Breaking news:

Mới mới

Thủ Tướng Phê duyệt Chương trình quản lý nợ trung hạn 2013-2015

Viết bởi Unknown on 6 tháng 5, 2013 | 18:25

Theo Chương trình quản lý nợ trung hạn 2013-2015 vừa đượcThủ tướng Chính phủ phê duyệt, phấn đấu đến 2015, nợ công không quá 65% GDP, trong đó dư nợ Chính phủ không quá 50% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.

Bên cạnh đó, vay trong và ngoài nước để bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước theo hướng giảm dần bội chi ngân sách Nhà nước, phấn đấu đến năm 2015 (tính cả trái phiếu Chính phủ) dưới 4,5% GDP. Trong đó, năm 2013 là 4,8% GDP; năm 2014 khoảng 4,7% GDP.

Vụ 'quý bà thành đạt bị bắt': Kỳ 4 - Vết trượt dài từ hư danh 'quý bà thành đạt'

Từ khi mang “mác” Tổng Giám đốc Bệnh viện Quốc tế Vũ Anh, bà Tuyết Nga trở thành người nổi tiếng hơn bởi các cuộc thi sắc đẹp. Chính từ đây, bà Nga lại trượt dài...

Có được chút vốn liếng trong tay, bà Nga nghĩ ngay đến việc mở Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vũ Anh. Không khó để “giải mã” việc đầu tư vào lĩnh vực này của một người phụ nữ nhạy bén, thức thời và biết tận dụng các mối quan hệ xung quanh. Thường thì, đầu tư vào lĩnh vực bệnh viện sẽ được ưu đãi các loại thuế suất ở mức 0% và các loại máy móc thiết bị khám chữa bệnh đều được ưu đãi miễn hoặc giảm thuế.

Vụ 'quý bà thành đạt bị bắt': Kỳ 3 - Dùng truyền thông để làm sai lệch bản chất vụ việc

Sự việc bị các hộ dân khiếu kiện khiến quý bà Tuyết Nga phải “đăng đàn” trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng. Song, quý bà thành đạt “giỏi” che giấu sự thật nên đã “dắt mũi” được giới truyền thông đi theo hướng khác. 

Ngày 20/6/2012, các hộ dân đã chính thức làm đơn khởi kiện Công ty Xây lắp và Vật tư xây dựng 5 (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) lên Tòa án nhân dân quận Gò Vấp.

Vụ 'quý bà thành đạt bị bắt': Kỳ 2 - Những phi vụ lừa đảo

Viết bởi Unknown on 3 tháng 5, 2013 | 17:26

Hoa hậu quý bà Trương Thị Tuyết Nga “thành đạt” nhờ những phi vụ lừa đảo lên đến hàng trăm tỷ đồng, những phi vụ này đã bị cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an phát giác.

Ngày 27/4, Hoa hậu quý bà thành đạt 2009 Trương Thị Tuyết Nga, Tổng giám đốc bệnh viện quốc tế Vũ Anh, đã bị bắt giam để điều tra hành vi lừa đảo cả trăm tỷ đồng.

Bà Trương Thị Tuyết Nga trước lúc bị bắt.

Vụ 'quý bà thành đạt bị bắt': Kỳ 1 - Vì sao 'Hoa hậu quý bà' Trương Thị Tuyết Nga bị bắt?

Viết bởi Unknown on 2 tháng 5, 2013 | 17:47

Theo nhiều nguồn tin liên quan, bà Trương Thị Tuyết Nga đã có hành vi lừa đảo nhiều ngân hàng, tổ chức, cá nhân với số tiền lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Trương Thị Tuyết Nga.

Thủ tướng Chính phủ: Tập trung ổn định kinh tế vĩ mô

Viết bởi Unknown on 1 tháng 5, 2013 | 17:40

Phát biểu kết luận tại Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Phải tập trung tăng cường các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, kiên quyết giữ ổn định tỷ giá...

Ảnh: Cổng thông tin ĐT chính phủ

Hơn 74.000 lượt người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh dịp 30/4 và 1/5

Nhân kỷ niệm 38 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2013) và ngày Quốc tế lao động 1/5, đồng bào ở nhiều địa phương trong nước và du khách nước ngoài đã tham quan Cụm Di tích lịch sử - văn hóa Ba Đình: Lăng Bác, Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh và Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ.


Đỉnh cao của khí phách và trí tuệ Việt Nam

Hôm nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 38 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 / 30-4-2013). Thời gian càng lùi xa, chúng ta càng có điều kiện để nhìn nhận sâu hơn, rõ hơn ý nghĩa, tầm vóc vĩ đại của chiến thắng.


Vì Cộng đồng ASEAN gắn kết, thịnh vượng và hướng tới người dân

Viết bởi Unknown on 25 tháng 4, 2013 | 17:56

Chiều 25/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về tới Hà Nội, kết thúc chuyến đi tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 22 diễn ra trong các ngày 24-25/4 tại Bandar Seri Begawan (Brunei).


Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 22 thúc đẩy tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN

Thủ tướng yêu cầu làm rõ vụ xô xát tại Tiên Lãng, Hải Phòng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND thành phố Hải Phòng kiểm tra, làm rõ vụ việc báo chí nêu về vụ ẩu đả, xô xát giữa những người dân xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng với các đối tượng côn đồ xảy ra trưa 21/4/2013.
Hiện trường vụ việc

Phản đối Trung Quốc lưu hành bản đồ xâm phạm chủ quyền Việt Nam

Viết bởi Unknown on 24 tháng 4, 2013 | 19:59

Việc Trung Quốc lưu hành Bản đồ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và công bố “Quy hoạch phát triển sự nghiệp hải dương quốc gia 5 năm lần thứ 12”, đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vi phạm luật pháp quốc tế, gây căng thẳng và phức tạp tình hình ở Biển Đông...


