Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc khóa mới. Ảnh: Reuters |
Nhờ nhiều năm kinh nghiệm ở địa phương, các tân lãnh đạo TQ có phong cách thực tế, không viển vông. "Hãy làm ngay” là phương châm của ông Tập Cận Bình.
Ông Tập Cận Bình trở thành Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), đứng đầu Thường vụ Bộ Chính trị với 7 thành viên. 6 người còn lại của Thường vụ là Lý Khắc Cường, Trương Đức Giang, Du Chính Thanh, Lưu Vân Sơn, Vương Kỳ Sơn và Trương Cao Lệ.
"Các lãnh đạo mới không cứng nhắc, bảo thủ. Việc bầu chọn họ sẽ đảm bảo rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục con đường cải tổ và chủ nghĩa xã hội mang đặc trưng Trung Quốc”, Tiết Xuân Đào, giáo sư trường đảng Trung Quốc nói.
Trong bối cảnh bất ổn kinh tế toàn cầu, những bất bình trong nước về phân cấp giàu nghèo, tham nhũng và ô nhiễm môi trường, cũng yêu cầu cấp bách cải tổ hơn nữa, các nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn trong thời gian tới.
Thấu hiểu dân
7 ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc đều chứng kiến và trải qua những thăng trầm của Trung Quốc trong 6 thập niên qua, trong đó có Cách mạng Văn hóa (1966-1976).
Ông Tập và ông Lý sinh vào những năm 1950, trong khi 5 thành viên khác ở khoảng từ giữa tới cuối những năm 1940.
Ông Tập, Lý và Trương Đức Giang, cùng ông Vương làm việc vất vả trong những cộng đồng, làng mạc nông thôn thời kỳ Cách mạng Văn hóa, khi hàng triệu học sinh, sinh viên bị điều động về vùng nông thôn. Cũng trong thời kỳ này, cả ông Tập và Lý đều đảm nhận những chức danh chính thức đầu tiên - bí thư chi bộ tổ sản xuất địa phương.
Ông Du là một kỹ thuật viên trong một nhà máy sản xuất radio ở Trương Gia Khẩu tại tỉnh Hà Bắc trong ít năm. Trong khi đó, ông Lưu là một giáo viên trước khi làm việc tại Tân Hoa xã, Trương Cao Lệ là công nhân lái xe cần trục ở một công ty dầu tại tỉnh Quảng Đông.
Theo giới phân tích, những kinh nghiệm, trải nghiệm nói trên giúp các ủy viên Thường vụ có cái nhìn sâu sắc vào tình hình Trung Quốc, giúp họ thấu hiểu khó khăn, lo lắng và kỳ vọng của người dân.
Kinh nghiệm quản trị
Giáo sư Tiết đánh giá, thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc đã thể hiện “khả năng trong việc kiểm soát tổng thể tình huống và giải quyết các trường hợp khẩn cấp, phức tạp cũng như chuẩn bị tốt cho các thách thức và sẵn sàng nắm lấy những cơ hội”.
Ông Tập đã để lại dấu ấn cả cả những khu vực tương đối nghèo nằm sâu trong nội địa và nông thôn như Thiểm Tây, hay huyện lị ở Hà Bắc và những vùng duyên hải giàu có phát triển như Phúc Kiến, Chiết Giang, thậm chí ở cả một trung tâm tài chính kinh tế của Trung Quốc là Thượng Hải.
Hầu hết các nhà lãnh đạo mới đều có kinh nghiệm quản trị ở các khu vực mậu biên, số còn lại khá thân thuộc với tình hình ở những khu vực trung và miền tây kém phát triển. Theo giới phân tích, điều này sẽ giúp cho tập thể lãnh đạo cân nhắc các vấn đề từ khía cạnh tổng thể trước khi ra quyết định.
Ngoài ra, do có nhiều năm kinh nghiệm phụ trách ở địa phương, họ còn có phong cách làm việc thực tế, không viển vông. "Hãy làm ngay” là phương châm của ông Tập Cận Bình.
Tầm nhìn toàn cầu
Không giống như những người tiền nhiệm, các nhà lãnh đạo mới trưởng thành trong giai đoạn hòa bình, có cơ hội tiếp nhận nền giáo dục tốt hơn các thế hệ trước.
