Breaking news:

Giải mã Núi Pháo - Kỳ 2

Viết bởi Unknown on 1 tháng 10, 2012 | 01:44




Concept của ngành khoáng sản là chia sẻ rủi ro ngược với cách mà Dragon Capital đã thực hiện. Masan đã và đang làm rất tốt việc này sau khi tiếp nhận Núi Pháo, giống như bộ sậu Tiberon cũ.

Dự án Núi Pháo đón nhận sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên không thể có động cơ trục lợi một cách dễ dàng

Dragon Capital có bán rẻ không ?

Tháng 8/2010, một thương vụ M&A nổi tiếng trên toàn thế giới vì tính sáng tạo của nó. Theo đó, Dragon Capital và các đối tác đã chuyển giao toàn bộ 100% quyền khai thác mỏ Núi Pháo cho Masan và nhận được quyền chọn mua cổ phần Masan Group và các hồi phiếu nhận nợ, quyền chọn bán cổ phần Masan Resources tương ứng.

Theo đó Dragon Capital có quyền mua tổng cộng tối đa 55.7 triệu cổ phần MSN ở mức giá 65.915 đồng/cổ phần như hiện nay, tổng giá trị thương vụ vào khoảng 5.571 tỷ đồng, tương ứng với 265 triệu USD, cao hơn so với giá trị Dragon Capital đã mua.

Trong bối cảnh thị trường chứng khoáng giảm từ hơn 1.000 điểm năm 2007 xuống còn 400 điểm hiện nay (khoảng 60%) và giá Wonfram giảm còn 75% so với giá năm 2007 thì đây được xem là thành công cùa Dragon Capital.

Chi phí tư vấn 150 triệu USD ???

Một thương vụ M&A quá rõ ràng, nhưng lại có những kẻ thừa gió bẻ măng đã xuyên tạc với những lời lẽ quy chụp sai sự thật về con gái của vị nguyên thủ quốc gia.

Những kẻ đứng sau Quan làm báo cho rằng, Masan đã phải chi trả đến 150 triệu USD cho tổ chức tư vấn là một công ty chứng khoán trong nước. Và nguồn chi trả được lấy từ việc bán 40% dự án Núi Pháo cho các tổ chức nước ngoài để thu về 600 triệu USD???.

Điều ngạc nhiên là thông tin về dự án được công bố khá đầy đủ từ cả hai phía DC va Masan, và việc Masan bán 20% cổ phần của mỏ giá bao nhiêu và mỏ Núi Pháo được định giá theo giá mới là bao nhiêu đều được công bố khá chi tiết , nhưng dường như những nguồn tin đồn thổi vẫn cố chứng tỏ rằng mình là “cực kỳ ngớ ngẫn” khi vẫn lái vụ chuyển nhượng này theo một hướng khác vì mục đích chính trị.

Họ cố gắng thổi phồng giá trị chuyển nhượng của Masan và quy kết đây là vụ chuyển nhượng “bên được bên mất” bất chấp thực tế Dragon rất hài lòng về việc chuyển nhượng này và đây là thương vụ giao dịch giữa hai doanh nghiệp với nhau , cũng như bất kỳ thương vụ nào khác. Thông tin được bóp méo và xuyên tạc chỉ vì người mua là Masan, chứ không phải Tân Tạo hoặc Kinh Bắc .

Tuy nhiên chúng ta hãy xem chi tiết những thông tin xác thực một lần nữa để xem khả năng bóp méo sự thật của một số trang mạng như thế nào!.

Trước hết Masan chỉ mới bán 20% dự án Núi Pháo cho một đối tác là Mout Kellett Capital Management LP (Mỹ) thu về 100 triệu USD (tương ứng 20% của tổng giá trị đầu tư của dự án là 500 triệu USD). Hiện nay Masan vẫn còn giữ 80% quyền khai thác mỏ Núi Pháo. Không có bất cứ thông tin nào về việc Masan bán 40% thu về 600 triệu USD như nguồn thông tin trên đã đề cập .

Tập đoàn Masan là tập đoàn đại chúng, có nhiều tổ chức đầu tư tài chính trong và ngoài nước tham gia cổ phiếu đang được niêm yết trên Sở Giao Dịch chứng khoán TPHCM. Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của họ đều được giám sát bởi nhiều tổ chức.Trong trường hợp Masan và người bán có điều kiện trức tiếp làm việc với nhau, mức phí tư vấn lên đến 30% tổng giá trị đầu tư của dự án (150 triệu USD so với 500 triệu USD) cần mua là một con số không tổ chức nào chấp nhận được, đặc biệt là các tổ chức đầu tư tài chính nước ngoài.

