“Hoá ra là vậy”, câu nói ấy đã thành lời hay để trong lòng của tất cả những ai đã đọc bài “Sự thật về nhà thờ của gia đình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Kiên Giang” vừa được đăng tải trên NB&CL, sau đó được nhiều tờ báo đăng lại trong mấy ngày vừa qua.
Hết nhà thờ họ của Thủ Tướng, những kẻ xấu lại đem dinh thự của bà Benazir Bhutto (người hai lần làm thủ tướng Pakistan (1988–1990; 1993–1996) gán ghép cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Té ra Chuyện về nhà thờ họ của gia đình Thủ tướng không như người ta đồn thổi, không như các trang mạng dấm dúi đã viết. Nhà báo kia đã đi đến tận nơi, mắt thấy, tai nghe, tay chụp hình ghi lại người thực, cảnh thực, việc thực. Nhà thờ họ của gia đình ông Thủ tướng hoá ra cũng chỉ như hầu hết những nơi thờ tự bình dị của các gia đình Việt Nam, cốt quý ở sự thanh tao, tôn kính anh linh tiền nhân, chứ không hề to tát hay xa hoa như người ta đồn thổi.
Lại nhớ một dạo cách đây chưa lâu, có ai đó đưa lên mạng hình ảnh một lâu đài nguy nga tráng lệ rồi chú thích đấy là biệt thự của gia đình ông Thủ tướng. Nhiều người không khỏi sững sờ, bán tín, bán nghi. Mãi đến khi có người chỉ ra rằng hình ảnh đó đích thị một nghìn phần nghìn là lâu đài của Thủ tướng Paskitan, Benazir Bhutto, thì mọi người mới vỡ lẽ “hoá ra là như vậy”, ông Thủ tướng đã bị người ta gán ghép trắng trợn.
Còn nữa, vừa qua trong một hội nghị có một vị cao niên đã nói liều: Thủ tướng khi còn làm bí thư huyện uỷ Phú Quốc đã để xảy ra những vụ buôn lậu ở huyện, mà tỉnh không xử lý. Tôi tìm hiểu mới biết sự thật thì ông Thủ tướng không có làm bí thư Phú Quốc. Thời đó ông làm bí thư huyện uỷ Hà Tiên và trong huyện không xảy ra vụ buôn lậu nào. Vị cao niên này cũng nói vài việc nữa nhưng sự thật thì…chẳng có tí sự thật nào cả, hay đúng hơn đó là “sự thật” giống như lâu đài của bà Bhutto nói ở trên mà thôi.
Tôi là một trong số nhiều người chưa hài lòng với những gì mà ông Thủ tướng đã làm được ở cương vị lãnh đạo Chính phủ. Đất nước vẫn còn nhiều khó khăn, ổn định kinh tế chưa bền vững; nợ xấu chưa giải quyết được; hàng tồn kho còn nhiều, nhất là nhà đất; nạn tham nhũng vẫn còn gây nhức nhối lòng người… Những người ngay thẳng có thể và có quyền phê bình, góp ý ông, nhưng chẳng ai vì thế mà lại đi bịa đặt trắng trợn để bôi đen uy tín của ông. Những người đàng hoàng đã thẳng thắn chất vấn ông trước Quốc hội, trước thanh thiên bạch nhật để cả bàn dân, thiên hạ cùng quan tâm theo dõi. Còn ông thì đã chân thành nhận trách nhiệm, nhận hết yếu kém về mình và trình bày rõ ràng, thuyết phục về kế hoạch lãnh đạo Chính phủ đưa đất nước vượt qua thử thách khó khăn. Ông đã nói lên sự thật với tất cả lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước dân và rồi ông, từng bước làm như đã hứa, làm thật. Tôi rất tâm đắc điều mà Đại biểu Quốc hội, Nhà Sử học Dương Trung Quốc nói đại ý đó chính là điều ta trân trọng một nhân cách, tôn trọng ông.