7 ủy viên Thường vụ có nền tảng học vấn đa dạng từ kỹ thuật tới nhân văn. Ông Tập có bằng tiến sĩ luật từ ĐH Thanh Hoa danh giá, cũng là nơi ông tốt nghiệp kỹ sư hóa học sau khi từ Thiểm Tây về Bắc Kinh.
Ông Lý học luật tại ĐH Bắc Kinh sau khi trở về từ tỉnh An Huy và đã có bằng tiến sĩ kinh tế.
Trong vai trò nhân chứng và trực tiếp tham gia quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra, các nhà lãnh đạo mới đã có một tầm nhìn sâu rộng và hiểu biết cách hành xử với cộng đồng quốc tế.
Ông Tập Cận Bình đã có chuyến công du thành công tới Mỹ đầu năm nay. Trả lời phỏng vấn Washington Post trước chuyến công du, phó chủ tịch Trung Quốc nói rằng: "Thái Bình Dương rộng lớn có thừa không gian cho cả Mỹ và Trung Quốc”.
Ở cương vị phó thủ tướng, ông Lý Khắc Cường đã tới thăm ba quốc gia châu Âu: Tây Ban Nha, Đức và Anh tháng 1/2011.
Một phó thủ tướng khác, ông Vương Kỳ Sơn từng được cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson mô tả là người: “quyết đoán và hiếu kỳ, thích thú tranh luận về triết học”.
Những gương mặt mới
Ngoài 7 ủy viên Thường vụ, Bộ Chính trị Trung Quốc còn có 18 thành viên khác. Trong số này có Lưu Diên Đông, Lý Nguyên Triều và Uông Dương là uỷ viên bộ Chính trị khoá cũ. Còn lại là uỷ viên mới được bầu.
Đặc biệt trong Bộ Chính trị khoá mới có hai ủy viên 49 tuổi: Tôn Chính Tài, tiến sĩ nông học, bí thư tỉnh uỷ Cát Lâm và từng là Bộ trưởng Nông nghiệp. Hồ Xuân Hoa, bí thư khu tự trị Nội Mông. Ông tình nguyên làm việc ở Tây Tạng sau khi tốt nghiệp đại học và ở đó khoảng 20 năm.
Cả hai ông cùng ở tuổi niên thiếu khi Đặng Tiểu Bình trở thành nhà lãnh đạo Trung Quốc năm 1978.
Ông Tập Cận Bình trở thành Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), đứng đầu Thường vụ Bộ Chính trị với 7 thành viên. 6 người còn lại của Thường vụ là Lý Khắc Cường, Trương Đức Giang, Du Chính Thanh, Lưu Vân Sơn, Vương Kỳ Sơn và Trương Cao Lệ.
"Các lãnh đạo mới không cứng nhắc, bảo thủ. Việc bầu chọn họ sẽ đảm bảo rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục con đường cải tổ và chủ nghĩa xã hội mang đặc trưng Trung Quốc”, Tiết Xuân Đào, giáo sư trường đảng Trung Quốc nói.
Trong bối cảnh bất ổn kinh tế toàn cầu, những bất bình trong nước về phân cấp giàu nghèo, tham nhũng và ô nhiễm môi trường, cũng yêu cầu cấp bách cải tổ hơn nữa, các nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn trong thời gian tới.
Thấu hiểu dân
7 ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc đều chứng kiến và trải qua những thăng trầm của Trung Quốc trong 6 thập niên qua, trong đó có Cách mạng Văn hóa (1966-1976).
Ông Tập và ông Lý sinh vào những năm 1950, trong khi 5 thành viên khác ở khoảng từ giữa tới cuối những năm 1940.
Ông Tập, Lý và Trương Đức Giang, cùng ông Vương làm việc vất vả trong những cộng đồng, làng mạc nông thôn thời kỳ Cách mạng Văn hóa, khi hàng triệu học sinh, sinh viên bị điều động về vùng nông thôn. Cũng trong thời kỳ này, cả ông Tập và Lý đều đảm nhận những chức danh chính thức đầu tiên - bí thư chi bộ tổ sản xuất địa phương.
Ông Du là một kỹ thuật viên trong một nhà máy sản xuất radio ở Trương Gia Khẩu tại tỉnh Hà Bắc trong ít năm. Trong khi đó, ông Lưu là một giáo viên trước khi làm việc tại Tân Hoa xã, Trương Cao Lệ là công nhân lái xe cần trục ở một công ty dầu tại tỉnh Quảng Đông.
