* Đình Phối (Thời báo Ngân Hàng)
Một lãnh đạo Eximbank, cho biết
bản thân những người làm ngân hàng cũng “không thể ngờ” lúc đó (11-6) lãi suất
tiền gửi ngắn hạn lại có quy định lãi suất 9%/năm. Nhiều nhà băng có tâm lý e
dè, mức lãi suất vậy làm sao hấp dẫn người gửi tiền, trong cả một thời gian dài
lãi suất trên 10%/năm nhiều ngân hàng còn bí bách tìm mọi cách để huy động vốn
huống hồ lãi suất xuống quá nhanh như vậy(?)
Sau hơn hai tháng trần lãi suất
huy động 9%/năm ra đời, điều “không thể ngờ” ngày đó nay đang diễn ra tương đối
bằng phẳng trên thị trường tiền tệ. Vị lãnh đạo trên đánh giá, không ai dám bỏ
tiền ra mua đất đai - bất động sản vào thời điểm này, không phải ai cũng có
nghề để lướt sóng chứng khoán kiếm tiền.
Bên cạnh đó, giá vàng biến động,
ngoại tệ đã được NHNN cam kết biến động không quá 3% trong năm 2012, mấu chốt
trong việc đầu tư USD không có ăn còn do chênh lệch giá mua vào bán ra không
nhiều. Trong khi gửi tiền tiết kiệm ngân hàng an toàn nhất, muốn rút ra bất cứ
lúc nào ngân hàng cũng đáp ứng. “Nếu người dân nào có 10 tỷ đồng gửi tiết kiệm
ngân hàng, một năm có 900 triệu đồng, thu nhập tiền lãi hàng tháng cũng nhiều
tiền rồi” – chủ tịch Eximbank tính toán.
Dự báo lạc quan vào cuối năm tiền sẽ tiếp tục
đổ về ngân hàng
Quả đúng là việc bỏ vốn vào kênh
nào đầu tư hiện nay cũng đầy rủi ro, do thị trường biến động, trong khi đại bộ
phận dân chúng thu nhập từ tiền lương, tiền công chủ yếu chọn kênh tiết kiệm
ngân hàng. Trừ một bộ phận cá nhân có tiền tỷ trong tay thì hành động và suy
nghĩ sẽ hoàn toàn khác. Điều đó củng cố thêm rằng dù lãi suất huy động liên tục
bị điều chỉnh giảm trong nửa đầu năm 2012, nhưng số dư tiền gửi tiết kiệm trong
hệ thống ngân hàng không ngừng tăng.
Theo NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí
Minh, trong 6 tháng đầu năm huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn tăng
6,3% so với cuối năm 2011, trong đó tiền gửi tiết kiệm dân cư tăng 16,2%. Tốc
độ tăng tiền gửi tiết kiệm dân cư trong ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 được cho
tăng cao nhất so với cùng thời điểm 5 năm gần đây. Các nhà kinh tế nhìn nhận,
một hệ thống ngân hàng lấy nguồn vốn huy động ngoài xã hộ để phát triển tín
dụng, tiền gửi ngân hàng tăng cao hơn cho vay sẽ thuận lợi cho việc giảm lãi vay
và cụ thể hóa các chính sách lãi suất của nhà điều hành.
Trong cơ cấu tiền gửi, người ta
chỉ lo tiền gửi tổ chức tăng do doanh nghiệp không muốn làm ăn mang tiền gửi
ngân hàng hưởng lãi suất để chờ thời, dẫn đến vốn chạy lòng vòng không tạo ra
hàng hóa. Yếu tố này có thể được loại trừ, doanh nghiệp và người đi buôn hiện
nay có nguyên liệu nhưng không thể sản xuất do không bán được hàng nói gì đến
dư nhiều tiền mặt gửi ngân hàng. Số liệu thống kê của nhà nước hàng tháng công
bố, xuất khẩu liên tục giảm về giá, doanh nghiệp hạn chế nhập nguyên liệu, kéo
theo tiền thuế xuất nhập khẩu cũng bị hao hụt. Đồng tiền gửi vào ngân hàng lúc
này chủ yếu tiền công, tiền lương tích lũy trong dân.
Theo một chuyên gia tài chính,
tiền đồng sẽ tiếp tục đổ về ngân hàng cho đến hết năm nay, điều này có thể minh
chứng còn hơn 4 tháng nữa, nếu mang cùng một số tiền đồng gửi tiết kiệm và cũng
số tiền đó mua ngoại tệ với giá khoảng 21.000 đồng/USD và kỳ vọng tỷ giá tăng
3% khả năng sinh lời là ngang bằng./.
---------------------------------------------------
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đóng góp ý kiến