Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sáng nay 14 – 11 bắt đầu có báo cáo, giải trình thêm trước Quốc hội trên một số vấn đề.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thay mặt Chính phủ phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề về điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế-xã hội 10 tháng đầu năm 2012 và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Theo Thủ tướng, nợ xấu tăng nhanh, nguy cơ làm mất ổn định hệ thống ngân hàng. Nợ xấu đang cản trở tín dụng không đến được doanh nghiệp, là nguy cơ làm mất ổn định hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính. Xử lý nợ xấu là yêu cầu cấp bách, cần thực hiện khẩn trương, quyết liệt nhưng phải có lộ trình phù hợp, quy trình chặt chẽ và theo hướng: chỉ đạo tập trung, hành động theo nhiều tuyến, bằng nhiều giải pháp, kể cả việc giải phóng hàng tồn kho, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.
Thủ tướng cũng nêu rõ những giải pháp cụ thể để xử lý nợ xấu:
Rà soát đánh giá lại chính xác tổng mức nợ xấu; tiến hành phân loại các khoản nợ xấu (theo loại hình doanh nghiệp, tổ chức tín dụng và theo các loại tài sản bảo đảm, nợ xấu trong bất động sản, nợ xây dựng cơ bản...).
Các tổ chức tín dụng phải chủ động cơ cấu lại nợ với các hình thức thích hợp, trích lập đủ quỹ dự phòng rủi ro và sử dụng quỹ này để xử lý nợ xấu. Tổ chức tín dụng nào chưa trích lập đủ thì phải dùng các nguồn phù hợp, kể cả vốn điều lệ để bù đắp và buộc phải giảm mức tăng trưởng tín dụng để bảo đảm an toàn.
Yêu cầu tổ chức tín dụng (chủ nợ) và doanh nghiệp có nợ phải khẩn trương xử lý tài sản bảo đảm để thanh lý nợ xấu. Một trong những trọng tâm cần tập trung xử lý là nợ đọng xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách. Hiện nay, tổng số nợ đọng xây dựng cơ bản khoảng 90 nghìn tỷ đồng; trong đó, nợ các dự án đã hoàn thành khoảng 20 nghìn tỷ, nợ các dự án chuyển tiếp gần 70 nghìn tỷ đồng.
Thủ tướng cho biết: phấn đấu đưa mức nợ xấu về khoảng 3-4% vào cuối năm 2015.
Về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết đã giao một Phó Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Tài chính... phối hợp với các địa phương đánh giá đúng thực trạng và có phương án cụ thể để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS
Mở rộng tín dụng cho vay mua nhà, khuyến khích các tổ chức tín dụng liên kết với chủ dự án để cung cấp tín dụng dài hạn cho người có nhu cầu mua nhà để ở
Rà soát các dự án đã giao để xác định các dự án tạm dừng, dự án được tiếp tục triển khai, các dự án cần điều chỉnh cơ cấu sản phẩm cho phù hợp và yêu cầu các chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện. Cho phép phân nhỏ các căn hộ phù hợp với quy hoạch; khuyến khích hạ giá bán để đáp ứng nhu cầu và khả năng thanh toán của nhiều đối tượng dân cư.
Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tăng thêm nhu cầu văn phòng làm việc, căn hộ cho thuê; nghiên cứu điều chỉnh chính sách bán nhà cho các đối tượng là người nước ngoài có dự án đầu tư, kinh doanh lâu dài tại Việt Nam.
Tăng cường quản lý nhà nước về thị trường bất động sản. Rà soát lại quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà ở phù hợp với điều kiện và chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Triển khai thực hiện có hiệu quả chiến lược về nhà ở đã ban hành, đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội. Trước đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tiếp tục trả lời chất vấn và Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhận nêu vấn đề về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và nhân lực ngành y tế.
Mở đầu phiên chất vấn ngày 12 - 11, được sự phân công của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã báo cáo Quốc hội về việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2 và thứ 3.