Bộ Công an được đề nghị cùng xử lý thông tin “rửa” vàng

Ngày 24/4, Ngân hàng Nhà nước đã có Công văn số 2842/NHNN-QLNH gửi Tổng cục An ninh II - Bộ Công an, “về việc báo Thanh Niên đăng tin sai lệch về chính sách quản lý thị trường vàng”.

Công văn Ngân hàng Nhà nước gửi Bộ Công an đề nghị “phối hợp xử lý”.

Thiếu thông tin hay cố tình xuyên tạc?

Viết bởi Unknown on 23 tháng 4, 2013 | 18:19

Dư luận chẳng mấy bất ngờ khi "Tổ chức Phóng viên không biên giới" (RSF) xếp Việt Nam vào nhóm 5 quốc gia là “kẻ thù của internet" đồng thời ra sức bênh vực các blogger lợi dụng tự do internet ở Việt Nam để truyền bá những quan điểm sai trái, thông tin xuyên tạc đi ngược lại lợi ích của Đảng, Nhà nước và nhân dân.


Kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang đi đúng hướng

Ông Alfred Schipker, Trưởng đoàn Giám sát Kinh tế Vĩ mô (Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF), cho rằng những định hướng điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ Việt Nam là đúng hướng, đem lại kết quả tích cực.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tái khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong việc kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy nhanh tốc độ tái cấu trúc nền kinh tế

Đả kích Thủ tướng bằng "hòn đá lạ"

Một hòn đá lạ với những hình vẽ khó hiểu được đặt ngay tại Đền Thượng (Đền Hùng, Phú Thọ) đang khiến dư luận xôn xao, lo lắng. Nhiều người đồn thổi rằng, đây có thể là một đạo bùa hóa giải hết mọi tai ương, kiếp nạn, tuy nhiên một số ý kiến khác lại quan niệm hòn đá lạ này là dạng bùa yểm không tốt…Thế những có những kẻ lại muốn dùng "hòn đá" này để đả kích Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Triển khai Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia

Viết bởi Unknown on 22 tháng 4, 2013 | 18:48

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Kế hoạch triển khai Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội phạm buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Việc triển khai Công ước và Nghị định thư được tổ chức thực hiện gắn với các chương trình, kế hoạch hành động, phòng chống tội phạm trên phạm vi toàn quốc, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012-2015; Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011-2015 và các chương trình, kế hoạch hành động phòng, chống tội phạm khác.


“Việt Nam đặt con người ở trung tâm mọi chính sách”

Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, mới đây tại trụ sở Liên hợp quốc ở thành phố New York của Mỹ đã diễn phiên họp lần thứ hai của Nhóm làm việc Xây dựng các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

Tại phiên họp, đại diện các nước đã thảo luận kỹ về khái niệm và cách tiếp cận xây dựng các mục tiêu phát triển bền vững, cũng như xóa đói giảm nghèo trên phạm vi toàn cầu.

Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực của Việt Nam tại LHQ.

Quân đội đứng ngoài chính trị-Khẩu hiệu “giả nhân giả nghĩa”

Viết bởi Unknown on 21 tháng 4, 2013 | 17:54

Cách ngày nay 143 năm, ngày 22 tháng 4 năm 1870, V.I.Lê-nin - lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và những người bị áp bức trên thế giới, người "khổng lồ” của thế kỷ XX - đã được sinh ra. Hoạt động lý luận và thực tiễn sôi nổi, đầy sáng tạo của V.I.Lê-nin đã để lại di sản vô cùng quý báu đối với giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Phát triển sáng tạo và hiện thực hoá những tư tưởng cơ bản của C.Mác, Ph.Ăng-ghen trong điều kiện lịch sử mới; thúc đẩy sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; lãnh đạo và tổ chức thắng lợi cuộc cách mạng vô sản đầu tiên, Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại - cuộc cách mạng vạch thời địa - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, là những đóng góp to lớn của V.I.Lê-nin đối với giai cấp công nhân và nhân loại tiến bộ, tạo ra tầm vóc "khổng lồ” của Người.
V.I.Lê-nin. Ảnh tư liệu

IMF: Việt Nam có thể nâng cao vị thế kinh tế

Viết bởi Unknown on 18 tháng 4, 2013 | 17:05

Đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, đẩy mạnh tái cơ cấu, Việt Nam có thể tiến tới vị thế kinh tế mới.


Nhận định này được chuyên gia của IMF Alfred Schipke đưa ra tại Hội thảo “Việt Nam - Giữ vững ổn định, tăng cường lợi thế cạnh tranh và gặt hái được các tiềm năng tăng trưởng” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp cùng IMF tổ chức ngày 18/4.

Thủ tướng chỉ đạo: "Khẩn trương cổ phần hóa cảng biển lớn"

Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định từ nay đến 2014 sẽ cố phần hóa, bán 25% vốn tại các cảng biển cấp 1 vốn lâu nay do Nhà nước sở hữu độc quyền như Cảng Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Sài Gòn...

Cử khoảng 1.800 cán bộ ra nước ngoài đào tạo

Viết bởi Unknown on 17 tháng 4, 2013 | 18:25

Theo Đề án đào tạo cán bộ ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước giai đoạn 2013 - 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sẽ có khoảng 1.800 cán bộ được đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước trong giai đoạn này.

Người đi học phải được cơ quan chủ quản đề cử và cam kết sau khi tốt nghiệp về làm việc tại cơ quan đó

Đầu tư cho đồng bào dân tộc là vì cả nước

Viết bởi Unknown on 16 tháng 4, 2013 | 21:04

Dân tộc và miền núi có vai trò quan trọng đối với sự phát triển chung của cả nước. Từng bước thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng miền, các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.


