản.

Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng:

-Vì chính thức hay không thì ông vẫn là Đại sứ, còn tôi vẫn là Thứ trưởng Bộ Công an.

Đại sứ Michalak:

- Tôi cũng mừng là ngài đã đề cập đến ông Obama cũng như ông đã nói Mỹ nên nhìn lại bản thân mình và đó cũng là những điều mà nhân dân chúng tôi nhìn lại trong toàn bộ quá trình tổng tuyển cử.

Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng:

- Để một dịp khác chúng tôi sẽ nói với ngài những gì chúng tôi nhìn nhận về Mỹ. Nếu chúng tôi áp dụng đường lối kinh tế như Mỹ, chúng tôi sẽ thất bại. Nếu chúng tôi có các hoạt động như của Mỹ đối với Lào, Campuchia, hình ảnh Việt Nam sẽ xấu đi rất nhiều. Tôi nói với ngài rất tâm huyết, như giúp người bạn thân nhìn lại mình.

Đại sứ Michalak:

- Vậy cách nhìn của Việt Nam về Lào và Campuchia như thế nào?


Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng:

- Vậy xin hỏi quan điểm của các ngài?

Đại sứ Michalak:

- Theo tôi được biết thì quan hệ của Việt Nam với Lào và Campuchia là quan hệ anh em.


Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng:

- Lịch sử của chúng tôi có những giai đoạn gắn với nhau, để bảo vệ đất nước, chống lại kẻ thù chung. Tôi mong muốn họ có quan hệ quốc tế tốt, chỉ tiếc rằng Việt Nam quá nghèo không thể giúp nhiều cho họ. Mỹ chỉ cần bớt đi số tiền sản xuất vài quả tên lửa và đem giúp Lào thì Lào sẽ trở nên khá hơn. Chúng tôi coi Lào, Campuchia như anh em, thậm chí chúng tôi còn coi họ là anh.

Đại sứ Michalak:

- Ngài có biết hai nước này nhận được viện trợ ODA nhiều hơn Việt Nam không?


Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng:

- Tôi không biết nhưng chỉ biết rằng Trung Quốc giúp đỡ nhiều hơn Mỹ.


Đại sứ Michalak (cười):

- Nếu tôi nhập ngũ thì có lẽ giờ tôi cũng là tướng rồi và vẫn có thể gặp ông để nói hết những điều tôi muốn. Theo quy tắc lễ tân, vị trí của tôi ngang với vị trí của tướng 3 sao, thậm chí 4 sao.

Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng:

- Đấy là ngài ước thế thôi. Ngài nên nhớ rằng, khi ngài nghỉ hưu ngài không được gọi là tướng nữa, nhưng chúng tôi vẫn được.


Đại sứ Michalak:

- Nhưng khi tôi nghỉ hưu vẫn được gọi là Đại sứ và Đại sứ quán vẫn nhớ đến tôi.
Chia sẻ tin này :

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đóng góp ý kiến

 
Copyright © 2012. Quan Làm Báo - All Rights Reserved
Mọi đóng góp, ý kiến xin gởi đến quanlambao1@gmail.com