Lình xình vụ Núi Pháo và thông tin đã được quy chụp, suy diễn một cách sai sự thật trên các trang mạng Internet và đặc biệt là Quan làm báo về thương vụ M&A đình đám này có “bàn tay” của chị Nguyễn Thanh Phượng, con gái của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng sự thật như thế nào? Mời bạn đọc xem bài phân tích dưới đây để cho thấy mưu đồ của một nhóm người đang cố tình gây chia rẽ...
Năm 1996, có một nhóm khai khoáng người Canada tìm Việt Nam với mục đích tìm thiếc. Sau khi chụp ảnh, thăm một vài nơi tại Thái Nguyên, họ mang tài liệu về tham vấn một trong những guru hàng đầu thế giới. Gã này tóm lại một câu: ở đây thì không có thiếc nhưng lại là phần địa chất mở rộng giống Trung Quốc và do đó, khả năng cao là có vonfram. Mở rộng thiêm, phía Bắc Việt Nam là giao lộ của 3 mảng kiến tạo (Caleđoni, Variscan, và Đới uốn nếp của Indonesia), khiến nơi đây rất giàu địa chất.
Thực tế mỏ Núi Pháo (nằm trên địa bàn huyện Đại Từ , tỉnh Thái Nguyên) có trữ lượng Vonfram khoảng 21 triệu tấn, lớn thứ 2 trên thế giới (sau Trung Quốc), về Flo có trữ lượng lớn nhất thế giới khoảng 19,2 triệu tấn. Khi đưa vào khai thác mỏ này có khả năng cung cấp 15% vonfram, 20% bitmut và 7% florit lượng cung toàn cầu .
Cho những bạn chưa biết vonfram là gì? Vonfram nếu kết hợp với cacbua sẽ trở thành chất liệu cứng thứ 2 sau kim cương, dùng phổ biến trong ngành khoan dầu mỏ, dây tóc bóng đèn, công cụ máy, … Đây là hợp kim không có vật liệu thay thế. Trung Quốc hiện nắm tới 70% trữ lượng vonfram toàn thế giới và cung cấp 85% sản lượng volfram toàn cầu. Đó là lí do, bất cứ một mỏ vonfram lớn nào nằm ngoài Trung Quốc đều có ý nghĩa vô cùng lớn.
Quay trở lại với nhóm nghiên cứu địa chất Canada, sau khi được ông thánh trong nghề phán, họ nhanh chóng thành lập một công ty có tên Tiberon Minerals, niêm yết ngay công ty này năm 1996 tại Canada và xúc tiến thủ tục xin phép thăm dò tại Thái Nguyên. Năm 1997, một số hoạt động thăm dò đã được tiến hành và có kết quả vô cùng tốt. Tốt đến mức, hiệp hội nghề đã lên tiếng văng tục làm éo nào một mỏ lớn như vậy cách Hà Nội có 80km lại để bọn nước ngoài xa lắc xa lơ phát hiện ra.
Tiberon đã không thể xin phép được giấy chứng nhận đầu tư cho tới cuối 2004 nhân chuyến thăm Canada của Đoàn Chính phủ Việt Nam muốn tặng món quà cho nước bạn. Liên doanh ra đời với tên gọi Nuiphaovica, trong đó Tiberon dành 70% cổ phần và 30% còn lại thuộc về hai đối tác Việt Nam là công ty địa phương có tên Batimex và công ty có tên Intracop có mối quan hệ thân thuộc với một đại gia tầm cỡ ở Hà Nội.
Mọi chuyện vô cùng thuận lợi khi mỏ này được các ngân hàng lớn trên thế giới thăm và thẩm định tích cực. Đối với sản phẩm đầu ra, Tiberon đã ký offtake agreement bao tiêu toàn bộ: Osram (thuộc Siemens) bao tiêu toàn bộ vonfram, Sidech (Bỉ) bao tiêu toàn bộ bitmut, Commercial Metals (Mỹ) bao tiêu toàn bộ florit.
Nhờ đó Fortis Bank, và Hypo-und-Vereinsbank (Singapore) đã đồng ý cam kết tài trợ một khoản syndicate loan trị giá 319 triệu usd cho hoạt động khai thác. Trong giai đoạn này, có một nhân vật có tên đậm chất Ấn Độ - Madhur Maini đang làm tại Deutchbank Singapore cũng tham gia việc thẩm định.
