Breaking news:
Trang chủ » » Xuyên tạc sự thật và Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền

Xuyên tạc sự thật và Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền

Viết bởi Unknown on 1 tháng 10, 2012 | 02:28

Bất cứ nhà nước nào cũng phải dựa vào luật pháp để bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự xã hội. Mỹ và các nước châu Âu, các nước tư bản cũng ban hành luật pháp quản lý xã hội theo nguyên tắc đó và thực tế là nhiều trường hợp, cơ quan bảo vệ pháp luật ở Mỹ đã bắt giữ và xét xử đối tượng lợi dụng internet, tự do dân chủ để chống chính quyền…



Phiên tòa sơ thẩm xét xử 3 bị cáo phạm tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, theo Điều 88, Bộ luật Hình sự (gồm bị cáo Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải).

Ngày 25/9, sau khi TAND TP Hồ Chí Minh mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 3 bị cáo phạm tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, theo Điều 88, Bộ luật Hình sự (gồm bị cáo Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải), trên một số trang mạng gia tăng các bài viết xuyên tạc sự thật, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, tự do ngôn luận.

Một số tổ chức viện dẫn Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, cũng như các điều khoản của Tuyên ngôn Nhân quyền toàn cầu liên quan đến tự do ngôn luận, từ đó suy diễn vấn đề nhân quyền và tự do ngôn luận trong vụ việc này…

Thực tế, việc một số tổ chức và cá nhân vin cớ khi cơ quan bảo vệ pháp luật khởi tố, truy tố, xét xử các đối tượng có hành vi chống chính quyền nhân dân để vu cáo cái gọi là dân chủ, nhân quyền, tự do báo chí, tự do ngôn luận đã là chiêu thức quá cũ. Trong vụ tòa án xét xử 3 bị cáo nói trên, một số tổ chức, cá nhân tiếp tục trích dẫn Điều 19, Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền để biện hộ cho lý lẽ “tự do ngôn luận”.

Tuy nhiên, đây là sự áp đặt gượng gạo và bản thân các đối tượng do nhận thức yếu kém không hiểu hoặc cố tình không hiểu những quy định của Liên hợp quốc trong bản Tuyên ngôn nói trên. Điều 19 của Tuyên ngôn quy định “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm”. Vấn đề này được làm rõ ở Điều 29 của Tuyên ngôn: “Mọi người đều có nghĩa vụ đối với cộng đồng là nơi duy nhất người đó có thể phát triển nhân cách của mình một cách tự do và đầy đủ. Khi thực hiện các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ chịu những hạn chế do luật định, nhằm mục đích duy nhất là đảm bảo sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác cũng như đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự xã hội và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”.

Rõ ràng, Tuyên ngôn quy định rất rõ quyền tự do ngôn luận của mọi người, được tự do bày tỏ quan điểm, nhưng khi thực hiện quyền tự do của mình phải “chịu những hạn chế do luật định” và “đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự xã hội và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”.

Không có bất kỳ điều khoản nào của Tuyên ngôn nói rằng, tự do ngôn luận là mặc sức phá hoại cộng đồng, chà đạp đạo đức, luật pháp, gây rối loạn trật tự xã hội như hành vi của các bị can, bị cáo đã làm. Hành vi của các đối tượng rõ ràng còn xuyên tạc cả Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền.

Thực tế, những nội dung trên của Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền cũng được cụ thể hóa tại Hiến pháp và pháp luật nước ta. Điều 69, Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.

Phiên tòa sơ thẩm xét xử 3 bị cáo phạm tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, theo Điều 88, Bộ luật Hình sự (gồm bị cáo Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải),

Trong khi đó, hành vi của các đối tượng là phạm một tội được quy định trong Bộ luật Hình sự. Hành vi phạm tội của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, có tính liên tục, kéo dài, bộc lộ rõ ràng và đã tác động xấu đến an ninh quốc gia cũng như hình ảnh của nước Việt Nam trong cộng đồng quốc tế. Hoạt động phạm tội của các bị cáo có tổ chức chặt chẽ, có sự phân công cụ thể, có sự móc nối, câu kết với các tổ chức phản động người Việt Nam lưu vong và các thế lực thù địch.

Các bị cáo đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do dân chủ, sử dụng internet tạo dựng ra blog “Câu lạc bộ nhà báo tự do” để liên lạc, trao đổi, viết, phát tán và tàng trữ các tài liệu, xuyên tạc sự thật, nói xấu Đảng, Nhà nước; hòng gây nghi ngờ, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với chế độ; tranh thủ lôi kéo, cổ vũ cho những phần tử có tư tưởng chống đối nhằm gây dựng và chuẩn bị lực lượng, khi có thời cơ sẽ lật đổ chính quyền…

Bất cứ nhà nước nào cũng phải dựa vào luật pháp để bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự xã hội. Mỹ và các nước châu Âu, các nước tư bản cũng ban hành luật pháp quản lý xã hội theo nguyên tắc đó và thực tế là nhiều trường hợp, cơ quan bảo vệ pháp luật ở Mỹ đã bắt giữ và xét xử đối tượng lợi dụng internet, tự do dân chủ để chống chính quyền Mỹ (chẳng hạn, hồi tháng 2/2012, các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Mỹ đã bắt giữ 7 thành viên của nhóm Hutaree (tên thổ ngữ mà những người trong nhóm tự đặt ra) vì có hành vi chống lại chính quyền Mỹ, trong đó trên trang website tổ chức này có nhiều bài viết chống lại các chính sách của chính quyền Mỹ)

Theo Báo Công an nhân dân
Chia sẻ tin này :

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đóng góp ý kiến

 
Copyright © 2012. Quan Làm Báo - All Rights Reserved
Mọi đóng góp, ý kiến xin gởi đến quanlambao1@gmail.com