Trở lại với bài của nhà báo Ngọc Niên nói ở trên, đọc xong tôi bỗng không khỏi nhói lên cảm giác lo âu. Tôi không ngạc nhiên vì sao ông Thủ tướng có người chỉ trích. Thủ tướng ở quốc gia nào chả bị xăm soi, chả bị người ta xét nét về năng lực, về gia đình và tư cách. Chính khách thường phải đối diện với thực tế nghiệt ngã ấy. Nhưng tôi quá ngỡ ngàng là vì sao những chuyện bịa đặt trắng trợn về ông như vậy cứ lan truyền râm ran cho đến trước khi bài báo kia ra đời, chẳng ai chịu đi tìm sự thật. Hàng mấy trăm tờ báo chân chính, hàng ngàn Nhà báo chính danh của đất nước tốt đẹp này ở đâu, sao lại im lặng để cho nhân dân hoang mang, không biết đâu thực, đâu giả mà lần. Gơ ben, một trong những trùm phát xít đã ra ma từ lâu, nhưng cái thủ đoạn chiến tranh tâm lý: “Sự thật là điều dối trá được lặp đi lặp lại nhiều lần”, có vẻ như vẫn còn nguyên sự độc hại, như những loạt súng hoa cải chết người nấp trong bóng tối nã đạn tâm lý vào cuộc sống.
Tôi bỗng ớn da gà, ông Thủ tướng mà còn bị người ta nửa tin nửa ngờ, thậm chí chẳng ai lên tiếng nói lên sự thật bảo vệ ông trước những điều bịa đặt như thế, thì cái thiệt của cá nhân ông thật sự chưa đáng lo bằng cái thiệt của chính thể khi nguy cơ văn hoá bôi nhọ, văn hoá “gắp lửa bỏ bàn tay người khác” sẽ trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”. Nếu bạn bị vu oan, bôi đen, tâm hồn bạn và người thân của bạn sẽ thế nào?
Lại nhớ một dạo cách đây chưa lâu, có ai đó đưa lên mạng hình ảnh một lâu đài nguy nga tráng lệ rồi chú thích đấy là biệt thự của gia đình ông Thủ tướng. Nhiều người không khỏi sững sờ, bán tín, bán nghi. Mãi đến khi có người chỉ ra rằng hình ảnh đó đích thị một nghìn phần nghìn là lâu đài của Thủ tướng Paskitan, Benazir Bhutto, thì mọi người mới vỡ lẽ “hoá ra là như vậy”, ông Thủ tướng đã bị người ta gán ghép trắng trợn.
Còn nữa, vừa qua trong một hội nghị có một vị cao niên đã nói liều: Thủ tướng khi còn làm bí thư huyện uỷ Phú Quốc đã để xảy ra những vụ buôn lậu ở huyện, mà tỉnh không xử lý. Tôi tìm hiểu mới biết sự thật thì ông Thủ tướng không có làm bí thư Phú Quốc. Thời đó ông làm bí thư huyện uỷ Hà Tiên và trong huyện không xảy ra vụ buôn lậu nào. Vị cao niên này cũng nói vài việc nữa nhưng sự thật thì…chẳng có tí sự thật nào cả, hay đúng hơn đó là “sự thật” giống như lâu đài của bà Bhutto nói ở trên mà thôi.
Tôi là một trong số nhiều người chưa hài lòng với những gì mà ông Thủ tướng đã làm được ở cương vị lãnh đạo Chính phủ. Đất nước vẫn còn nhiều khó khăn, ổn định kinh tế chưa bền vững; nợ xấu chưa giải quyết được; hàng tồn kho còn nhiều, nhất là nhà đất; nạn tham nhũng vẫn còn gây nhức nhối lòng người… Những người ngay thẳng có thể và có quyền phê bình, góp ý ông, nhưng chẳng ai vì thế mà lại đi bịa đặt trắng trợn để bôi đen uy tín của ông. Những người đàng hoàng đã thẳng thắn chất vấn ông trước Quốc hội, trước thanh thiên bạch nhật để cả bàn dân, thiên hạ cùng quan tâm theo dõi. Còn ông thì đã chân thành nhận trách nhiệm, nhận hết yếu kém về mình và trình bày rõ ràng, thuyết phục về kế hoạch lãnh đạo Chính phủ đưa đất nước vượt qua thử thách khó khăn. Ông đã nói lên sự thật với tất cả lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước dân và rồi ông, từng bước làm như đã hứa, làm thật. Tôi rất tâm đắc điều mà Đại biểu Quốc hội, Nhà Sử học Dương Trung Quốc nói đại ý đó chính là điều ta trân trọng một nhân cách, tôn trọng ông.
