Hãng đánh giá tín nhiệm Standard & Poor’s Ratings Services (S&P) đã công bố loạt đánh giá tích cực về ngân hàng Việt Nam. Cơ sở cho thay đổi này là tốc độ tăng trưởng tín dụng và giá tài sản đã giảm sau những chính sách bình ổn của Chính phủ Việt Nam, từ đó làm giảm rủi ro về mất cân đối kinh tế. Đánh giá năng lực tín dụng độc lập (SACP) của tất cả các ngân hàng Việt Nam được S&P xếp hạng tín nhiệm cũng tăng thêm một bậc.
Trước thực trạng nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn suy thoái thì ít nhiều kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng là thực tế không thể tránh khỏi. Tuy vậy, cùng với các hoạt động quản lý kinh tế vĩ mô và chính sách tái cấu trúc hệ thống ngân hàng mà Chính phủ Việt Nam đang từng bước thực hiện đã giúp hệ thống ngân hàng Việt Nam vững mạnh và sôi động hơn.
Như bà Yvonne Chia, CEO tập đoàn Hong Leong Bank, chia sẻ:“Bất kỳ quốc gia nào cũng có các chu kỳ kinh tế. Chúng tôi hy vọng bắt đầu tăng tốc vào lúc này sau khi Chính phủ có những cải cách, thay đổi thì sẽ bắt đầu một chu kỳ tăng trưởng mới tại Việt Nam”. Liên quan đến tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng hiện nay, bà Yvonne Chia cho rằng: “nhu cầu thị trường ảnh hưởng đến lãi suất nhưng sự can thiệp của Chính phủ trong một số tình huống sẽ rất cần thiết để đảm bảo sự ổn định. Ngân hàng nhà nước Việt Nam đang xử lý tốt vấn đề thanh khoản, lãi suất và tỷ giá. Đây là minh chứng cho các chỉ số kinh tế vĩ mô khả quan của Việt Nam”.
Ngay Chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên họp thứ 18, yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo khẩn trương điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh theo pháp luật bất cứ ai có hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng trong cả nước. Thì lần lượt những nhân vật “tiếng tăm” như ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) bị bắt, Ông Trần Xuân Giá và các đối tượng liên quan đến lĩnh vực “tội phạm” ngân hàng bị khởi tố... Tất cả những động thái quyết liệt này đều được Chính phủ và các cơ quan chức năng đã chủ động đưa ra các giải pháp chặt chẽ và lường trước khả năng để bảo đảm hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định.
Điều đó, một lần nữa khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong việc thanh lọc làm trong sạch hệ thống ngân hàng. Bộ trưởng Vũ Đức Đam cũng khẳng định: “hiện nay cơ quan công an và NHNN qua quá trình hoạt động đã nhận diện được nhiều thủ đoạn, hành vi. Vì vậy, các cơ quan này đã báo cáo Chính phủ và Chính phủ đồng ý chỉ đạo tiến hành các biện pháp cần thiết để đấu tranh. Các hành vi cụ thể đó là gì, qua từng vụ án một sẽ thấy, tuy nhiên sẽ không có bất cứ vùng cấm nào cho loại tội phạm này vì mục tiêu làm trong sạch hệ thống NH”.
Bên cạnh những tín hiệu đáng mừng từ hệ thống ngân hàng hiện nay, theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê cho biết: “kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 9 tháng năm 2012 đạt 83,8 tỉ USD, tăng 19% so cùng kỳ năm trước”. Sở dĩ có mức tăng như vậy là nhờ vào xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 52,5 tỉ USD, tăng tới 34,6%. Trong khi đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 31,3 tỉ USD, giảm 0,6%.
Để có được những thành quả tích cực trên, là cả hành trình với những bước tiến lâu dài trên hành trình phát triển và hội nhập. Mặc dù trong quá trình thực hiện vẫn có những sai sót dẫn đến những hậu quả không đáng có. Thế nhưng, chúng ta đã thấy được những tín hiệu tích cực từ nền kinh tế nước ta, điều đó một lần nữa khẳng định sự quyết tâm thực hiện tốt, chính sách, chỉ đạo, đúng đắn mà Chính phủ Việt Nam đã và đang đề ra. Còn rất nhiều những cam go, thử thách đang trực chờ phía trước và với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, giờ là lúc người Việt một lần nữa phải đồng sức, đồng lòng, giữ vững niềm tin, ý chí và bản lĩnh để đưa kinh tế đất nước vượt qua khó khăn.
Lâm Trai
Nguồn: http://tapvietbao.blogspot.com/2012/09/vai-tro-nguyen-tan-dung-kinh-te-viet-nam.html#.UGsLME0xqmg
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đóng góp ý kiến