Nước ta có 53 dân tộc ít người với gần 12,3 triệu người, chiếm gần 14,3% tổng số dân của cả nước. Đất đai, rừng núi vùng đồng bào dân tộc và miền núi sinh sống còn là nơi ngăn lũ, ngăn xói mòn, điều hoà khí hậu, từng là nơi căn cứ cách mạng, là phên dậu của quốc gia.

Vạch mặt kẻ lợi dụng chủ trương của Thủ tướng


Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Trung ương Đoàn TNSC Hồ Chí Minh xây dựng mạng xã hội thanh niên. Điều này thực sự có sức hút lớn, thể hiện sinh động đời sống, tâm tư, sở thích, khát vọng, lý tưởng thanh niên. Qua đó góp phần định hướng đúng đắn cho thanh niên về lòng yêu nước, yêu Tổ Quốc.

Tuy nhiên, trong khi trang web chính thức về mạng xã hội thanh niên còn chưa hoàn thiện thì gần đây cư dân mạng lại xôn xao về sự xuất hiện của một trang web lạ tự xưng là “mạng xã hội kết nối thanh niên Việt Nam” (thanhnienvietnam.vn). Cho phép người dùng đóng góp ý kiến để cùng nhau xây dựng mạng xã hội thanh niên Việt Nam ngày càng hoàn thiện và lớn mạnh.

Phi vụ kiếm tiền của Huy Đức - Kỳ 3: Phản ứng người trong cuộc


Trong cuộc gặp với bạn bè mới đây, nhà báo Lưu Đình Triều, công tác tại báo Tuổi Trẻ TP.HCM đã phản ứng gay gắt những chi tiết có liên quan đến mình trong cuốn “Bên thắng cuộc” của Huy Đức

Tổ quốc không thể không gắn với chế độ xã hội

Viết bởi Unknown on 14 tháng 4, 2013 | 19:12

Triển khai nghị quyết của Quốc hội và chỉ thị của Bộ Chính trị về việc lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (sau đây gọi tắt là Dự thảo Hiến pháp), đông đảo các tầng lớp nhân dân trên cả nước và người Việt Nam ở nước ngoài đã tâm huyết, trách nhiệm đóng góp hàng chục triệu ý kiến xây dựng Hiến pháp. Tuyệt đại bộ phận nhân dân xem đây là quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc tham gia ý kiến để xây dựng một bản Hiến pháp bảo đảm khách quan, khoa học, phù hợp với văn hóa, truyền thống lịch sử của dân tộc; thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, nhằm xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh và phát triển.


Tập trung mọi nguồn lực đưa Tây Nguyên phát triển bền vững

Viết bởi Unknown on 12 tháng 4, 2013 | 17:51

“Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát và nghiên cứu bổ sung các cơ chế chính sách ưu đãi, nhất là ưu đãi đặc thù nhằm phát triển một số lĩnh vực có nhiều tiềm năng, lợi thế để vùng Tây Nguyên thu hút được mạnh mẽ các nguồn đầu tư, từ đó phát triển nhanh, bền vững”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Tây Nguyên lần thứ hai - 2013 tổ chức sáng qua 12-4 tại Gia Lai.Cùng dự sự kiện quan trọng này có Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an - Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và hơn 600 đại biểu đại diện cho các bộ, ngành Trung ương, ngân hàng, doanh nghiệp.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu chỉ đạo Hội nghị xúc tiến đầu tư Tây Nguyên, lần thứ 2

ADB dự báo GDP của Việt Nam tăng 5,2% năm 2013

Viết bởi Unknown on 11 tháng 4, 2013 | 20:16

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã đưa ra dự báo Việt Nam có thể tăng trưởng 5,2% trong năm 2013 và 5,6% trong năm 2014.

Tại cuộc họp báo công bố báo cáo triển vọng phát triển châu Á 2013, đại diện ADB cho rằng, nền kinh tế Việt Nam ổn định trong năm 2012 nhờ việc thắt chặt chính sách trước đó đã kiềm chế lạm phát và cải thiện cán cân thanh toán.

Đại diện ADB cho rằng, nền kinh tế Việt Nam ổn định trong năm 2012 nhờ việc thắt chặt chính sách trước đó đã kiềm chế lạm phát và cải thiện cán cân thanh toán.

Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao

Viết bởi Unknown on 9 tháng 4, 2013 | 18:08

“Bước vào thời kỳ mới, thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, cần xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định trong phát biểu khai mạc Hội nghị toàn quốc đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 14/8 tại Hà Nội.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với các đại biểu dự Hội nghị.

Không thể có tự do báo chí không giới hạn

Viết bởi Unknown on 8 tháng 4, 2013 | 18:40

Trong quá trình góp ý xây dựng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, một số người đòi hỏi Việt Nam phải có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí “không nhất thiết phải theo quy định của pháp luật” và tư nhân được quyền ra báo, xuất bản. Đây là kiến nghị không những không phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế ở Việt Nam, mà còn ẩn chứa nhiều mưu toan, ý đồ thiếu thiện chí. 

Đừng ảo tưởng về “ tự do báo chí tuyệt đối”!

“Tự do báo chí” là vấn đề không mới, nhưng rất nhạy cảm đối với mỗi quốc gia dân tộc. Thời gian gần đây, có một nhóm người đòi hỏi Việt Nam phải có tự do ngôn luận, tự do báo chí không giới hạn, tự do sử dụng internet mà “không cần kiểm soát bởi Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam”. Họ cho rằng, thế mới là một nền “tự do báo chí ưu việt” như các nước phát triển và hơn thế, để Việt Nam không bị xem là “một quốc gia bóp nghẹt tự do báo chí” và là “kẻ thù của internet”(!).

