Năm 2012 nền Kinh tế Xã hội nước ta có những bước tiến mới: Kinh tế đã dần vượt qua lạm phát và phát triển. Xã hội tiếp tục ổn định về mọi mặt. Trên các mặt kinh tế xã hội có sự xuất hiện và chỉ đạo kịp thời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
Những chỉ số lạc quan
Tại Kỳ họp thứ tư Quốc hội khoá XIII, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Chính phủ luôn theo sát, thấu hiểu và hết sức chia sẻ những khó khăn, thách thức mà doanh nghiệp phải trải qua, đã và đang tiếp tục tìm mọi giải pháp tạo điều kiện cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất. Thủ tướng nhấn mạnh 4 nhóm giải pháp trọng tâm, trọng điểm để tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, ổn định sản xuất: đảm bảo, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn liền với thúc đẩy mạnh mẽ, hiệu quả các khâu đột phá; giải quyết hàng tồn kho, nợ xấu, tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản; đẩy mạnh cải cách hành chính, bao gồm cải cách thể chế và cải cách thủ tục hành chính, xây dựng cơ chế thị trường đầy đủ, minh bạch, thuận lợi.
Mới đây, ngày 18/12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ làm việc với lãnh đạo TP Hồ Chí Minh về giải pháp tháo gỡ khó khăn đối với thị trường bất động sản và xử lý nợ xấu. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu các ngân hàng thương mại tập trung mạnh vào xử lý nợ xấu liên quan đến bất động sản theo hướng cơ cấu lại nợ, thiết lập quỹ dự phòng rủi ro cũng như nghiên cứu xây dựng các định chế tài chính để hỗ trợ thị trường. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, sau cuộc làm việc với TP Hồ Chí Minh và Hà Nội ngày (19/12), Chính phủ sẽ thảo luận nội dung này trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2012 và sẽ ban hành một Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Năm 2012 làm năm mà đã được Chính phủ xác định trong Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2012 là “Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế”.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê thì Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 5,03% so với năm 2011, trong đó quý I tăng 4,64%; quý II tăng 4,80%; quý III tăng 5,05%; quý IV tăng 5,44%. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 5,89% của năm 2011 nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy là hợp lý và thể hiện xu hướng cải thiện qua từng quý, khẳng định tính kịp thời, đúng đắn và hiệu quả của các biện pháp và giải pháp thực hiện của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Trong 5,03% tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,72%, đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,52%, đóng góp 1,89 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,42%, đóng góp 2,7 điểm phần trăm.
Trong đó, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 255,2 nghìn tỷ đồng, tăng 3,4% so với năm 2011, bao gồm: Nông nghiệp đạt 183,6 nghìn tỷ đồng, tăng 2,8%; Lâm nghiệp đạt 8,3 nghìn tỷ đồng, tăng 6,4%; Thuỷ sản đạt 63,3 nghìn tỷ đồng, tăng 4,5%. Tính chung cả năm 2012, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,8% so với năm 2011, trong đó công nghiệp khai khoáng tăng 3,5%, đóng góp 0,7 điểm phần trăm vào mức tăng chung của toàn ngành; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,5%, đóng góp 3,2 điểm phần trăm; sản xuất, phân phối điện, khí đốt tăng 12,3%, đóng góp 0,8 điểm phần trăm; cung cấp nước, quản lý và xử lý nước thải, rác thải tăng 8,4%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.
Riêng sản xuất công nghiệp năm nay gặp khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu chưa được hồi phục; sức mua trong nước và nhu cầu xuất khẩu giảm nên mức tăng thấp so với một số năm trở lại đây. Hoạt động dịch vụ ở các lĩnh vực đều tăng so với các năm trước. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2012 ước tính đạt 2324,4 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2011; Vận tải hành khách năm 2012 ước tính đạt 2862,3 triệu lượt khách, tăng 12,2% và 123,2 tỷ lượt khách.km, tăng 9,5% so với năm 2011; Bưu chính, viễn thông: Số thuê bao điện thoại phát triển mới năm 2012 đạt 12,5 triệu thuê bao, tăng 5,5% so với năm trước; Khách quốc tế đến Việt Nam năm 2012 ước tính đạt 6647,7 nghìn lượt người, tăng 9,5% so với năm trước, trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt 4170,9 nghìn lượt người, tăng 7,3%; đến vì công việc 1166 nghìn lượt người, tăng 16,2%; thăm thân nhân đạt 1150,9 nghìn lượt người, tăng 14,3%. Khách quốc tế đến nước ta bằng đường hàng không là 5575,9 nghìn lượt người, tăng 10,8% so với năm 2011; đến bằng đường biển 285,5 nghìn lượt người, tăng 0,8%; đến bằng đường bộ 986,2 nghìn lượt người, tăng 5,4%.