Trở lại với bài của nhà báo Ngọc Niên nói ở trên, đọc xong tôi bỗng không khỏi nhói lên cảm giác lo âu. Tôi không ngạc nhiên vì sao ông Thủ tướng có người chỉ trích. Thủ tướng ở quốc gia nào chả bị xăm soi, chả bị người ta xét nét về năng lực, về gia đình và tư cách. Chính khách thường phải đối diện với thực tế nghiệt ngã ấy. Nhưng tôi quá ngỡ ngàng là vì sao những chuyện bịa đặt trắng trợn về ông như vậy cứ lan truyền râm ran cho đến trước khi bài báo kia ra đời, chẳng ai chịu đi tìm sự thật. Hàng mấy trăm tờ báo chân chính, hàng ngàn Nhà báo chính danh của đất nước tốt đẹp này ở đâu, sao lại im lặng để cho nhân dân hoang mang, không biết đâu thực, đâu giả mà lần. Gơ ben, một trong những trùm phát xít đã ra ma từ lâu, nhưng cái thủ đoạn chiến tranh tâm lý: “Sự thật là điều dối trá được lặp đi lặp lại nhiều lần”, có vẻ như vẫn còn nguyên sự độc hại, như những loạt súng hoa cải chết người nấp trong bóng tối nã đạn tâm lý vào cuộc sống.
Tôi bỗng ớn da gà, ông Thủ tướng mà còn bị người ta nửa tin nửa ngờ, thậm chí chẳng ai lên tiếng nói lên sự thật bảo vệ ông trước những điều bịa đặt như thế, thì cái thiệt của cá nhân ông thật sự chưa đáng lo bằng cái thiệt của chính thể khi nguy cơ văn hoá bôi nhọ, văn hoá “gắp lửa bỏ bàn tay người khác” sẽ trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”. Nếu bạn bị vu oan, bôi đen, tâm hồn bạn và người thân của bạn sẽ thế nào?
Có một nhà văn nước ngoài nào đó đã cảnh báo chúng ta rằng: Loài người hãy cảnh giác đối với thói vô cảm, thờ ơ trước cái xấu, cái ác. Gieo rắc những thông tin mù mờ, sai sự thật để thoả mãn những mục đích thấp hèn chính là cái xấu, cái ác, không thể nhân nhượng. Cái ác hôm nay đánh vào được một người, nó sẽ đánh vào được một tập thể, nếu không được ngăn chặn kịp thời, ngày mai nó sẽ làm cho cả xã hội hoang mang, mất lòng tin, rồi trở nên bấn loạn, rối ren. Và sự đổ vỡ bắt đầu từ đó.
Việt Hưng
+ nhận xét + 3 nhận xét
Đúng là có những kẻ đang âm mưu hạ uy tín của Thủ tướng đây.
Đây là những kẻ núp trong bóng tối, ném đá giấu tay, vu oan giá họa vào ngài Thủ tướng, hạ uy tín của ngài trong mắt nhân dân.
Những ai đọc bài viết này thì hãy góp 01 comment để thể hiện ý chí và hành động phản đối với những kẻ dùng thủ đoạn xuyên tạc sự thật, vu khống thông tin sai sự thật...để hạ uy tín, gây ảnh hưởng xấu đến người khác.
Cảm ơn tác giả và QLB 111 đã bày tỏa quan điểm và làm sáng tỏa sự thật!
Một số kẻ cơ hội đã lợi dụng và sử dụng báo chí như công cụ để tạo dư luận, thông tin xấu về người khác, trả thù cá nhân.
Cần phải xử lý những kẻ cơ hội này.
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đóng góp ý kiến