Một số website và blog đã có ý kiến thực hiện theo lối cắt xén, suy diễn và quy kết là “nhận định sai lầm nghiêm trọng… về quyền con người”, và lặp lại luận điệu cho rằng Nhà nước Việt Nam đã đi ngược lại các tuyên ngôn, công ước quốc tế liên quan tới vấn đề nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết.
Là một người Mỹ gốc Việt, tôi và một số bạn hữu luôn mong muốn quê hương, đất nước phát triển ổn định bền vững, có như vậy mới dồn toàn lực vào công cuộc xây dựng đất nước ngày càng phồn thịnh, đời sống, dân trí của nhân dân ngày càng được nâng cao. Vậy mà một số người lại tự phong là “nhà dân chủ” được các nhóm chống cộng cực đoan ở Hoa Kỳ tung hô, phối hợp “nội công, ngoại kích” để chống phá đất nước, mà đáng kể nhất là họ luôn lớn tiếng đưa ra các yêu sách phi lý như kêu gọi “Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu và các quốc gia tự do cử đặc phái viên tới Việt Nam để điều tra về tình trạng vi phạm nhân quyền, yêu cầu Việt Nam tôn trọng Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, hủy bỏ các điều luật về an ninh quốc gia (điều 79, 87 và 88 Bộ luật Hình sự)” và “thả ngay lập tức các tù nhân chính trị”! Ở hải ngoại, đọc các bài viết của họ, tôi thấy họ xuyên tạc vấn đề nhân quyền của Việt Nam một cách trắng trợn và lố bịch. Vì bức xúc trước tình trạng này, tôi muốn hỏi các “nhà dân chủ” ở quốc nội rằng, các vị căn cứ vào đâu mà “phán xét” Nhà nước Việt Nam về điều mà các vị gọi là “vi phạm quyền con người” qua các điều luật của Bộ luật Hình sự? Theo tôi, phải có một cái nhìn tổng thể và phải nhận thức rõ ràng về sự khác nhau giữa quyền con người và quyền công dân mới hiểu rõ sự lươn lẹo của các “nhà dân chủ” đang tung hỏa mù núp bóng “đấu tranh cho dân chủ” để trục lợi chính trị.
Không phải đến bây giờ con người mới đặt ra vấn đề quyền con người. Ý thức về nhân quyền và đấu tranh cho sự tiến bộ từ lâu đã trở thành vấn đề quan tâm của mọi nhà nước trên hành tinh này. “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ, đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập trong Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2-9-1945).
Qua việc đọc và nghiền ngẫm tôi thấy các bản tuyên ngôn đó đều khẳng định quyền con người và trách nhiệm của nhà nước trong khi thực thi quyền con người đối với mọi công dân của nước mình, cũng như cộng đồng quốc tế. Là kết quả của quá trình nhận thức sâu sắc, sự ra đời của khái niệm quyền con người gắn với các cuộc cách mạng dân chủ tư sản, xóa bỏ chế độ phong kiến. Cho nên ngày nay mọi người thường nói tới Luật về các quyền của Anh năm 1689, Tuyên ngôn độc lập năm 1776, Hiến pháp bổ sung năm 1787 của Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789 của Pháp. Và vấn đề quyền con người đã được Nguyễn Ái Quốc nhắc tới từ năm 1919, trong Bản yêu sách của nhân dân An Nam gửi đến đại diện các nước Ðồng minh họp ở Versailles (Pháp).