Vấn đề kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô: Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2012 tăng 9,21% so với bình quân năm 2011. Chỉ số giá vàng tháng 12/2012 tăng 0,46% so với tháng trước; tăng 0,4% so với tháng 12/2011. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2012 tăng 0,03% so với tháng trước; giảm 0,96% so với tháng 12/2011. Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2012 tăng 3,91% so với năm trước. Giá trị sản xuất xây dựng năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 229,6 nghìn tỷ đồng, tăng 2,1% so với năm 2011. Cả năm 2012, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011. Kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2012 ước tính đạt 9,4 tỷ USD, tăng 6,3% so với năm 2011.
Chăm lo đời sống nhân dân
Mặc dù tình hình kinh tế - xã hội năm 2012 gặp nhiều khó khăn nhưng công tác xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội luôn được Đảng và Chính phủ, các cấp, các ngành, địa phương quan tâm, chỉ đạo và thực hiện thường xuyên.
Theo báo cáo của các địa phương, tổng kinh phí phục vụ cho công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo năm 2012 là 8,8 nghìn tỷ đồng, bao gồm: 1,3 nghìn tỷ đồng quà thăm hỏi và hỗ trợ các đối tượng chính sách; gần 1 nghìn tỷ đồng hỗ trợ các hộ nghèo và 6,5 nghìn tỷ đồng dành cho cứu đói, cứu trợ xã hội khác. Ở khu vực nông thôn, tình trạng thiếu đói giáp hạt trong năm 2012 đã giảm đáng kể so với năm trước.
Tính chung cả năm, cả nước có 450,3 nghìn lượt hộ thiếu đói, giảm 27,6% so với năm 2011, tương ứng với 1911,8 nghìn lượt nhân khẩu bị thiếu đói, giảm 26,9%. Lĩnh vực giáo dục đào tạo: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông của cả nước năm học 2011-2012 đạt 98,97%, tăng 3,25 điểm phần trăm so với năm học 2010-2011; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp bổ túc trung học đạt 85,47%, tăng 0,12 điểm phần trăm.
Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm nay đều cao hơn so với năm học trước, trong đó 36 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tốt nghiệp đạt trên 99%; 25 tỉnh, thành phố đạt trên 97%. Vào thời điểm đầu năm học 2012-2013, cả nước có 19,2 triệu học sinh đến trường, bao gồm: 4,1 triệu trẻ em mầm non; 7,3 triệu học sinh tiểu học; gần 5 triệu học sinh trung học cơ sở và 2,8 triệu học sinh trung học phổ thông…
Xã hội ổn định phát triển
Có thể thấy rằng trong thời gian gần đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có nhiều hoạt động nhằm làm ổn định xã hội và tiếp tục phát triên như việc đẩy mạnh. Điển hình là việc Thủ tướng đã lần lượt làm việc với các Bộ, Ngành để tìm hiểu tình hình và cùng thảo luận đưa ra những giải pháp cho thời gian sắp tới. Ngày 6/1, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2012 của Bộ Xây dựng Thủ tướng đã yêu cầu: Ngành Xây dựng cần nỗ lực nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý theo quy hoạch. Kế đến ngày 7/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2011 - năm chất lượng công trình giao thông và triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2012. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Thủ tướng đã yêu cầu ngành Giao thông: Thực hiện đồng bộ các giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm hạn chế tai nạn giao thông và giảm ùn tắc giao thông nhất là ở các thành phố lớn, phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra là giảm từ 5 – 10% số vụ tai nạn, số người chết, bị thương do tai nạn giao thông so với năm 2011.
Ngày 24/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc với lãnh đạo Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Liên đoàn Luật sư Việt Nam cần phát huy những kết quả đạt được, ra sức khắc phục những hạn chế, yếu kém để tiếp tục làm tốt hơn nữa vai trò là ngôi nhà chung tập hợp, đoàn kết giới luật sư Việt Nam. Cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước, dứt khoát phải xây dựng Liên đoàn Luật sư Việt Nam ngày càng phát triển vững mạnh.
