Trong cuộc gặp với bạn bè mới đây, nhà báo Lưu Đình Triều, công tác tại báo Tuổi Trẻ TP.HCM đã phản ứng gay gắt những chi tiết có liên quan đến mình trong cuốn “Bên thắng cuộc” của Huy Đức
Theo ông Lưu Đình Triều, tác giả Huy Đức đã cắt xén và trích dẫn không đầy đủ những lời tâm sự về cuộc đời ông. Cũng theo ông Triều, những ngày qua, ông sống rất khổ tâm vì phải giải thích cho gia đình, cơ quan, bạn bè hiểu rõ đầu đuôi câu chuyện
Cuốn sách Bên thắng cuộc có nhiều chi tiết bị nhà báo Lưu Đình Triều phản ứng gay gắt vì cắt xén, trích dẫn không đầy đủ.
Ông Triều nói: “Mấy đứa em của tôi ở Hà Nội khi đọc cuốn sách này đã trách ông sao nặng lời với cha mình (nhà báo Lưu Quý Kỳ) như vậy. Nhưng sự thật tôi đã có nhiều câu nhận xét cao đẹp về cha mình, nhưng tác giả cuốn sách đã không đưa vào”.
Để chứng minh những phản ứng của mình là đúng, ông Triều cho biết, cuối tháng 4.2010 ông đã trả lời phỏng báo Thế giới & Hội nhập, một ấn phẩm của báo Nông thôn Ngày nay, về cuộc đời ông trước, trong và sau 1975.
Về chi tiết liên quan đến mình trong “Bên thắng cuộc”, ông Triều nói, chính xác như tôi đã trả lời phỏng vấn TG&HN là: "…Sau này khi tôi đang học tập cải tạo, ba tôi vào Sài Gòn công tác được Trưởng trại mời lên bàn chuyện bảo lãnh. Ông từ chối và muốn tôi có thời gian học tập, rèn luyện như những người khác. Ông cũng từ chối sự ưu ái được thăm con không theo quy định mà chỉ viết một lá thư nhờ chuyển. Đến giờ tôi vẫn nhớ như in là mình đã cầm lá thư chạy ra vườn rau, lặng lẽ vừa đọc thư vừa khóc. Tôi giận, thầm trách ba tôi đã không thương tôi, lại bỏ tôi bơ vơ như thuở nào…Tôi đã xé là thư ấy để rồi mãi sau này mới cảm nhận ra rằng đó là một cách thương con, rèn con của riêng ba tôi…”
Cũng trong bài trả lời phỏng vấn TG&HN, nhà báo Lưu Đình Triều đã kể lại chuyện thi đậu vào trường báo chí Hà Nội, dù dư điểm nhưng phải chờ ý kiến của ban lãnh đạo Ban Tuyên huấn trong đó có kèm cả lời bảo lãnh của cha ông.
Được biết năm 1954, ông Lưu Quý Kỳ, nguyên vụ trường vụ báo chí (Ban Tuyên huấn Trung ương), Tổng thư ký Hội nhà báo Việt Nam rời miền Nam tập kết ra Bắc. Trong thế sự rối ren ấy, ông buộc lòng để lại 2 đứa con ở miền Nam. Một trong hai người con đó là ông Lưu Đình Triều. Năm 1972, ông Triều bị bắt đi quân dịch và bị đưa vào Trường dự bị sĩ quan Thủ Đức của chính quyền Sài Gòn.
Ngày giải phóng ông đã được đoàn tụ gia đình và như bao người lính khác, sau khi học tập cải tạo trở về ông đã hòa nhập với cuộc sống mới và được cất nhắc lên đến vị trí Tổng thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ .
Ông Triều nói: “Mấy đứa em của tôi ở Hà Nội khi đọc cuốn sách này đã trách ông sao nặng lời với cha mình (nhà báo Lưu Quý Kỳ) như vậy. Nhưng sự thật tôi đã có nhiều câu nhận xét cao đẹp về cha mình, nhưng tác giả cuốn sách đã không đưa vào”.
Để chứng minh những phản ứng của mình là đúng, ông Triều cho biết, cuối tháng 4.2010 ông đã trả lời phỏng báo Thế giới & Hội nhập, một ấn phẩm của báo Nông thôn Ngày nay, về cuộc đời ông trước, trong và sau 1975.
Về chi tiết liên quan đến mình trong “Bên thắng cuộc”, ông Triều nói, chính xác như tôi đã trả lời phỏng vấn TG&HN là: "…Sau này khi tôi đang học tập cải tạo, ba tôi vào Sài Gòn công tác được Trưởng trại mời lên bàn chuyện bảo lãnh. Ông từ chối và muốn tôi có thời gian học tập, rèn luyện như những người khác. Ông cũng từ chối sự ưu ái được thăm con không theo quy định mà chỉ viết một lá thư nhờ chuyển. Đến giờ tôi vẫn nhớ như in là mình đã cầm lá thư chạy ra vườn rau, lặng lẽ vừa đọc thư vừa khóc. Tôi giận, thầm trách ba tôi đã không thương tôi, lại bỏ tôi bơ vơ như thuở nào…Tôi đã xé là thư ấy để rồi mãi sau này mới cảm nhận ra rằng đó là một cách thương con, rèn con của riêng ba tôi…”
Cũng trong bài trả lời phỏng vấn TG&HN, nhà báo Lưu Đình Triều đã kể lại chuyện thi đậu vào trường báo chí Hà Nội, dù dư điểm nhưng phải chờ ý kiến của ban lãnh đạo Ban Tuyên huấn trong đó có kèm cả lời bảo lãnh của cha ông.
Được biết năm 1954, ông Lưu Quý Kỳ, nguyên vụ trường vụ báo chí (Ban Tuyên huấn Trung ương), Tổng thư ký Hội nhà báo Việt Nam rời miền Nam tập kết ra Bắc. Trong thế sự rối ren ấy, ông buộc lòng để lại 2 đứa con ở miền Nam. Một trong hai người con đó là ông Lưu Đình Triều. Năm 1972, ông Triều bị bắt đi quân dịch và bị đưa vào Trường dự bị sĩ quan Thủ Đức của chính quyền Sài Gòn.
Ngày giải phóng ông đã được đoàn tụ gia đình và như bao người lính khác, sau khi học tập cải tạo trở về ông đã hòa nhập với cuộc sống mới và được cất nhắc lên đến vị trí Tổng thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ .
Minh Đức
(Phó TBT báo Nông thôn ngày nay, cựu Tổng Thư ký báo Tuổi trẻ)
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đóng góp ý kiến