Trong điều kiện một đất nước vừa trải qua những cuộc chiến tranh lâu dài và khốc liệt, việc chăm lo, bảo đảm ngày càng đầy đủ hơn đến quyền con người vừa là mối quan tâm hàng đầu, vừa là thách thức lớn đối với Việt Nam. Sự nghiệp phát triển của Việt Nam nói chung, chăm lo phát triển quyền con người nói riêng, được tiến hành trong bối cảnh đất nước còn vô vàn khó khăn, thiếu thốn, nên có thể còn có hạn chế, bất cập, song không thể vì thế mà phủ nhận những thành tựu rất quan trọng và ngày càng tiến bộ trong việc chăm lo quyền con người, điều này đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Theo tiêu chí tổng quát về thực hiện quyền con người trong thế kỷ 21, trước hết phải kể đến Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc tổ chức năm 2000, với sự tham gia của 189 thành viên đã nhất trí thông qua Tuyên bố Thiên niên kỷ với tám mục tiêu cụ thể và đặt mốc hoàn thành các mục tiêu này vào năm 2015. Sau 10 năm nỗ lực phấn đấu, Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá hoàn thành 90% kế hoạch đặt ra, là một trong hai nước đi đầu trong việc giảm nghèo, cải thiện sức khỏe cho nhân dân.
Là một người Mỹ gốc Việt, tôi và một số bạn hữu luôn mong muốn quê hương, đất nước phát triển ổn định bền vững, có như vậy mới dồn toàn lực vào công cuộc xây dựng đất nước ngày càng phồn thịnh, đời sống, dân trí của nhân dân ngày càng được nâng cao. Vậy mà một số người lại tự phong là “nhà dân chủ” được các nhóm chống cộng cực đoan ở Hoa Kỳ tung hô, phối hợp “nội công, ngoại kích” để chống phá đất nước, mà đáng kể nhất là họ luôn lớn tiếng đưa ra các yêu sách phi lý như kêu gọi “Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu và các quốc gia tự do cử đặc phái viên tới Việt Nam để điều tra về tình trạng vi phạm nhân quyền, yêu cầu Việt Nam tôn trọng Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, hủy bỏ các điều luật về an ninh quốc gia (điều 79, 87 và 88 Bộ luật Hình sự)” và “thả ngay lập tức các tù nhân chính trị”! Ở hải ngoại, đọc các bài viết của họ, tôi thấy họ xuyên tạc vấn đề nhân quyền của Việt Nam một cách trắng trợn và lố bịch. Vì bức xúc trước tình trạng này, tôi muốn hỏi các “nhà dân chủ” ở quốc nội rằng, các vị căn cứ vào đâu mà “phán xét” Nhà nước Việt Nam về điều mà các vị gọi là “vi phạm quyền con người” qua các điều luật của Bộ luật Hình sự? Theo tôi, phải có một cái nhìn tổng thể và phải nhận thức rõ ràng về sự khác nhau giữa quyền con người và quyền công dân mới hiểu rõ sự lươn lẹo của các “nhà dân chủ” đang tung hỏa mù núp bóng “đấu tranh cho dân chủ” để trục lợi chính trị.
Không phải đến bây giờ con người mới đặt ra vấn đề quyền con người. Ý thức về nhân quyền và đấu tranh cho sự tiến bộ từ lâu đã trở thành vấn đề quan tâm của mọi nhà nước trên hành tinh này. “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ, đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập trong Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2-9-1945).
Qua việc đọc và nghiền ngẫm tôi thấy các bản tuyên ngôn đó đều khẳng định quyền con người và trách nhiệm của nhà nước trong khi thực thi quyền con người đối với mọi công dân của nước mình, cũng như cộng đồng quốc tế. Là kết quả của quá trình nhận thức sâu sắc, sự ra đời của khái niệm quyền con người gắn với các cuộc cách mạng dân chủ tư sản, xóa bỏ chế độ phong kiến. Cho nên ngày nay mọi người thường nói tới Luật về các quyền của Anh năm 1689, Tuyên ngôn độc lập năm 1776, Hiến pháp bổ sung năm 1787 của Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789 của Pháp. Và vấn đề quyền con người đã được Nguyễn Ái Quốc nhắc tới từ năm 1919, trong Bản yêu sách của nhân dân An Nam gửi đến đại diện các nước Ðồng minh họp ở Versailles (Pháp).