Ở Việt Nam thì không ai lạ gì Dragon Capital, nhưng thực sự ít người biết về 2 partners của họ là Dominic và John Shrimpton. Trong khi Dominic là kiểu người khoái việc đánh bóng hình ảnh thì John lại là một gã luật sư tham lam. John là người điều hành duy nhất quỹ liên quan tới khoáng sản.
Từ năm 2004 đến 2006, Dragon Capital đã theo sát diễn biến cổ phiếu của Tiberon tại thị trường chứng khoán Canada và cóp nhặt được khoảng 12% cổ phần của Tiberon. Khi biết Tiberon được đem ra bán, John đặc biệt thích thú và tham gia đấu thầu.
Theo đó, Dragon đã bỏ giá khoảng $3,5/ cổ phiếu, thấp hơn Hunan Non-Ferrous Metals của Trung Quốc bỏ $3,7/ cổ phiếu. Tuy nhiên, Dragon Capital đã thắng nhờ phán quyết của Ủy ban Chống độc quyền của Canada. Ủy ban này cho rằng mỏ Núi Pháo sẽ tốt hơn nếu nó do một công ty không phải của Trung Quốc quản lí, nhằm tránh khả năng nguồn cung vonfram thế giới bị thao túng hoàn toàn. Cổ đông cũ của Tiberon bỏ túi $225 triệu USD và hình như có tặng lại Dragon Capital một lời khuyên chân thành “Hãy cẩn thận vì Núi Pháo quá lớn!”.
Tháng 7/2007, Dragon thành lập quỹ đầu tư khoáng sản với mức vốn 250 triệu USD – Vietnam Resource Investment (VRI) và chuyển Tiberon từ niêm yết ở Canada về Singapore. Quỹ này nắm giữ 36% của Tiberon (tương đương 225 triệu USD), đồng thời là tài sản chính của quỹ. 64% còn lại được nẵm giữ bởi các quỹ trong nước của DC. Như vậy Dragon Capital đã có được 70% cổ phần tại Nuiphaovica. Đến năm 2010, Dragon Capital và các đối tác trong liên doanh đã bán lại toàn bộ quyền khai tác mỏ Núi Pháo cho Tập đoàn Masan.
Vì sao Dragon Capital phải bán dự án Núi Pháo?
Ngay sau khi mua được Tiberon, tháng 4 năm 2007, Dragon Capital đã quyết định hủy hợp đồng bao tiêu sản phẩm volfram mà Tiberon đã ký với Osram Sylvania. Việc làm này cùng với những khó khăn trong khủng hoảng tài chính đã khiến Dragon Capital không thể thu xếp được vốn để triển khai dự án.Mở rộng vấn đề này thêm cho rõ, John với bản chất của kẻ tham lam như đã nói trên, loay hoay xoay ru-bich với cái mỏ này. Ông ta phát hiện ra rằng ở Quảng Ninh có một nhà máy chế biến vonfram của Trung Quốc mà chỉ cần đầu tư thêm khoảng $40 triệu USD thì sẽ làm tăng giá trị mỏ lên gấp đôi (khoảng 4 tỷ USD) do tạo ra giá trị gia tăng của sản phẩm đầu ra. Nghĩ như một luật sư, John đã tìm cách phá bỏ các hợp đồng bao tiêu đã ký với Osram. Kết quả là Dragon Capital bị Osram đưa ra kiện với mục bồi thường lên tới 2 tỷ USD. Đến lúc này, Dominic mới thực sự tá hỏa và kết quả là việc gây quỹ chứng khoán của Dragon không hoàn toàn thành công. Số phận mỉm cười với luật sư John vì thắng kiện nhưng lại không mỉm cười với Dragon Capital.
Sau khi phá bỏ hợp đồng bao tiêu, các thỏa thuận tài trợ vốn cũng bị các ngân hàng hủy ngang do lo ngại mỏ không còn tính khả thi. John phải chạy lòng vòng qua các tập đoàn Nhật Bản nhưng đều nhận được cái lắc đầu do sản lượng của mỏ quá lớn. Đến lúc này, John bị buộc phải quay sang các ngân hàng Việt Nam và Techcombank là một trong những địa chỉ đầu tiên.
Do dự án thiếu vốn , Dragon đề nghị được tăng vốn điều lệ từ 44,1 triệu USD lên trên 136 triệu USD, vượt quá khả năng đóng góp của đối tác Việt Nam. Có lẽ từ đó, Dragon Capital và các đối tác trong nước đã có phát sinh mâu thuẫn. Các hạng mục công việc bị đình trệ.