Khi đưa ra kiến nghị trên đây, hình như các “nhà dân chủ” đang bị “lóa mắt” và “ảo tưởng” về một “chân trời tự do báo chí tuyệt đối”! Trên thực tế, không có bất cứ quốc gia nào có nền báo chí tự do tuyệt đối, mà báo chí đều phải tuân thủ theo những nguyên tắc, luật lệ, chế tài nhất định của luật pháp và chính quyền. PGS,TS Nguyễn Văn Dững, Trưởng khoa Báo chí (Học viện Báo chí và Tuyên truyền), người đã dành nhiều thời gian nghiên cứu lịch sử báo chí thế giới, cho biết: Mỹ là một quốc gia phát triển hàng đầu thế giới, nên một số người viện dẫn tự do báo chí của quốc gia này như là một mẫu hình lý tưởng. Nhưng ngay từ khi ra đời, thời kỳ lịch sử nước Mỹ thuộc Anh, báo chí phải được cấp phép và chịu sự kiểm duyệt gắt gao trước khi xuất bản. Mặc dù Quốc hội Mỹ không được phép ra văn bản hạn chế tự do báo chí, nhưng kể từ năm 1787 đến nay, tòa án tối cao và chính quyền các bang của Mỹ đã ban hành hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật làm công cụ điều phối và kiểm soát tự do thông tin. Mặt khác, báo chí ở Mỹ bị chi phối bởi các tập đoàn truyền thông và quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền. Thế nên, đừng lầm tưởng và ảo tưởng là Mỹ có nền báo chí tự do vô hạn độ hay “tự do hoàn hảo”.

Nói về tự do báo chí “không giới hạn”, không thể không nhắc lại những “vụ điển hình” làm rúng động dư luận thế giới thời gian qua như: Vụ họa sĩ Đan Mạch vẽ tranh biếm họa về nhà tiên tri Mô-ha-mét; vụ một mục sư đạo Tin lành Mỹ đòi đốt kinh Cô-ran; vụ việc lính Mỹ đốt kinh Cô-ran ở Áp-ga-ni-xtan… Những vụ việc “quá trớn” này đã làm dư luận phản ứng dữ dội, thậm chí có nơi biến thành bạo loạn xã hội. Nhưng “đình đám nhất” phải kể đến vụ bê bối của tờ News of the World (Tin thế giới). Tháng 7-2011, tờ báo “lá cải” lớn nhất nước Anh đã phải đình bản vĩnh viễn sau 168 năm “làm mưa, làm gió” trên thương trường báo chí quốc tế do nhiều phóng viên bản báo bị cáo buộc là đã nghe lén điện thoại của hàng nghìn người dân để “săn tin”. Chả thế mà ông Nick Clegg, đương kim Phó thủ tướng nước Anh từng phải lên tiếng: Báo chí cần tự do để kiểm soát việc lạm dụng quyền lực của các chính trị gia và của xã hội nói chung, nhưng báo chí cũng không được phép lạm dụng quyền lực của họ!

Tự do báo chí không phụ thuộc vào “báo chí tư nhân”

Một số người “lập luận” rằng, phải cho tư nhân có quyền xuất bản báo, tạp chí thì mới bảo đảm quyền “tự do báo chí đích thực”. Bởi theo họ, xã hội dân chủ là một xã hội mà công dân được phép làm tất cả những gì mang lại lợi ích cho họ, trong đó có quyền được ra báo để có tiếng nói độc lập, có thông tin tự do hoàn toàn, có quyền “phản biện xã hội” thoải mái… như một số nước phát triển!

Đề cập đến vấn đề này, ông Lê Văn Nghiêm, Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông), người từng tham gia nhiều cuộc trao đổi, đối thoại cởi mở, thẳng thắn với một số tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn tìm hiểu về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam, cho rằng: Nhận định, đánh giá như vậy là phiến diện, thiếu quan điểm thực tiễn. Vì mỗi đất nước, mỗi quốc gia dân tộc đều có đặc điểm lịch sử và chế độ chính trị khác nhau. Thực tế ở Việt Nam không có báo chí tư nhân, nhưng hầu hết các ban, bộ, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương, các giai cấp, tầng lớp, các hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các giới, các thành phần trong xã hội đều có tờ báo, tạp chí, bản tin của mình. Mỗi công dân ViệtNam khi tham gia sinh hoạt, hoạt động ở tổ chức nào thì đều có ấn phẩm báo chí của tổ chức đó bảo đảm quyền được thông tin của mình.

Cùng chung quan điểm đó, ông Hà Minh Huệ, Phó chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, khi trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã khẳng định: Một nền báo chí có được xem là tự do hay không trước hết phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, bản chất, mục đích hoạt động của nó. Ở Việt Nam, một nền báo chí có chức năng, mục đích “Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện tự do ngôn luận của các tầng lớp nhân dân” đã được quy định rõ ràng tại Điều 6, Luật Báo chí năm 1989, không thể nói là nền báo chí ấy không phải của dân, do dân, vì dân. Vì vậy, Việt Nam không cần báo chí tư nhân nhưng mọi người dân vẫn được đáp ứng và hưởng thụ nhu cầu thông tin về tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống, về mọi mặt tình hình của đất nước và thế giới. 