Trong điều kiện một đất nước vừa trải qua những cuộc chiến tranh lâu dài và khốc liệt, việc chăm lo, bảo đảm ngày càng đầy đủ hơn đến quyền con người vừa là mối quan tâm hàng đầu, vừa là thách thức lớn đối với Việt Nam. Sự nghiệp phát triển của Việt Nam nói chung, chăm lo phát triển quyền con người nói riêng, được tiến hành trong bối cảnh đất nước còn vô vàn khó khăn, thiếu thốn, nên có thể còn có hạn chế, bất cập, song không thể vì thế mà phủ nhận những thành tựu rất quan trọng và ngày càng tiến bộ trong việc chăm lo quyền con người, điều này đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Theo tiêu chí tổng quát về thực hiện quyền con người trong thế kỷ 21, trước hết phải kể đến Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc tổ chức năm 2000, với sự tham gia của 189 thành viên đã nhất trí thông qua Tuyên bố Thiên niên kỷ với tám mục tiêu cụ thể và đặt mốc hoàn thành các mục tiêu này vào năm 2015. Sau 10 năm nỗ lực phấn đấu, Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá hoàn thành 90% kế hoạch đặt ra, là một trong hai nước đi đầu trong việc giảm nghèo, cải thiện sức khỏe cho nhân dân.
Trong quá trình chủ động hội nhập quốc tế, Việt Nam còn được ghi nhận có sự phát triển tích cực trong việc bảo đảm các quyền con người, đặc biệt là thành tựu phát triển kinh tế – xã hội, mở rộng dân chủ, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của người dân. Ðây chính là cơ sở quan trọng đủ sức chứng minh sự dối trá của những người đã và đang xuyên tạc, vu khống Việt Nam vi phạm nhân quyền. Trong Hiến pháp Việt Nam cũng như hiến pháp của nhiều quốc gia khác, kể cả Hoa Kỳ, quyền con người thường luôn gắn liền với nghĩa vụ công dân, từ đó hình thành khái niệm “quyền và nghĩa vụ công dân”. Ở mỗi quốc gia, quyền công dân được xem là sự thể hiện cụ thể của quyền con người. Sự khác nhau giữa quyền con người với quyền công dân trước hết ở nguồn gốc. Quyền con người được xem là quyền tự nhiên của mọi thành viên của cộng đồng, là quyền của mỗi con người từ khi người đó sinh ra cho đến khi qua đời. Trái lại, quyền công dân lại là các quyền của người dân được quy định trong pháp luật của mỗi quốc gia. Quyền công dân có thể bị tước đoạt một phần hoặc hoàn toàn khi người đó vi phạm pháp luật, hoặc mất năng lực hành vi dân sự (như do mắc bệnh tâm thần chẳng hạn). Ngay tại Hoa Kỳ, quyền công dân buộc phải tuân thủ luật của chính phủ ban hành, cá nhân nào đó, mặc dù không phải là công dân Hoa Kỳ, nhưng đang sinh sống tại Hoa Kỳ vẫn có một số quyền công dân nhất định, hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ nhất định như mọi công dân của quốc gia mình đang cư trú.