Tiếp đó, trong 2 ngày 12 – 13/11, bốn thành viên Chính phủ là Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã trả lời chất vấn trước Quốc hội.
T.Đ
Theo Thủ tướng, nợ xấu tăng nhanh, nguy cơ làm mất ổn định hệ thống ngân hàng. Nợ xấu đang cản trở tín dụng không đến được doanh nghiệp, là nguy cơ làm mất ổn định hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính. Xử lý nợ xấu là yêu cầu cấp bách, cần thực hiện khẩn trương, quyết liệt nhưng phải có lộ trình phù hợp, quy trình chặt chẽ và theo hướng: chỉ đạo tập trung, hành động theo nhiều tuyến, bằng nhiều giải pháp, kể cả việc giải phóng hàng tồn kho, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.
Thủ tướng cũng nêu rõ những giải pháp cụ thể để xử lý nợ xấu:
Rà soát đánh giá lại chính xác tổng mức nợ xấu; tiến hành phân loại các khoản nợ xấu (theo loại hình doanh nghiệp, tổ chức tín dụng và theo các loại tài sản bảo đảm, nợ xấu trong bất động sản, nợ xây dựng cơ bản...).
Các tổ chức tín dụng phải chủ động cơ cấu lại nợ với các hình thức thích hợp, trích lập đủ quỹ dự phòng rủi ro và sử dụng quỹ này để xử lý nợ xấu. Tổ chức tín dụng nào chưa trích lập đủ thì phải dùng các nguồn phù hợp, kể cả vốn điều lệ để bù đắp và buộc phải giảm mức tăng trưởng tín dụng để bảo đảm an toàn.
Yêu cầu tổ chức tín dụng (chủ nợ) và doanh nghiệp có nợ phải khẩn trương xử lý tài sản bảo đảm để thanh lý nợ xấu. Một trong những trọng tâm cần tập trung xử lý là nợ đọng xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách. Hiện nay, tổng số nợ đọng xây dựng cơ bản khoảng 90 nghìn tỷ đồng; trong đó, nợ các dự án đã hoàn thành khoảng 20 nghìn tỷ, nợ các dự án chuyển tiếp gần 70 nghìn tỷ đồng.
Thủ tướng cho biết: phấn đấu đưa mức nợ xấu về khoảng 3-4% vào cuối năm 2015.
Về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết đã giao một Phó Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Tài chính... phối hợp với các địa phương đánh giá đúng thực trạng và có phương án cụ thể để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS
Mở rộng tín dụng cho vay mua nhà, khuyến khích các tổ chức tín dụng liên kết với chủ dự án để cung cấp tín dụng dài hạn cho người có nhu cầu mua nhà để ở
Rà soát các dự án đã giao để xác định các dự án tạm dừng, dự án được tiếp tục triển khai, các dự án cần điều chỉnh cơ cấu sản phẩm cho phù hợp và yêu cầu các chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện. Cho phép phân nhỏ các căn hộ phù hợp với quy hoạch; khuyến khích hạ giá bán để đáp ứng nhu cầu và khả năng thanh toán của nhiều đối tượng dân cư.
Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tăng thêm nhu cầu văn phòng làm việc, căn hộ cho thuê; nghiên cứu điều chỉnh chính sách bán nhà cho các đối tượng là người nước ngoài có dự án đầu tư, kinh doanh lâu dài tại Việt Nam.
Tăng cường quản lý nhà nước về thị trường bất động sản. Rà soát lại quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà ở phù hợp với điều kiện và chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Triển khai thực hiện có hiệu quả chiến lược về nhà ở đã ban hành, đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội. Trước đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tiếp tục trả lời chất vấn và Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhận nêu vấn đề về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và nhân lực ngành y tế.
Mở đầu phiên chất vấn ngày 12 - 11, được sự phân công của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã báo cáo Quốc hội về việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2 và thứ 3.
Tiếp đó, trong 2 ngày 12 – 13/11, bốn thành viên Chính phủ là Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã trả lời chất vấn trước Quốc hội.
T.Đ
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đóng góp ý kiến