Theo giới phân tích, những kinh nghiệm, trải nghiệm nói trên giúp các ủy viên Thường vụ có cái nhìn sâu sắc vào tình hình Trung Quốc, giúp họ thấu hiểu khó khăn, lo lắng và kỳ vọng của người dân.
Kinh nghiệm quản trị
Giáo sư Tiết đánh giá, thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc đã thể hiện “khả năng trong việc kiểm soát tổng thể tình huống và giải quyết các trường hợp khẩn cấp, phức tạp cũng như chuẩn bị tốt cho các thách thức và sẵn sàng nắm lấy những cơ hội”.
Ông Tập đã để lại dấu ấn cả cả những khu vực tương đối nghèo nằm sâu trong nội địa và nông thôn như Thiểm Tây, hay huyện lị ở Hà Bắc và những vùng duyên hải giàu có phát triển như Phúc Kiến, Chiết Giang, thậm chí ở cả một trung tâm tài chính kinh tế của Trung Quốc là Thượng Hải.
Hầu hết các nhà lãnh đạo mới đều có kinh nghiệm quản trị ở các khu vực mậu biên, số còn lại khá thân thuộc với tình hình ở những khu vực trung và miền tây kém phát triển. Theo giới phân tích, điều này sẽ giúp cho tập thể lãnh đạo cân nhắc các vấn đề từ khía cạnh tổng thể trước khi ra quyết định.
Ngoài ra, do có nhiều năm kinh nghiệm phụ trách ở địa phương, họ còn có phong cách làm việc thực tế, không viển vông. "Hãy làm ngay” là phương châm của ông Tập Cận Bình.
Tầm nhìn toàn cầu
Không giống như những người tiền nhiệm, các nhà lãnh đạo mới trưởng thành trong giai đoạn hòa bình, có cơ hội tiếp nhận nền giáo dục tốt hơn các thế hệ trước.
7 ủy viên Thường vụ có nền tảng học vấn đa dạng từ kỹ thuật tới nhân văn. Ông Tập có bằng tiến sĩ luật từ ĐH Thanh Hoa danh giá, cũng là nơi ông tốt nghiệp kỹ sư hóa học sau khi từ Thiểm Tây về Bắc Kinh.
Ông Lý học luật tại ĐH Bắc Kinh sau khi trở về từ tỉnh An Huy và đã có bằng tiến sĩ kinh tế.
Trong vai trò nhân chứng và trực tiếp tham gia quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra, các nhà lãnh đạo mới đã có một tầm nhìn sâu rộng và hiểu biết cách hành xử với cộng đồng quốc tế.
Ông Tập Cận Bình đã có chuyến công du thành công tới Mỹ đầu năm nay. Trả lời phỏng vấn Washington Post trước chuyến công du, phó chủ tịch Trung Quốc nói rằng: "Thái Bình Dương rộng lớn có thừa không gian cho cả Mỹ và Trung Quốc”.
Ở cương vị phó thủ tướng, ông Lý Khắc Cường đã tới thăm ba quốc gia châu Âu: Tây Ban Nha, Đức và Anh tháng 1/2011.
Một phó thủ tướng khác, ông Vương Kỳ Sơn từng được cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson mô tả là người: “quyết đoán và hiếu kỳ, thích thú tranh luận về triết học”.
Những gương mặt mới
Ngoài 7 ủy viên Thường vụ, Bộ Chính trị Trung Quốc còn có 18 thành viên khác. Trong số này có Lưu Diên Đông, Lý Nguyên Triều và Uông Dương là uỷ viên bộ Chính trị khoá cũ. Còn lại là uỷ viên mới được bầu.
Đặc biệt trong Bộ Chính trị khoá mới có hai ủy viên 49 tuổi: Tôn Chính Tài, tiến sĩ nông học, bí thư tỉnh uỷ Cát Lâm và từng là Bộ trưởng Nông nghiệp. Hồ Xuân Hoa, bí thư khu tự trị Nội Mông. Ông tình nguyên làm việc ở Tây Tạng sau khi tốt nghiệp đại học và ở đó khoảng 20 năm.
Cả hai ông cùng ở tuổi niên thiếu khi Đặng Tiểu Bình trở thành nhà lãnh đạo Trung Quốc năm 1978.
Theo THX
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đóng góp ý kiến