Ở Việt Nam, Bộ luật Dân sự năm 2005 và Bộ luật Hình sự năm 1999 là minh chứng. Quyền và nghĩa vụ của công dân trên các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đương nhiên là công dân của nước Việt Nam phải tuân thủ như mọi công dân ở quốc gia khác. Một số người ở trong nước cùng với những người chống cộng ở hải ngoại thường gào thét xuyên tạc rằng: “Ðiều 88, Bộ luật Hình sự năm 1999 về quyền tự do tư tưởng, báo chí là trái với Ðiều 19 của Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị năm 1966 mà Việt Nam đã tham gia”? Xin thưa với các quý vị rằng sự thật không phải vậy. Ðiều 88 Bộ luật Hình sự của Việt Nam hoàn toàn không có gì trái với Ðiều 19 Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị, khi dẫn lại Ðiều 19 của Công ước, các vị đã cố tình cắt xén một nội dung mà Công ước đề cập. Ðó là, khoản 3 Ðiều 19 của Công ước ghi rõ: “3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để: a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác, b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của xã hội”. Theo đó, tự do báo chí phải có giới hạn, không có thứ “tự do báo chí tuyệt đối” để làm mất uy tín của người khác, vi phạm an ninh quốc gia, trật tự công cộng và đạo đức xã hội. Ðứng ra bảo vệ mấy cá nhân vi phạm Ðiều 88 là các vị bảo vệ những người vi phạm quyền con người của đại bộ phận nhân dân đang mong muốn xã hội ổn định để phát triển đất nước. Sống ở Hoa Kỳ đã nhiều năm, tôi biết thực chất vấn đề nhân quyền tại Hoa Kỳ. Báo cáo Nhân quyền thế giới năm 2010 của Mỹ chỉ trích 130 quốc gia vì hạn chế các quyền con người, trong khi đó Tổ chức ân xá quốc tế lại cảnh báo về tình trạng vi phạm nhân quyền ở chính Hoa Kỳ khi cho rằng: “Là một quốc gia hùng mạnh bậc nhất thế giới, Mỹ tự cho mình cái quyền đề ra tiêu chuẩn ứng xử cho các quốc gia. Nhưng Mỹ lại thể hiện cái xấu của mình qua hàng loạt hành động thách thức luật pháp quốc tế”! Bốn năm liền, Viện dân chủ và hợp tác ở New York công bố báo cáo về các hành vi thô bạo của cảnh sát chống người nhập cư, các vụ xâm phạm quyền tự do ngôn luận, bất bình đẳng về giai cấp ở Hoa Kỳ. Ông Andranik Migranyan – Giám đốc Viện này, từng nói: “Tất nhiên, Hoa Kỳ là một quốc gia với nhiều truyền thống dân chủ. Nhưng, nếu nhìn kỹ cách tổ chức đời sống xã hội, thì rất tiếc sẽ thấy rõ nhiều vấn đề không cho phép Hoa Kỳ coi mình như thầy giáo giới thiệu mô hình lý tưởng về việc bảo vệ quyền con người”.
Ðể chứng minh, có thể lấy thí dụ từ việc bầu cử tổng thống ở Mỹ. Về hình thức, đây có vẻ là một biểu hiện của dân chủ với hình thức lý tưởng; nhưng trên thực tế lại có sự phân biệt đối xử về nguồn gốc xã hội, về dân tộc, thậm chí cả việc vi phạm quyền bầu cử. Trả lời phỏng vấn của đài Tiếng nói nước Nga, bà Cheri Honkala – ứng cử viên Phó Tổng thống Mỹ của đảng Xanh, đã nói: “Nguyên nhân vì sao Mỹ không cho phép các quan sát viên theo dõi bầu cử có thể ẩn sau khả năng sự lừa dối: chúng tôi có rất nhiều người dân hoặc không muốn hoặc không được đi bỏ phiếu. Còn bây giờ, ở một số bang lại xuất hiện cái gọi là hệ thống “cấp phép quyền bầu cử”. Một rào cản khiên cưỡng ngăn chặn các cử tri tiềm năng, đó là tầng lớp lao động và những người sống dưới mức nghèo khổ”. Và gần đây, ông Alexei Pushkov, người đứng đầu Ủy ban Duma Quốc gia Nga về các vấn đề ngoại giao, nói: “Ðã quá lâu, chúng ta chấp nhận quyền lên tiếng giáo huấn của cái gọi là đất nước dân chủ truyền thống. Tuy nhiên tồn tại hơn hai thập kỷ, nước Nga sau Liên Xô đã có nhận thức rõ nét rằng, những quốc gia giành vai trò người dạy dỗ tuyệt vời, trong thời gian này chứng tỏ thấy họ không hề hoàn hảo. Chúng ta nhận thấy, bản thân Hoa Kỳ cũng vi phạm không ít quyền con người ở trong và ngoài nước. Có thể kể ra ở đây trường hợp các nhà tù CIA bí mật ở Trung Ðông và Ðông Âu, trường hợp thiệt hại thường dân Afghanistan trong các hoạt động quân sự do Mỹ và NATO thực hiện ở nước này, cũng như nhiều khía cạnh khác. Trước hoàn cảnh này, tiếp tục giữ im lặng sẽ có nghĩa chấp thuận vào hùa với trò bao vây thông tin do các phương tiện truyền thông phương Tây tạo dựng để lấp liếm sự vi phạm nhân quyền của chính phương Tây”.