Quyền tự do báo chí phải được bảo đảm bằng pháp luật

Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là một trong những quyền cơ bản của con người luôn được Đảng, Nhà nước ta xem là một thuộc tính, một bản chất của chế độ ta. Vì vậy, ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, Điều 10 đã ghi rõ: “Công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận”. Điều 15, Hiến pháp năm 1959 bổ sung: “Công dân nước Việt Nam có các quyền tự do ngôn luận, báo chí”. Điều 67, Hiến pháp năm 1980 tiếp tục khẳng định: “Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí”. Cùng với quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, Điều 69, Hiến pháp năm 1992 bổ sung: Công dân có quyền được thông tin. Kế thừa nội dung các bản Hiến pháp trước, Điều 26 thuộc Chương II “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 xác định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, trên phương diện pháp lý, tất cả các bản Hiến pháp của nước ta từ khi ra đời đến nay đều khẳng định nhất quán, trước sau như một quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là một trong những quyền cơ bản nhất của con người, của mọi công dân. Nếu như một số quyền khác của con người được đề cập, bổ sung, phát triển ở các bản Hiến pháp sau này, thì quyền tự do báo chí đã được Nhà nước ta thừa nhận, tôn trọng, bảo đảm ngay sau khi chế độ dân chủ và chính quyền nhân dân được xác lập. Điều này như một minh chứng sinh động để khẳng định Nhà nước ta từ khi ra đời đến nay chưa bao giờ xem nhẹ hay ngăn cản quyền tự do báo chí chân chính của nhân dân.

Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn, việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí chỉ có giá trị và ý nghĩa khi nó được gắn liền với các quy định của pháp luật. Không thể có tự do báo chí trừu tượng, chung chung và cũng không thể lợi dụng tự do báo chí, tự do ngôn luận để đi ngược lại lợi ích quốc gia dân tộc và lợi ích của nhân dân. Nhà báo trước hết là một công dân. Nếu nhà báo vi phạm pháp luật cũng phải bị xử lý như các công dân khác phạm pháp. Còn ai cố tình lợi dụng dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí để bày tỏ công khai chống Đảng, Nhà nước, xâm hại lợi ích quốc gia dân tộc, xâm phạm lợi ích của tổ chức và công dân đều phải bị xử lý nghiêm minh. Đó là biểu thị sự công bằng, bình đẳng của pháp luật, chứ không phải là sự “bóp nghẹt tự do báo chí, thủ tiêu tự do ngôn luận” như một số thế lực phản động và những người thiếu thiện chí từng rêu rao. Điều 2, Luật Báo chí năm 1989 đã quy định: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình. Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân. Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng”. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với nội dung “Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền” (năm 1948) của Liên hợp quốc đã được khẳng định tại Điều 29: “Mỗi người đều có nghĩa vụ đối với cộng đồng, trong khi hưởng thụ các quyền về tự do cá nhân, phải chịu những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền tự do của người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”.

Trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, Việt Nam luôn nhận thức sâu sắc rằng, không thể có đổi mới, dân chủ và phát triển nếu không tôn trọng và phát huy đầy đủ quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của nhân dân. Vì đó không chỉ là một trong những quyền cơ bản của con người, mà còn là một trong những động lực quan trọng để mở rộng, phát huy dân chủ-một nguồn lực nội sinh góp phần thúc đẩy đất nước phát triển bền vững.

Theo QĐND

60.000 hộ nghèo sẽ được hỗ trợ xây nhà tránh lũ

Viết bởi Unknown on 7 tháng 4, 2013 | 23:32

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý với đề nghị của Bộ Xây dựng và các địa phương về việc cho phép tiếp tục triển khai trên diện rộng chính sách hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện an toàn chỗ ở, ứng phó với lũ, lụt tại 14 tỉnh, thành phố khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, ước tính khoảng 60.000 hộ.

Thủ tướng thăm nơi đào tạo các phi công quân sự

Sáng 7/4, tại Phú Yên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới thăm và nói chuyện thân mật với cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Không quân 910.
 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trò chuyện cùng các chiến sĩ phi công Trung đoàn Không quân 910.Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
 
Trung đoàn Không quân 910, Quân chủng Phòng không-Không quân, có hơn 54 năm xây dựng và trưởng thành với những tên gọi khác nhau. Mặc dù từng đóng quân trên nhiều địa bàn khác nhau và triển khai nhiệm vụ chính trị cụ thể theo từng thời kỳ song Trung đoàn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao với thành tích trên nhiều mặt, nổi bật là đã tổ chức huấn luyện chiến đấu, đạo tạo được hàng ngàn phi công, góp phần giữ vững và nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị không quân trong thời kỳ mới.

Bên cạnh đó, Trung đoàn còn tích cực tham gia các hoạt động cứu hộ, cứu nạn, các phong trào thi đua, công tác dân vận, tham gia xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, “Xoá đói giảm nghèo”,...

Kể từ năm 2003 đến nay, thực hiện nhiệm vụ tại tỉnh Phú Yên, Trung đoàn đã phát huy tính chủ động, tận dụng thời cơ, tổ chức huấn luyện bay linh hoạt theo đúng phương châm, tư tưởng chỉ đạo, bảo đảm huấn luyện bay vững chắc, an toàn, hoàn thành tốt kế hoạch được giao.
 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nghe báo cáo về công tác huấn luyện chiến đấu tại Trung đoàn Không quân 910. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Nói chuyện thân mật với cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Không quân 910, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghi nhận và biểu dương những thành tích xuất sắc, những đóng góp to lớn mà cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn đã nỗ lực đạt được thời gian qua.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng quốc phòng trong thời bình, Thủ tướng lưu ý, thời gian tới, lực lượng vũ trang nói chung, Quân chủng Phòng không-Không quân và Trung đoàn 910 nói riêng, phải luôn luôn đề cao tinh thần cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu cao; tiếp tục xây dựng Không quân Nhân dân Việt Nam vững mạnh toàn diện theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, trong đó tập trung xây dựng các đơn vị vững mạnh về chính trị, làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm cho Quân chủng Phòng không-Không quân luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhắc nhở, Trung đoàn phải thường xuyên giáo dục cán bộ, chiến sỹ đề cao cảnh giác, tăng cường công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính trị-tư tưởng, coi trọng việc giáo dục về mục tiêu lý tưởng, phẩm chất, đạo đức và nhân cách, bảo đảm toàn Trung đoàn là một khối thống nhất ý chí và hành động, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, nhân dân, với chế độ xã hội chủ nghĩa.