Công tác đền bù giải phóng mặt bằng đã bị ngưng từ tháng 10/2008. Đến tháng 9/2009, sau 5 năm thực hiện dự án , chỉ mới 56 trên gần 3.000 hộ dân được tái định cư. Các chương trình đào tạo lại cho nhân dân trong khu vực cũng không thể tiến hành được. Cuộc sống của gần 3.000 hộ dân trong thời điểm đó rất bấp bênh, bị ảnh hưởng khi dự án đi vào hoạt động, gây nhiều khó khăn, bức xúc cho nhân dân trong vùng.
Theo UBND tỉnh Thái Nguyên, dự án triển khai chậm chễ, quá thời hạn quy định đã hơn 5 năm mà vẫn chưa đi vào hoạt động; chuyển nhượng qua nhiều chủ đầu tư, nguồn lực tài chính thực hiện dự án yếu. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến công tác tại Thái Nguyên tháng 8/2009. Sau khi khảo sát và làm việc với lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, nghe ý kiến của tất cả các bên cùng các đơn vị quản lý nhà nước, Chính phủ đã có chủ trương thu hồi dự án.
Đầu năm 2012, khi Dragon Capital bắt tay vào việc tái cấu trúc hệ thống quản trị của mình sau những thiệt hại do khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 gây ra thì John Shrimpton, nhà đồng sáng lập Dragon Capital và là người chịu trác nhiệm chính trong việc mua Tiberon, đồng thời cũng là người điều hành các quỹ Private Equity, cũng như điều hành Nuiphaovica, đã rời khỏi Dragon Capital, để lại một khoảng đầu tư lớn đang đứng trước nguy cơ mất trắng. Đến đây, các bạn tự ghép nối với phần sau của câu chuyện và đã hiểu không phải tự nhiên mà Masan kéo Madhur Maini về làm CEO và tại sao John lại bị buộc phải rời Dragon Capital và về ở ẩn tại một hòn đảo ở New Zealand (sau khi cầm về khoảng 100 triệu USD).
Sức ép từ các nhà đầu tư cùng với việc đổi hướng chiến lược, không đầu từ vào private quity mà tập trung vào public va listed companies đã khiến quyết định bán Núi Pháo được thông qua dễ dàng trong nội bộ Dragon và được coi là quyết định sáng suốt. Tuy nhiên, bán dự án Núi Pháo cũng tạo nên những áp lực mới cho Dragon Capital trong việc tìm kiếm người mua .
Đương nhiên, Dragon Capital có thể lựa chọn bất cứ nhà đầu tư nào trong nước và ngoài nước, ngoại trừ các nhà đầu tư Trung Quốc. Bởi lẽ, Dragon Capital đã mua được Tiberon với mức giá thấp hơn mức giá mà Hunan Nonferrous Metals (Trung Quốc) chào mua vì Canada cho rằng việc một nhà đầu tư Trung Quốc nắm giữ Tiberon sẽ dẫn đến tình trạng độc quyền trong nguồn cung volfram toàn cầu. Núi Pháo là mỏ đa kim lớn, có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển kinh tế của Việt Nam. Do đó , thật tuyệt vời nếu có nhà đầu tư nào trong nước có đủ khả năng để thực hiện nó cho dù đó là tập đoàn Kinh Bắc, Masan, Tân Tạo hay Hoàng Anh Gia Lai,…
Masan cũng là người rất am hiểu về dự án Núi Pháo vì CEO vùa họ là Madhur Maini, cựu nhân viên của Deutchbank Singapore, một trong những người tham gia quá trình thẩm định trước khi Fortis Bank và Hypo-und-Vereinsbank (Singapore) đồng ý ký cam kết tài trợ một khoản cho vay đồng tài trợ trị giá 319 triệu USD cho hoạt động khai thác của dự án.
Về mặt tài chính, cuối năm 2009, Tập đoàn Masan vừa nhận được khoảng 90 triệu USD từ Banklnvest, TPG (Texas Pacific Group) và House Foods và họ có những mối quan hệ rất tốt với các tổ chức tài chính trong và ngoài nước nên có tiềm lực tài chính dồi dào. Điều này làm cho Masan khác hẳn một số tập đoàn trong nước đang chìm sâu trong khủng hoảng bất động sản và luôn phải đối mặt với những khoản nợ khổng lồ.