Vì sao các “nhà dân chủ” ở quốc nội lại không quan tâm tới các vấn đề này? Họ lấy Hoa Kỳ là “khuôn vàng, thước ngọc” để so sánh và phê phán Việt Nam. Họ tôn thờ cái gọi là “thiên đường dân chủ” nhưng hình như thực chất thì họ chẳng hiểu gì về nước Mỹ cùng các vấn đề của nó. Vì sao, vì mục đích gì, họ lại có thể đi ngược lại nỗ lực của mọi người dân đang cố gắng xây dựng một đất nước Việt Nam phồn thịnh, xã hội càng ngày càng dân chủ, công bằng, văn minh?
HỮU ÐỨC (Hoa Kỳ, ngày 4-11-2012)
Theo Nhân Dân
Ở Việt Nam, Bộ luật Dân sự năm 2005 và Bộ luật Hình sự năm 1999 là minh chứng. Quyền và nghĩa vụ của công dân trên các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đương nhiên là công dân của nước Việt Nam phải tuân thủ như mọi công dân ở quốc gia khác. Một số người ở trong nước cùng với những người chống cộng ở hải ngoại thường gào thét xuyên tạc rằng: “Ðiều 88, Bộ luật Hình sự năm 1999 về quyền tự do tư tưởng, báo chí là trái với Ðiều 19 của Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị năm 1966 mà Việt Nam đã tham gia”? Xin thưa với các quý vị rằng sự thật không phải vậy. Ðiều 88 Bộ luật Hình sự của Việt Nam hoàn toàn không có gì trái với Ðiều 19 Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị, khi dẫn lại Ðiều 19 của Công ước, các vị đã cố tình cắt xén một nội dung mà Công ước đề cập. Ðó là, khoản 3 Ðiều 19 của Công ước ghi rõ: “3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để: a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác, b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của xã hội”. Theo đó, tự do báo chí phải có giới hạn, không có thứ “tự do báo chí tuyệt đối” để làm mất uy tín của người khác, vi phạm an ninh quốc gia, trật tự công cộng và đạo đức xã hội. Ðứng ra bảo vệ mấy cá nhân vi phạm Ðiều 88 là các vị bảo vệ những người vi phạm quyền con người của đại bộ phận nhân dân đang mong muốn xã hội ổn định để phát triển đất nước. Sống ở Hoa Kỳ đã nhiều năm, tôi biết thực chất vấn đề nhân quyền tại Hoa Kỳ. Báo cáo Nhân quyền thế giới năm 2010 của Mỹ chỉ trích 130 quốc gia vì hạn chế các quyền con người, trong khi đó Tổ chức ân xá quốc tế lại cảnh báo về tình trạng vi phạm nhân quyền ở chính Hoa Kỳ khi cho rằng: “Là một quốc gia hùng mạnh bậc nhất thế giới, Mỹ tự cho mình cái quyền đề ra tiêu chuẩn ứng xử cho các quốc gia. Nhưng Mỹ lại thể hiện cái xấu của mình qua hàng loạt hành động thách thức luật pháp quốc tế”! Bốn năm liền, Viện dân chủ và hợp tác ở New York công bố báo cáo về các hành vi thô bạo của cảnh sát chống người nhập cư, các vụ xâm phạm quyền tự do ngôn luận, bất bình đẳng về giai cấp ở Hoa Kỳ. Ông Andranik Migranyan – Giám đốc Viện này, từng nói: “Tất nhiên, Hoa Kỳ là một quốc gia với nhiều truyền thống dân chủ. Nhưng, nếu nhìn kỹ cách tổ chức đời sống xã hội, thì rất tiếc sẽ thấy rõ nhiều vấn đề không cho phép Hoa Kỳ coi mình như thầy giáo giới thiệu mô hình lý tưởng về việc bảo vệ quyền con người”.