Đồng thời, từng cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn cần tích cực nghiên cứu đổi mới nội dung, phương pháp huấn luyện, cập nhật kiến thức và phương pháp hiện đại của thế giới và khu vực, kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn, phát huy ý thức tự lực, tự cường, bảo đảm tốt công tác kỹ thuật hàng không, kỹ thuật hậu cần cho huấn luyện…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin tưởng, Trung đoàn Không quân 910 sẽ tiếp tục phát huy truyền thống, tinh thần đoàn kết, nhất trí, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong giai đoạn mới.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kiểm tra tiến độ thi công Nhà ga hành khách Cảng hàng không Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Sáng cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới thăm Dự án xây dựng Nhà ga hành khách Cảng hàng không Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Dự án này được khởi công tháng 8/2012 và dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 8/2013.

Sự thật 'bức điện tối mật' của Đại sứ Mỹ về Tướng Nguyễn Văn Hưởng - Kỳ cuối

Với những thông tin chính thức theo biên bản tốc ký các cuộc trao đổi của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng với các phái đoàn Hoa Kỳ, hẳn bạn đọc có thể hình dung tác hại của sự “tam sao thất bản”.

Thủ tướng nói gì tại Shangri-la?

Việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người đứng đầu Chính phủ đầu tiên của Việt Nam sẽ chính thức tham dự và trở thành diễn giả chính tại diễn đàn An ninh khu vực Đối thoại Shangri-la (SLD) lần thứ 12, do Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) tổ chức tại Singapore vào cuối tháng 5/2013, hiện đang là chủ đề “nóng” thu hút sự quan tâm, theo dõi của cộng đồng quốc tế. Và nhiều người tự hỏi, liệu nội dung quan trọng nào được Thủ tướng nhắc đến trong bài diễn văn tại diễn đàn này? 
 
Bài phân tích của tác giả Bạch Dương sẽ cho thấy rõ vấn đề mà người đứng đầu Chính phủ Việt Nam phát biểu tại diễn đàn này và cũng để hiểu rõ Quan làm báo lại nổi điên, suy luận một cách rất ư là...vớ vẫn. 

Thủ tướng yêu cầu giảm lãi suất cho vay ngay đầu tháng 4

Viết bởi Unknown on 4 tháng 4, 2013 | 19:19

Thủ tướng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành ổn định tỷ giá, kiểm soát chặt giá trị đồng tiền Việt Nam.

Theo Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2013 mới ban hành, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành giảm lãi suất tín dụng ngay trong đầu tháng 4.

Ảnh minh họa

Sự thật 'bức điện tối mật' của Đại sứ Mỹ về Tướng Nguyễn Văn Hưởng - Kỳ 3

Viết bởi Unknown on 3 tháng 4, 2013 | 01:38

Buổi làm việc của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng với Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak bắt đầu bằng việc Đại sứ hỏi Thượng tướng về tình hình biển Đông và nói muốn có vai trò tại khu vực này…

Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng gặp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam ông Michael Michalak  

Sự thật 'bức điện tối mật' của Đại sứ Mỹ về Tướng Nguyễn Văn Hưởng - Kỳ 2

Quan làm báo 111 xin tiếp tục nội dung câu chuyện về bức điện mật của Đại sứ quán Hoa Kỳ, xung quanh nội dung mà phía này trao đổi với Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng. Và cũng từ bức điện này, BBC Việt ngữ đã nhập nhèm xào nấu bôi nhọ sai sự thật! 

BBC lợi dụng vụ Đoàn Văn Vươn để kích động, chống phá

Viết bởi Unknown on 2 tháng 4, 2013 | 17:56

Trong khi toà án vẫn chưa đưa ra kết luận cuối cùng trong vụ án Đoàn Văn Vươn, thì những “thánh phán” trên trang BBC liền tự phong cho mình chức danh mới “quan tòa” khi ngày 30/3 trang này đã đăng tải bài viết với tiêu đề chắc như đinh đóng cột “Vụ Đoàn Văn Vươn: chính quyền sai hoàn toàn”.

Bài viết trên trang BBC

Hãy trở về để thấy và tin vào sự thật

Viết bởi Unknown on 1 tháng 4, 2013 | 02:29

Trong suốt 36 năm trước khi trở về quê hương lần đầu tiên, Tổng biên tập kiêm nhà báo Việt kiều Nguyễn Phương Hùng của trang web hải ngoại kbchn.net thừa nhận, đó là quãng thời gian ông mù tịt thông tin về tình hình đất nước và đã không ít lần tham gia các cuộc biểu tình chống đối Việt Nam ở Mỹ. Nhưng sau lần đầu trở về quê hương, ông đã thay đổi hẳn cách nhìn về Việt Nam. Chia sẻ với phóng viên Báo Quân đội nhân dân, ông Hùng đã tâm sự nhiều câu chuyện trong hành trình “trở về” nguồn cội...

Nhà báo Nguyễn Phương Hùng
Vượt qua quá khứ nặng nề

- Xin ông cho biết ông đã trở về Việt Nam bao nhiêu lần?

- Lần đầu tiên tôi về nước là vào tháng 9-2011 để dự Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ nhất. Từ đó đến nay, tổng cộng tôi đã trở về 6 lần trong 18 tháng. Lần nào về tôi cũng chụp rất nhiều ảnh, quay những thước phim phóng sự, tư liệu… rồi đưa lên trang web kbchn.net.

- Vậy trước đây cũng như hiện nay, trang web của ông tập trung vào những nội dung gì?