Vào giữa năm 2010, Masan đã đặt vấn đề với Dragon Capital và đối tác còn lại là Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thái Nguyên (Batimex) để mua lại toàn bộ 100% quyền khai thác mỏ Núi Pháo.
Hoàng Hoa
Đầu năm 2012, khi Dragon Capital bắt tay vào việc tái cấu trúc hệ thống quản trị của mình sau những thiệt hại do khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 gây ra thì John Shrimpton, nhà đồng sáng lập Dragon Capital và là người chịu trác nhiệm chính trong việc mua Tiberon, đồng thời cũng là người điều hành các quỹ Private Equity, cũng như điều hành Nuiphaovica, đã rời khỏi Dragon Capital, để lại một khoảng đầu tư lớn đang đứng trước nguy cơ mất trắng. Đến đây, các bạn tự ghép nối với phần sau của câu chuyện và đã hiểu không phải tự nhiên mà Masan kéo Madhur Maini về làm CEO và tại sao John lại bị buộc phải rời Dragon Capital và về ở ẩn tại một hòn đảo ở New Zealand (sau khi cầm về khoảng 100 triệu USD).
Sức ép từ các nhà đầu tư cùng với việc đổi hướng chiến lược, không đầu từ vào private quity mà tập trung vào public va listed companies đã khiến quyết định bán Núi Pháo được thông qua dễ dàng trong nội bộ Dragon và được coi là quyết định sáng suốt. Tuy nhiên, bán dự án Núi Pháo cũng tạo nên những áp lực mới cho Dragon Capital trong việc tìm kiếm người mua .
Đương nhiên, Dragon Capital có thể lựa chọn bất cứ nhà đầu tư nào trong nước và ngoài nước, ngoại trừ các nhà đầu tư Trung Quốc. Bởi lẽ, Dragon Capital đã mua được Tiberon với mức giá thấp hơn mức giá mà Hunan Nonferrous Metals (Trung Quốc) chào mua vì Canada cho rằng việc một nhà đầu tư Trung Quốc nắm giữ Tiberon sẽ dẫn đến tình trạng độc quyền trong nguồn cung volfram toàn cầu. Núi Pháo là mỏ đa kim lớn, có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển kinh tế của Việt Nam. Do đó , thật tuyệt vời nếu có nhà đầu tư nào trong nước có đủ khả năng để thực hiện nó cho dù đó là tập đoàn Kinh Bắc, Masan, Tân Tạo hay Hoàng Anh Gia Lai,…
Tại sao người mua lại là Masan?
Theo thông lệ, khi một trong các bên liên doanh muốn bán lại phần vốn góp của mình, thì sẽ ưu tiên bán lại cho các đối tác còn lại. Nếu như không có đối tác nào muốn mua hoặc không đủ tiềm lực để mua ở mức giá mà bên bán mong muốn, khi đó, bên bán có quyền bán cho đối tác khác bên ngoài. Tại thời điểm đó, thông qua Công ty Thương mại và Đầu tư Thái Nguyên (Intracorp), một trong hai đối tác trong liên doanh Nuiphaovica, Masan đã có trong tay 15% cổ phần của liên doanh.Masan cũng là người rất am hiểu về dự án Núi Pháo vì CEO vùa họ là Madhur Maini, cựu nhân viên của Deutchbank Singapore, một trong những người tham gia quá trình thẩm định trước khi Fortis Bank và Hypo-und-Vereinsbank (Singapore) đồng ý ký cam kết tài trợ một khoản cho vay đồng tài trợ trị giá 319 triệu USD cho hoạt động khai thác của dự án.
Về mặt tài chính, cuối năm 2009, Tập đoàn Masan vừa nhận được khoảng 90 triệu USD từ Banklnvest, TPG (Texas Pacific Group) và House Foods và họ có những mối quan hệ rất tốt với các tổ chức tài chính trong và ngoài nước nên có tiềm lực tài chính dồi dào. Điều này làm cho Masan khác hẳn một số tập đoàn trong nước đang chìm sâu trong khủng hoảng bất động sản và luôn phải đối mặt với những khoản nợ khổng lồ.
Vào giữa năm 2010, Masan đã đặt vấn đề với Dragon Capital và đối tác còn lại là Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thái Nguyên (Batimex) để mua lại toàn bộ 100% quyền khai thác mỏ Núi Pháo.
Hoàng Hoa
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đóng góp ý kiến