Ðể chứng minh, có thể lấy thí dụ từ việc bầu cử tổng thống ở Mỹ. Về hình thức, đây có vẻ là một biểu hiện của dân chủ với hình thức lý tưởng; nhưng trên thực tế lại có sự phân biệt đối xử về nguồn gốc xã hội, về dân tộc, thậm chí cả việc vi phạm quyền bầu cử. Trả lời phỏng vấn của đài Tiếng nói nước Nga, bà Cheri Honkala – ứng cử viên Phó Tổng thống Mỹ của đảng Xanh, đã nói: “Nguyên nhân vì sao Mỹ không cho phép các quan sát viên theo dõi bầu cử có thể ẩn sau khả năng sự lừa dối: chúng tôi có rất nhiều người dân hoặc không muốn hoặc không được đi bỏ phiếu. Còn bây giờ, ở một số bang lại xuất hiện cái gọi là hệ thống “cấp phép quyền bầu cử”. Một rào cản khiên cưỡng ngăn chặn các cử tri tiềm năng, đó là tầng lớp lao động và những người sống dưới mức nghèo khổ”. Và gần đây, ông Alexei Pushkov, người đứng đầu Ủy ban Duma Quốc gia Nga về các vấn đề ngoại giao, nói: “Ðã quá lâu, chúng ta chấp nhận quyền lên tiếng giáo huấn của cái gọi là đất nước dân chủ truyền thống. Tuy nhiên tồn tại hơn hai thập kỷ, nước Nga sau Liên Xô đã có nhận thức rõ nét rằng, những quốc gia giành vai trò người dạy dỗ tuyệt vời, trong thời gian này chứng tỏ thấy họ không hề hoàn hảo. Chúng ta nhận thấy, bản thân Hoa Kỳ cũng vi phạm không ít quyền con người ở trong và ngoài nước. Có thể kể ra ở đây trường hợp các nhà tù CIA bí mật ở Trung Ðông và Ðông Âu, trường hợp thiệt hại thường dân Afghanistan trong các hoạt động quân sự do Mỹ và NATO thực hiện ở nước này, cũng như nhiều khía cạnh khác. Trước hoàn cảnh này, tiếp tục giữ im lặng sẽ có nghĩa chấp thuận vào hùa với trò bao vây thông tin do các phương tiện truyền thông phương Tây tạo dựng để lấp liếm sự vi phạm nhân quyền của chính phương Tây”.
Vì sao các “nhà dân chủ” ở quốc nội lại không quan tâm tới các vấn đề này? Họ lấy Hoa Kỳ là “khuôn vàng, thước ngọc” để so sánh và phê phán Việt Nam. Họ tôn thờ cái gọi là “thiên đường dân chủ” nhưng hình như thực chất thì họ chẳng hiểu gì về nước Mỹ cùng các vấn đề của nó. Vì sao, vì mục đích gì, họ lại có thể đi ngược lại nỗ lực của mọi người dân đang cố gắng xây dựng một đất nước Việt Nam phồn thịnh, xã hội càng ngày càng dân chủ, công bằng, văn minh?
HỮU ÐỨC (Hoa Kỳ, ngày 4-11-2012)
Theo Nhân Dân
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đóng góp ý kiến