Xin lưu ý, vào thời điểm chuyển nhượng dự án, năm 2010, toàn bộ Masan mới tạo ra một khoản lợi nhuận sau thuế vào khoảng 100 triệu USD và Núi Pháo vẫn chưa mang lại một đồng doanh thu nào cho Masan. Có lẽ tác giả những tin đồn ước lượng chi phí lobby của những dự án bất động sản hoặc khu công nghiệp để áp vào trường hợp này chăng ?. Ở Việt Nam – Có điên mới trả phí tư vấn cao như thế này, nhất là đối với những công ty như Masan hay những ông Nguyễn Đăng Quang hay Hồ Hùng Anh.

Núi Pháo hiện giờ ra sao ?

Ngay sau khi tái khởi động dự án, Masan đã kí một thỏa thuận với Ngân hang phát triển Việt Nam (VDB) một khoảng vay có đảm bảo thời hạn 8 năm, giá trị 2.376,9 tỉ đồng; Tháng 3/2012 Standard Chartered cho Masan Resources Thái Nguyên, công ty con của Masan Resources vay 80 triệu USD để phục vụ cho dự án Núi Pháo.

Với nguồn tài chính dồi dào, sau 2 năm tái khởi động dự án Núi Pháo, tính tới thời điểm 15/08/2012, tỷ lệ hoàn thành giải phóng mặt bằng trong 5 khu vực hoạt động của dự án là 99.6%; các hộ dân đã được đảm bảo chổ ở mới và được hỗ trợ trong việc tìm kế sinh nhai mới. Dự án đã tuyển dụng hơn 200 lao động kỷ thuật và 366 lao động phổ thông người địa phương. Khi dự án đi vào hoạt động chính thức vào năm 2013, nhu cầu lao động vào khoảng 1.500 người. Ngoài ra, hơn 200 lao động đã được đào tạo miễn phí nghề cơ khí, may mặc, lái xe và công nghiệp công nghệ cao.

Dự án đã đề ra kế hoạch mới, theo đó, tất cả các hạng mục công việc phải hoàn thành để nhà máy có thể đi vào hoạt động thử vào cuối tháng 1/2013. Trong giai đoạn 2013-2017, công suất khai thác của Núi Pháo sẽ đạt trung bình 3,5 triệu tấn quặng than/năm, đồng thời tìm kiếm công nghệ phù hợp và đầu tư xây dựng nhà máy chế biến vonfram, dự kiến có sản phẩm vonfram 98% vào năm 2017.

Một số ý kiến của những người quan tâm tới dự án này cho rằng Massan Group đã “hời” trong thương vụ này, và có thể Massan Group chưa có nhiều kinh nghiệm về khai khoáng, khi bản thân tập đoàn này khởi đầu là doanh nghiệp trong ngành chế biến thực phẩm, với thương hiệu khá nổi tiếng là nước mắm Chinsu.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Thiều Nam, Phó tổng giám đốc Massan Group nói: “Dự án Nuiphaovica sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành khai khoáng Việt Nam và Massan Group đủ khả năng đảm đương được dự án quan trọng như thế này”. Michael Hưng Nguyễn, một giám đốc trong ban lãnh đạo của Massan Group khẳng định thêm: “Việc mua lại dự án Nuiphaovica là một bước tiến quan trọng của Massan Group trong chiến lược xây dựng nhánh kinh doanh cơ sở hạ tầng và khai khoáng của tập đoàn”.

Concept của ngành khoáng sản là chia sẻ rủi ro ngược với cách mà Dragon Capital đã thực hiện. Masan đã và đang làm rất tốt việc này sau khi tiếp nhận Núi Pháo, giống như bộ sậu Tiberon cũ. Còn với tư cách là một người Việt nam, tôi không tin sẽ có những mẻ quặng được bốc lên và bán trong vòng ba năm tới.

Nên nhớ rằng Dragon Capital có thể bán kỳ ai nếu không phải Masan bán cho một người mua trong nước với điều khoảng rất nghiêm ngặt về khai thác và chuyển nhượng sau này là một thành công.

Trong 5 năm khai thác đầu tiên (2013-2017) dự án dặt ra mức tổng doanh thu là 1.350 triệu USD, bao gồm các sản phẩm tinh quặng volfram, fluorit, bismuth và tinh quặng đồng.

Hoàng Hoa
Chia sẻ tin này :

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đóng góp ý kiến

 
Copyright © 2012. Quan Làm Báo - All Rights Reserved
Mọi đóng góp, ý kiến xin gởi đến quanlambao1@gmail.com