- Từng là một cựu quân nhân dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa nên tôi muốn lập ra một trang web để lưu giữ và ghi lại lịch sử của những người lính dưới chế độ này. Nhưng giờ đây, hai phần ba tin tức của trang web là các tin trong nước, có thể do tôi tự viết hoặc chọn lọc đăng lại của báo chí trong nước.

- Ông có thể cho biết do đâu ông quyết định thay đổi như vậy?

- Ngay lần trở về đầu tiên đã khiến tôi thay đổi suy nghĩ. Tại sao mình mãi ám ảnh, than vãn về quá khứ để cuối cùng cũng chẳng giải quyết được gì, trong khi đất nước Việt Nam đã và đang có rất nhiều sự thay đổi? Thực sự tôi đã bị bất ngờ trước những hình ảnh thực của đất nước sau 36 năm lưu lạc, không như những gì tôi hình dung và tưởng tượng.

Thực tế, suy nghĩ của tôi đã bắt đầu có chuyển biến từ năm 1995, sau khi Tổng thống Mỹ Bin Clin-tơn dỡ bỏ cấm vận chống Việt Nam. Khi đó, tôi đã viết một lá thư cho ông Bin Clin-tơn, trong đó đặt câu hỏi người Mỹ quan niệm thế nào là nhân quyền? Mỹ đã công nhận Việt Nam là nơi có nhân quyền hay sao mà đã giải tỏa cấm vận? Tôi đã nhận được câu trả lời rằng chủ trương của nước Mỹ là họ muốn đặt vấn đề liên kết tất cả các nước trên thế giới. Từ đó, tôi nghĩ rằng như vậy là người Mỹ đã công nhận Việt Nam là một quốc gia trong cộng đồng thế giới. Tôi cũng nghĩ, dỡ bỏ cấm vận sẽ đem lại lợi ích cho chính người Mỹ và nhân dân Việt Nam. Vậy hà cớ gì mình là người Việt Nam lại quá nặng nề với quá khứ và có những hành động đi ngược lại lợi ích dân tộc?

Bên Mỹ, sự thực là vẫn còn một bộ phận nhỏ cộng đồng người Việt mang tâm lý nặng nề về quá khứ, thậm chí có suy nghĩ và hành động cực đoan và dường như với họ rất khó thay đổi. Nhưng tôi vẫn nghĩ, mình đã thay đổi được thì không lý gì họ lại không thể.

- Như vậy, phải chăng qua trang web của mình, ông mong giúp họ thay đổi cách nhìn?

- Tất nhiên là tôi rất mong được như vậy nhưng chưa dám nói hiệu quả tới đâu. Tôi không bình luận theo các chủ ý cá nhân của mình trong các tin, bài hay hình ảnh, clip đưa trên web. Tôi chỉ đưa một cách khách quan, trung thực những hình ảnh đổi mới ở Việt Nam, những hình ảnh đất nước đang trong quá trình xây dựng và phát triển, cùng những thành công của giới trẻ…

Chúng tôi thống kê, kbchn.net có lượng độc giả tại Mỹ nhiều gấp 5 lần trong nước. Điều đó chứng tỏ cộng đồng Việt kiều bên Mỹ cũng rất quan tâm tìm hiểu đất nước.

Lời nhắn: “Ai chưa về Việt Nam hãy về một lần cho biết”

- Vậy theo ông, tại sao ở Mỹ vẫn có một bộ phận cộng đồng mang tâm lý chống lại đất nước và có các hành động phá hoại trong nước?

- Từng là người trong cuộc, tôi hiểu rất rõ nội tình chuyện này. Trong bộ phận nhỏ cộng đồng chống đối hiện nay phần lớn là những người đã cao tuổi, không thạo về máy tính hay Internet nên việc cập nhật thông tin về tình hình đất nước hạn chế. Họ đã bị hướng dẫn sai lạc để hiểu lầm về tình hình đất nước. Cộng thêm những tư tưởng cực đoan, lỗi thời nên càng dễ để bị lừa gạt bởi các trò xuyên tạc sự thật mang mục đích chính trị.

Lý do quan trọng nữa là những người này chưa một lần trở lại đất nước nên càng bị “mù lòa” trước sự thật. Như trường hợp của tôi, nếu không có lần về Việt Nam tháng 9-2011, có lẽ tôi sẽ không bao giờ mở mắt thấy được thực tế tình hình đất nước. Khi trở lại Mỹ, nhiều người đã không tin những gì tôi nói, những gì tôi đưa lên trang web. Họ còn cho tôi là ngụy biện để che đậy hoặc biện minh cho hành động mà họ gọi là “phản bội” cộng đồng. Tôi cũng không hiểu tại sao họ lại coi việc tôi quay trở về với cội nguồn dân tộc, với đại đa số đồng bào là sự “phản bội”.

Nhưng rồi dần dần qua những chuyến đi sau này, với sản phẩm là những bức ảnh, thước phim video và bài viết của tôi, đã có nhiều người bắt đầu tin và cũng báo tin cho tôi là họ đã về Việt Nam như lời kêu gọi của tôi: “Ai chưa về Việt Nam hãy về một lần cho biết” trên kênh truyền hình VTV4. Qua Báo Quân đội nhân dân, tôi cũng xin gửi lại lời nhắn nhủ này tới kiều bào ở hải ngoại. Bà con hãy trở về và tự mình tìm câu trả lời, chứ đừng tin vào những lời kể lại đã bị bóp méo nhằm mục đích tuyên truyền sai trái, phản động về đất nước. Cũng có nhiều phản hồi từ độc giả khuyến khích, động viên tôi tiếp tục những gì đang làm trên kbchn.net.

- Có cơ hội đi nhiều nơi ở Việt Nam, ông có suy nghĩ gì khi một số tổ chức phản động lưu vong ở Mỹ luôn đòi hỏi dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam?

