Ngày 27/9, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng
Chính phủ Vũ Đức Đam nêu rõ: Ông Trần Xuân Giá là người có công thì Đảng và Nhà
nước ghi nhận, nhưng khi có sai phạm, ông cũng phải chịu trách nhiệm như những
công dân bình thường khác.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu, cựu Chủ tịch ACB công nhiều hơn tội? |
Ngay
sau quyết định khởi tố ông Trần Xuân Giá được công bố, nhiều câu hỏi đã được đặt
ra: Ông Giá đã về với ACB như thế nào? Là người có thể xem là “cha đẻ” của Luật
Doanh nghiệp, biết Luật, hiểu Luật nhưng sao ông lại mắc sai phạm như vậy?
Giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư từ
11/1996 đến 8/2002, ông Trịnh Xuân Giá – cụu Chủ tịch Hội đồng Quản trị của ACB
được đánh giá là một trong những nhân vật có nhiều đóng góp to lớn vào công cuộc
đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Tuy nhiên, với những sai phạm
quy định quản lý kinh tế tại ACB, ông Trần Xuân Giá đã bị Cơ quan Cảnh sát điều
tra khởi tố với tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế
gây hậu quả nghiêm trọng”.
Cha đẻ của Luật Doanh nghiệp
Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nổ
ra đã có nhiều tác động đến nền kinh tế Việt Nam, GDP giảm xuống mức dưới 5%.
Chính trong bối cảnh đó, yêu cầu đổi mới toàn diện nền kinh tế được Đảng và
Chính phủ đạt ra cấp thiết. Hàng loạt chính sách kinh tế, tài chính vĩ mô được
đưa ra, nhiều Luật và Bộ Luật được thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với thông lệ
kinh tế quốc tế, tạo điều kiện cho quá trình mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam diễn ra mạnh mẽ và sau rộng.
Chính trong giai đoạn này, nền kinh tế ghi nhận
việc Bộ Luật Doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung được triển khai quyết liệt và được
đánh giá là “chìa khoá vàng” đưa doanh nghiệp Việt Nam từng bước tiến ra thị
trường quốc tế. Nền kinh tế Việt Nam nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng và dù
những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 đối với Việt Nam là
không nhiều nhưng các chuyên gia tài chính hàng đầu thế giới vẫn đánh giá rất
cao khả năng phản ứng và xử lý khủng hoảng của Việt Nam.
Sự bứt phá có tính thần tốc của nền kinh tế Việt
Nam những năm sau đó tiếp tục khẳng định sự đúng đắn trong việc thực hiện các
chính sách tài khoá vĩ mô của Đảng và Chính phủ, dấu ấn của Bộ Luật doanh nghiệp
càng ngày càng in đậm trong mọi hoạt động của nền kinh tế đất nước. Tốc độ tăng
trưởng GDP luôn đạt ở mức cao.
Nhìn lại những dấu ấn của nền kinh tế Việt Nam
sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, vai trò của ông Trần Xuân Giá được nhiều
chuyên gia kinh tế hàng đầu đánh giá rất cao, với nhiều đóng góp to lớn trong
quá trình đổi mới nền kinh tế. Đặc biệt, ông được biết tới là người đã tham gia
xây dựng và triển khai Bộ Luật Doanh nghiệp – một Bộ Luật mà đến tận bây giờ vẫn
còn ghi những dấu ấn đậm nét trong nhiều lĩnh vực kinh tế đất nước.
Sau khi hoàn thành xuất sắc vai trò Bộ trưởng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư với nhiều dấu ấn quan trọng ghi dấu trong nền kinh tế,
năm 2003, ông được bổ nhiệm vào cương vị Trưởng ban Nghiên cứu của Thủ tướng,
giúp việc cho Thủ tướng Phan Văn Khải. Trên cương vị này, ông cũng có nhiều
đóng góp quan trọng trong việc xây dựng, ban hành các chính sách kinh tế và điều
hành trực tiếp nền kinh tế có tốc độ thu hút đầu tư nước ngoài hàng đầu thế giới
lúc ấy…
Ban nghiên cứu do ông làm Trưởng ban đã có nhiều
đóng góp, nhận xét, thẩm định,… cho các chính sách kinh tế vĩ mô góp phần quan
trọng tạo tiền đề đưa nền kinh tế đất nước bước vào giai đoạn phát triển kinh tế
thần tốc chưa từng thấy.
Chính vì những đóng góp to lớn của ông vào nền
kinh tế nên ngay sau khi ông Trần Xuân Giá cùng các ông Lê Vũ Kỳ, Phạm Trung
Cang, Trịnh Kim Quang bị Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố, dư luận xã hội thực
sự thấy bất ngờ. Nhiều người đã đặt câu hỏi, vì sao một người có nhiều năm làm
chính sách kinh tế như ông Giá lại vấp phải những sai phạm như trên? Ông Giá đã
về với ACB như thế nào?…
Vì ACB cần ông Trần Xuân Giá!