Mới đây, ngày 22/11 tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 25/2007/CT-TTg ngày 15/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống khủng bố trong tình hình mới. Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ rõ những thuận lợi và nguy cơ, thách thức đối với công tác phòng, chống khủng bố nói riêng và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung trong thời gian tới. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 25, coi đây là một công tác trọng tâm, thường xuyên và gắn bó mật thiết với nhiệm vụ chính trị được giao; tiếp tục tham mưu cho Chính phủ có chính sách phù hợp, đảm bảo cho công tác phòng, chống khủng bố, biểu tình phá rối an ninh, bạo loạn ngày càng có hiệu quả.
Xã hội ổn định phát triển
Có thể thấy rằng trong thời gian gần đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có nhiều hoạt động nhằm làm ổn định xã hội và tiếp tục phát triên như việc đẩy mạnh. Điển hình là việc Thủ tướng đã lần lượt làm việc với các Bộ, Ngành để tìm hiểu tình hình và cùng thảo luận đưa ra những giải pháp cho thời gian sắp tới. Ngày 6/1, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2012 của Bộ Xây dựng Thủ tướng đã yêu cầu: Ngành Xây dựng cần nỗ lực nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý theo quy hoạch. Kế đến ngày 7/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2011 - năm chất lượng công trình giao thông và triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2012. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Thủ tướng đã yêu cầu ngành Giao thông: Thực hiện đồng bộ các giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm hạn chế tai nạn giao thông và giảm ùn tắc giao thông nhất là ở các thành phố lớn, phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra là giảm từ 5 – 10% số vụ tai nạn, số người chết, bị thương do tai nạn giao thông so với năm 2011.
Ngày 24/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc với lãnh đạo Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Liên đoàn Luật sư Việt Nam cần phát huy những kết quả đạt được, ra sức khắc phục những hạn chế, yếu kém để tiếp tục làm tốt hơn nữa vai trò là ngôi nhà chung tập hợp, đoàn kết giới luật sư Việt Nam. Cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước, dứt khoát phải xây dựng Liên đoàn Luật sư Việt Nam ngày càng phát triển vững mạnh.
Mới đây, ngày 22/11 tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 25/2007/CT-TTg ngày 15/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống khủng bố trong tình hình mới. Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ rõ những thuận lợi và nguy cơ, thách thức đối với công tác phòng, chống khủng bố nói riêng và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung trong thời gian tới. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 25, coi đây là một công tác trọng tâm, thường xuyên và gắn bó mật thiết với nhiệm vụ chính trị được giao; tiếp tục tham mưu cho Chính phủ có chính sách phù hợp, đảm bảo cho công tác phòng, chống khủng bố, biểu tình phá rối an ninh, bạo loạn ngày càng có hiệu quả.
Mới nhất là ngày 17/12 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự và chỉ đạo Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 68. Thủ tướng cũng chỉ rõ những thách thức, trong đó nổi lên là việc các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua diễn biến hòa bình, chiến tranh thông tin, chiến tranh tâm lý; sự gia tăng về tội phạm hình sự, khủng bố…, đòi hỏi ngành Công an phải nghiêm túc nhìn nhận để tham mưu và có biện pháp ứng phó hiệu quả. Thủ tướng yêu cầu ngành Công an phải “Quyết liệt đấu tranh và kiềm chế sự gia tăng tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm công nghệ cao, tội phạm ma túy, tội phạm buôn lậu, làm hàng giả, tội phạm môi trường… Lực lượng Công an phải tập trung đảm bảo an ninh, trật tự, góp phần cùng với các cấp chính quyền đảm bảo cho nhân dân đón Xuân mới đầm ấm, vui tươi, lành mạnh”.
Theo số liệu mới nhất cho thấy: Tính từ 16/12/2011 đến 15/12/2012, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 10.081 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.838 người và làm bị thương 7.624 người. So với năm 2011, số vụ tai nạn giao thông giảm 28,1%, số người chết giảm 14,1% và số người bị thương giảm 28,2%. Bình quân 1 ngày trong năm 2012, cả nước xảy ra 28 vụ tai nạn giao thông, làm chết 27 người và làm bị thương 21 người.
Theo số liệu mới nhất cho thấy: Tính từ 16/12/2011 đến 15/12/2012, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 10.081 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.838 người và làm bị thương 7.624 người. So với năm 2011, số vụ tai nạn giao thông giảm 28,1%, số người chết giảm 14,1% và số người bị thương giảm 28,2%. Bình quân 1 ngày trong năm 2012, cả nước xảy ra 28 vụ tai nạn giao thông, làm chết 27 người và làm bị thương 21 người.
Người Việt
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đóng góp ý kiến