Ngày hội Đại đoàn kết liên khu dân cư Tà Chải 1,2 (xã Lùng Phình - Bắc Hà) |
Chiều 11/11, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dự Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư xóm 4, xã Hải Bắc, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Sáng cùng ngày, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dự ngày hội này tại khu phố 3, P.5, Q.3, TP.HCM.
Tại TP.HCM, sau khi lắng nghe ý kiến, tâm tư và tâm huyết của bà con khu phố 3, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói: “Chúng tôi biết mình còn nhiều khuyết điểm. Chúng tôi rất muốn cải tiến các hội nghị, làm thế nào để nghe được nhiều hơn ý kiến của nhân dân, rồi nhân dân nghe được ý kiến của lãnh đạo. Phải trao đi đổi lại để tạo được sự nhất trí với nhau giữa nhân dân và lãnh đạo và ngược lại”.
“Cùng tâm trạng với cô bác”
Cụ Trần Ngọc Châu, cán bộ hưu trí 93 tuổi, nói: “Cử tri đã mong đợi từ năm này qua năm khác, nhưng công cuộc chống tham nhũng vẫn chưa có kết quả như mong đợi. Tôi đề nghị phải gạt cho được những thành phần tham nhũng trong các cơ quan dân cử, chính quyền”.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Tòng, đảng viên 65 năm tuổi Đảng, đề nghị: “Kỷ luật cán bộ cần phải công khai. Dân chủ và trách nhiệm hay không là ở chỗ này. Không thể cứ họp kiểm điểm xong là sau đó tất cả lại tốt hết, đẹp hết”.
Chia sẻ sự đồng cảm về tâm trạng của người dân, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói: “Tôi rất hiểu được tấm lòng của các cô bác anh chị, mà có lẽ nhân dân các vùng miền khác cũng thế”.
Chủ tịch nước khẳng định trong công cuộc xây dựng đất nước, đương nhiên người chịu trách nhiệm cao nhất là lãnh đạo quốc gia. Nhưng sức mạnh và trí tuệ phải là nhân dân, từ các giai tầng xã hội, điều đó là không thể khác.
Cải tiến để được nghe dân
Rất thẳng thắn, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói thường những buổi lễ như thế này sẽ có sự chuẩn bị trước về diễn văn cho lãnh đạo phát biểu. Nhưng hôm nay, trước những lời dân vừa được trao trút, ông cảm thấy những bài phát biểu chuẩn bị trước như vậy không thích hợp, cảm thấy giáo án chuẩn bị ấy đã bị “cháy”. Chủ tịch nước nói ông muốn xin lỗi bà con vì là cơ quan công quyền, là người đứng đầu đất nước mà tổ chức buổi lễ còn chưa đủ thời gian cho người dân phát biểu.
Nhấn mạnh về ý nghĩa Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, Chủ tịch nước cho rằng: “Tất cả giai tầng xã hội dù chức tước to đến mấy cũng là sinh hoạt trong cộng đồng dân cư!”. Do đó những ý kiến của người dân dù chỉ thu gọn trên một khu phố, thôn bản, làng xã nhưng đó là một điểm hội tụ thu nhỏ của lòng dân.
Chủ tịch nước thẳng thắn dù đã cải tiến rất nhiều, ngay cả ở tầm Quốc hội, việc làm sao để những tiếng nói của người dân được lắng nghe nhiều hơn vẫn còn hạn chế. Ông đề nghị Ủy ban Trung ương MTTQ VN cần nghiên cứu để những dịp như Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc hôm nay người dân sẽ được nói nhiều hơn, và cũng được nghe lãnh đạo nói nhiều hơn.
Tại TP.HCM, sau khi lắng nghe ý kiến, tâm tư và tâm huyết của bà con khu phố 3, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói: “Chúng tôi biết mình còn nhiều khuyết điểm. Chúng tôi rất muốn cải tiến các hội nghị, làm thế nào để nghe được nhiều hơn ý kiến của nhân dân, rồi nhân dân nghe được ý kiến của lãnh đạo. Phải trao đi đổi lại để tạo được sự nhất trí với nhau giữa nhân dân và lãnh đạo và ngược lại”.