Theo tìm hiểu của Petrotimes thì, trong cuốn
sách kỷ niệm 15 năm thành lập ACB, ông Trần Xuân Giá có chia sẻ: “Thực sự mình
có nhu cầu làm việc, không phải vì thu nhập bởi ngoài lương hưu, nếu còn thiếu
con mình đủ sức đảm bảo cuộc sống cho hai vợ chồng già. Trong khi đó, nhiều nơi
lại cần mình, vậy tại sao không”.
Với những hiểu biết của mình về ACB, ông Trần
Xuân Giá đã chọn ACB là “bến đỗ” trong lĩnh vực ngân hàng – một lĩnh vực mới
nhưng không hề lạ với ông. Ngoài ra, theo nhiều nguồn thông tin được phản ánh
thời gian gần đây thì mối lương duyên của ông Giá và ACB đã được vun đắp nhiều
năm và xuất phát từ mối quan hệ với các lãnh đạo ACB từ ngày mới thành lập. Điều
này đã được cụ thể bằng vai trò cố vấn của ông trong giai đoạn từ 11/2006 –
11/2007.
Vốn có am hiểu sâu sắc trong lĩnh vực kinh tế,
sau 1 năm giữ vai trò cố vấn cho ACB, ngày 22/3/2008, ông Trần Xuân Giá trở
thành Chủ tịch Hội đồng Quản trị của ACB. Trên cương vị này, ông từng khẳng định
với ACB là mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải theo luật chứ không
được theo bất cứ một mối quan hệ nào.
Ông Trần Xuân Giá đã về với ACB như thế!
Trước đó, nhiều thông tin đã khẳng định ông
Giá bị khởi tố vì có liên quan tới việc phê chuẩn cho ông Lý Xuân Hải (nguyên tổng
giám đốc ACB, đã bị khởi tố, bắt giam) ủy thác 19 nhân viên ngân hàng nhận 718
tỉ đồng của ACB để gửi vào Ngân hàng khác.
Nhóm cựu sáng lập ACB chỉ bị điều tra hành vi liên quan đến việc ủy thác tiền cho nhân viên gửi các quỹ tín dụng, ngân hàng khác để lấy lãi chênh lệch |
Cũng theo nguồn tin trên, ông Giá có dấu hiệu
sai phạm khi ký nghị quyết HĐQT cho phép Tổng Giám đốc Lý Xuân Hải ủy thác rút
718 tỉ đồng của ACB mang đi gửi để hưởng lãi suất cho vay cao hơn lãi suất định
hướng của Ngân hàng Nhà nước. Hành vi của ông Giá, giống như hành vi của ông Lý
Xuân Hải bị khởi tố, bắt tạm giam trước đó, được coi là làm trái quy định của
Nhà nước về quản lý kinh tế.
Hậu quả nghiêm trọng là sau đó số tiền này lại
được chuyển vào tài khoản của đối tượng lừa đảo Huỳnh Thị Huyền Như – từng được
coi là đại gia trong lĩnh vực tài chính – chứng khoán. Nửa cuối năm 2011, kinh
tế suy giảm kéo theo sự đóng băng của thị trường địa ốc, thị trường tài chính
xuống dốc, số tiền này đã bị Như làm cho bốc hơi, gây thiệt hại cho ACB…
"Tôi có bảo bối"
Trước khi bị khởi tố,
ông Trần Xuân Giá nói với PV Tiền Phong ngày 21-9 rằng ông có bảo bối để bảo vệ
mình.
Ông nói: Bảo bối của
tôi hiện nay là cái mà pháp luật không có quy định, không cấm thì doanh nghiệp
và người dân được làm.
Tôi là “cha đẻ” của Luật
Doanh nghiệp nên tôi có thể nói đấy là quy định tiến bộ nhất, là “đứa con” sung
sướng nhất cả cuộc đời làm việc, tuy nó chưa hoàn chỉnh, còn phải hoàn thiện.
Trước năm 1989 khi Luật
Doanh nghiệp chưa ra đời, người dân làm bất kỳ việc gì miễn là nhà nước cho
phép, còn sau đó, thì được phép làm bất kỳ việc gì mà pháp luật không cấm.
Trong khi đó, Cơ quan
CSĐT đã giải thích lý do một số cựu lãnh đạo ACB, trong đó có ông Giá, bị khởi tố như thế nào.
Theo Petrotimes - Tiền Phong
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đóng góp ý kiến