- Ở bên kia chúng tôi cũng bị họ tuyên truyền là ở Việt Nam không có tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền nhằm lôi kéo nhiều người tham gia các hoạt động chống phá trong nước. Tôi thừa nhận mình đã bị ít nhiều tác động. Nhưng đó là chuyện trước đây. Những tuyên truyền về “đàn áp tôn giáo” ở Việt Nam đã hoàn toàn biến mất trong tôi khi về nước, tôi được chứng kiến kiến trúc đồ sộ của Đại Chủng viện (Công giáo) Long Khánh hay chùa Bái Đính ở Ninh Bình được công nhận là lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Làm sao có thể tin có đàn áp tôn giáo khi ở nhiều nơi tôi đi qua, rất nhiều chùa chiền, nhà thờ được xây dựng dọc bên đường Quốc lộ 1 từ ngã tư Tam Hiệp đến Long Khánh, với những buổi thánh lễ ngày chủ nhật giáo dân đứng chật thánh đường, người dân tấp nập thăm viếng chùa chiền... Các tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hòa Hảo, Cao Đài và Hồi giáo tự do phát triển ở Việt Nam. Lễ Phật đản vừa qua tôi cũng có mặt tại Việt Nam nên đã được chứng kiến khắp nơi tưng bừng mừng Đức Thích Ca đản sinh. Ngoài tôn giáo, tín ngưỡng cũng được tự do phát triển, thí dụ hầu đồng đã được phép tái hoạt động.

Tôi đã đi, đã thấy, đã tin và vì đã tin nên tôi phải viết, viết sự thật bằng tiếng nói trung thực của người làm báo. Những hình ảnh đó tôi đã đưa hết lên trang web rồi nhưng tôi cũng không bình luận gì thêm để tự mọi người nhìn vào đó và suy ngẫm xem Việt Nam có tự do tôn giáo hay không.

Tôi khâm phục!

- Ở Mỹ vẫn tồn tại một số tổ chức phản động luôn rêu rao Việt Nam đàn áp nhân quyền. Vậy thực chất hoạt động của các tổ chức này ở bên đó là như thế nào?

- Tôi công khai lên án tất cả những tổ chức chống đối Nhà nước Việt Nam như Chính phủ Việt Nam tự do của ông Nguyễn Hữu Chánh, Việt Nam cộng hòa Foundation của Hồ Văn Sinh, tổ chức Việt Tân… Hay các tổ chức đòi tự do tôn giáo, dân chủ nhân quyền ở Việt Nam của linh mục Nguyễn Hữu Lễ, Ngô Thị Hiển… Và nhất là tổ chức Mạng lưới nhân quyền Việt Nam.

Thực ra, những tổ chức này không gây được ảnh hưởng đáng kể cho cộng đồng bên đó. Như tổ chức Mạng lưới nhân quyền Việt Nam đã tự trao giải nhân quyền cho toàn những người chống phá Nhà nước Việt Nam để được xuất ngoại, do Việt Tân bảo trợ.

Các tổ chức này luôn tìm cách đề nghị Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách “Các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo” (CPC). Nhưng tôi còn nhớ, có lần chính ông Đại sứ Mỹ trước đây là Mai-cơn Mi-ha-lắc (Michael Michalak) đã nói rằng: “Muốn đặt một quốc gia vào danh sách CPC đòi hỏi nhiều điều kiện. Tôi không thấy chúng ta có lợi ích gì trong việc đưa Việt Nam trở lại danh sách này”.

Tựu trung các hành động phản động đó đều nhằm nuôi tham vọng gây mất ổn định tình hình trong nước, làm suy yếu và lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản…

Hiện nay họ đang tích cực xúi giục người thiếu thiện chí trong nước đòi bỏ Điều 4 trong bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, thậm chí đòi bỏ cả bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Theo tôi biết, họ sống dựa vào tiền của những thế lực thù địch với Việt Nam, nên cần nói và hành động theo lập trường của các thế lực thù địch đó. Vì vậy họ buộc phải khoét sâu vào các vấn đề như dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo… ở Việt Nam để có việc làm nhằm nhận được tiền.

- Ông suy nghĩ thế nào về những hành động này?

- Họ không chịu hiểu một thực tế rằng, chính Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn sau chiến tranh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước Việt Nam có thể nói đã có được thời gian hòa bình lâu dài và có sự phát triển gần như “lột xác”. Đó chính là nhờ Việt Nam đã giữ được chính trị ổn định, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, đời sống người dân được bảo đảm, vị thế của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế, được nhiều nước công nhận. Ở Việt Nam, tôi không gặp lực lượng quân đội hay cảnh sát có vũ trang trên đường như ở Mỹ. Điều đó chứng tỏ sự ổn định về an ninh chính trị ở Việt Nam, sự an toàn của người dân được bảo đảm. Như thế chính là thiết thực bảo đảm nhân quyền cho người dân.

Tôi thực sự khâm phục về khả năng điều hành đất nước của Nhà nước Việt Nam trong hơn 3 thập niên qua. Tôi đã nhìn thấy những tòa nhà cao tầng từ những thành phố tôi đi qua như Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Huế, TP Hồ Chí Minh, Long Khánh và Cần Thơ cũng như các thành phố khác của miền Tây Nam Bộ, cùng những khu resort sang trọng ở Đà Nẵng… Tôi chưa có cơ hội đi hết những nơi khác ở Việt Nam, nhưng tôi tin rằng cũng đã có nhiều đổi mới.

- Xin cảm ơn ông!

Theo QĐND
 
Copyright © 2012. Quan Làm Báo - All Rights Reserved
Mọi đóng góp, ý kiến xin gởi đến quanlambao1@gmail.com