“Cùng tâm trạng với cô bác”
Cụ Trần Ngọc Châu, cán bộ hưu trí 93 tuổi, nói: “Cử tri đã mong đợi từ năm này qua năm khác, nhưng công cuộc chống tham nhũng vẫn chưa có kết quả như mong đợi. Tôi đề nghị phải gạt cho được những thành phần tham nhũng trong các cơ quan dân cử, chính quyền”.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Tòng, đảng viên 65 năm tuổi Đảng, đề nghị: “Kỷ luật cán bộ cần phải công khai. Dân chủ và trách nhiệm hay không là ở chỗ này. Không thể cứ họp kiểm điểm xong là sau đó tất cả lại tốt hết, đẹp hết”.
Chia sẻ sự đồng cảm về tâm trạng của người dân, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói: “Tôi rất hiểu được tấm lòng của các cô bác anh chị, mà có lẽ nhân dân các vùng miền khác cũng thế”.
Chủ tịch nước khẳng định trong công cuộc xây dựng đất nước, đương nhiên người chịu trách nhiệm cao nhất là lãnh đạo quốc gia. Nhưng sức mạnh và trí tuệ phải là nhân dân, từ các giai tầng xã hội, điều đó là không thể khác.
Cải tiến để được nghe dân
Rất thẳng thắn, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói thường những buổi lễ như thế này sẽ có sự chuẩn bị trước về diễn văn cho lãnh đạo phát biểu. Nhưng hôm nay, trước những lời dân vừa được trao trút, ông cảm thấy những bài phát biểu chuẩn bị trước như vậy không thích hợp, cảm thấy giáo án chuẩn bị ấy đã bị “cháy”. Chủ tịch nước nói ông muốn xin lỗi bà con vì là cơ quan công quyền, là người đứng đầu đất nước mà tổ chức buổi lễ còn chưa đủ thời gian cho người dân phát biểu.
Nhấn mạnh về ý nghĩa Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, Chủ tịch nước cho rằng: “Tất cả giai tầng xã hội dù chức tước to đến mấy cũng là sinh hoạt trong cộng đồng dân cư!”. Do đó những ý kiến của người dân dù chỉ thu gọn trên một khu phố, thôn bản, làng xã nhưng đó là một điểm hội tụ thu nhỏ của lòng dân.
Chủ tịch nước thẳng thắn dù đã cải tiến rất nhiều, ngay cả ở tầm Quốc hội, việc làm sao để những tiếng nói của người dân được lắng nghe nhiều hơn vẫn còn hạn chế. Ông đề nghị Ủy ban Trung ương MTTQ VN cần nghiên cứu để những dịp như Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc hôm nay người dân sẽ được nói nhiều hơn, và cũng được nghe lãnh đạo nói nhiều hơn.
>>> Chiều 11-11, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác của trung ương đã dự Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư xóm 4, xã Hải Bắc, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Cùng tham dự ngày hội có Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc VN Huỳnh Đảm.
Phát biểu tại ngày hội, Tổng bí thư mong muốn bà con khu dân cư xóm 4 cũng như các khu dân cư khác trong tỉnh Nam Định và cả nước tiếp tục phát huy tinh thần tương thân tương ái, uống nước nhớ nguồn, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng tăng gia phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, chăm lo phát triển giáo dục, y tế, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư...
Phát biểu tại ngày hội, Tổng bí thư mong muốn bà con khu dân cư xóm 4 cũng như các khu dân cư khác trong tỉnh Nam Định và cả nước tiếp tục phát huy tinh thần tương thân tương ái, uống nước nhớ nguồn, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng tăng gia phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, chăm lo phát triển giáo dục, y tế, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư...
Theo Tuổi Trẻ
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đóng góp ý kiến