Tổng thống Indonesia nói nước ông và các thành viên Asean sẽ sẵn sàng giúp Việt Nam vượt qua khủng hoảng mà không cần tới cứu trợ của IMF.
Bình luận của ông Susilo Bambang Yudhoyono được đưa ra tại cuộc Bấmhọp báo sau hội nghị Thượng đỉnh Apec.
"Indonesia và các nước thành viên Asean bè bạn sẽ sẵn sàng giúp Việt Nam vượt qua khủng hoảng mà không cần tới cứu trợ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế [IMF]”, ông Yudhoyono được dẫn lời."Trục trặc [tại Việt Nam] có thể là bài học cho chúng ta, đặc biệt là để xác định sức đề kháng của nền kinh tế của ta trước một cuộc khủng hoảng tài chính”.
Tổng thống Indonesia cũng nói rằng sự trợ giúp có thể được đưa thông qua cơ chế Asean+3 trong đó Trung Quốc, Nhật Bản và Nam Hàn từng đạt được một thỏa thuận với thành viên Asean để cùng đối phó với khủng hoảng tài chính mà không phải nhờ cậy tới nguồn tiền đa phương từ bên ngoài khu vực.
Cơ chế hỗ trợ tài chính này bắt nguồn từ Sáng kiến Chiang Mai ( BấmCMI) vào năm 2000, vốn là một thỏa thuận hợp tác trong đó hình thành cơ chế hoán đổi tiền tệ song phương giữa các ngân hàng trung ương nhằm hỗ trợ nhau về thanh khoản.
Đến năm 2010, 13 nước đã “đa phương hóa” CMI và đưa cơ chế này thành khuôn khổ ràng buộc tất cả các nước. Tuy nhiên vì tiền vẫn nằm trong các ngân hàng trung ương các nước nên người ta xem cơ chế dự phòng này kể như những lời hứa hơn là một quỹ, theo BấmThe Economist.
Vào tháng Ba năm nay, các nước thành viên nhất trí tăng gấp đôi quỹ này từ 120 tỷ đôla lên thành 240 tỷ đôla.
Thỏa thuận này kể như cho phép một nước thành viên được sử dụng một khoản vay dự phòng để giải quyết các vấn đề thanh khoản ngắn hạn với số tiền tương đương với khoản mỗi nước đóng góp được nhân thêm 5 lần cho nước nghèo và 2,5 lần cho nước thành viên Asean có kinh tế khá hơn.
Như vậy các nước "khá hơn" như Thái Lan hay Indonesia (mỗi nước góp 4,7 tỷ đôla) có thể vay tối đa 11,9 tỷ đôla trong khi Việt Nam (góp 1 tỷ đôla) có thể vay tối đa 5 tỷ đôla.
Thực trạng rút tiền hàng loạt tại ngân hàng ACB
gần đây tạo quan ngại ảnh hưởng dây chuyền.
|
'Không cần vay IMF'
Vào ngày 06/9, hãng tin tài chính Bloomberg chạy bài dưới nhan đề ‘Việt Nam có nguy cơ trở thành nước cần cứu trợ lớn nhất của IMF ở Đông Á kể từ những năm 1990’.
Bài báo diễn giải ‘Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012’ rằng Việt Nam có thể cần đến gói giải cứu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) để tái cấp vốn cho các ngân hàng và phải hành động nhanh chóng để dọn dẹp nợ xấu’.
Trong chương đặt tựa "Bất ổn Thị trường Tài chính" của báo cáo này, tác giả Đinh Tuấn Minh viết “Để thực hiện việc làm sạch các khoản nợ xấu và nợ quá hạn của hệ thống các tổ chức tín dụng, rõ ràng Việt Nam cần phải có một dòng vốn ‘sạch’ tương đối lớn từ bên ngoài bơm vào, ước tính lên đến 250-300 ngàn tỷ (khoảng 12-14 tỷ đôla).
Ông Minh, từ Ngân hàng Quân đội, khuyến nghị Chính phủ cần làm điều ông gọi là “hình thành một quỹ tái cấu trúc hệ thống ngân hàng” và một trong các giải pháp là “quỹ có thể được hình thành từ các nguồn vốn vay từ IMF hoặc các quỹ quốc tế khác mà Việt Nam tham gia”.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng hôm 7/9 đã bác bỏ nhận định của Bloomberg và nói với báo chí trong nước rằng chính phủ Việt Nam ‘chưa từng bàn tới hoặc có ý định thảo luận về kế hoạch IMF cấp tín dụng cho Việt Nam’.
Lập trường của ông Hưng cũng được Bloomberg trích trong một Bấmbài nữa của hãng này đăng ngày 07/09 với tựa “Việt Nam không có các kế hoạch đi vay IMF để giải quyết nợ xấu”.
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đóng góp ý kiến