Lời xin lỗi của Thủ tướng Chính phủ cùng việc nhận “yếu kém, khuyết
điểm trong kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công
ty nhà nước” đã nhận được những phản hồi tích cực từ các đại biểu Quốc
hội.
Trao
đổi với báo giới bên hành lang kỳ họp chiều 22/10, nhiều đại biểu Quốc
hội bày tỏ thái độ hoan nghênh tinh thần mạnh dạn, cầu thị của Thủ tướng
trong phần nhận lỗi điều hành.
Theo đánh giá của đại biểu Nguyễn Đức Kiên (đoàn Sóc Trăng):”“Lần đầu
tiên trong lịch sử có điều này”. Tuy nhiên, đại biểu Kiên cho rằng, lời
hứa của Thủ tướng trước Quốc hội, đồng bào có thành hiện thực hay không
phụ thuộc rất nhiều vào cả bộ máy Chính phủ.
“Một mình Thủ tướng không thể làm được mà toàn bộ hệ thống phải vào
cuộc. Và đại biểu Quốc hội với tư cách là đại diện hợp pháp của người
dân, đại diện mong muốn của người dân thì ngay trong kỳ họp thứ 4 này
phải nói lên tâm tư, nguyện vọng của người dân và nói lên biện pháp để
thực hiện điều ấy. Qua đó, Chính phủ phải có trách nhiệm tiếp thu nguyện
vọng của người dân để có những chính sách phù hợp”.
Còn theo đại biểu Trần Du Lịch (đoàn TPHCM): Tôi rất hoan nghênh việc
Thủ tướng nhận trách nhiệm. Thủ tướng phát biểu sáng nay là thể hiện
quan điểm xuyên suốt của Đảng về nhận trách nhiệm và xử lý. Cũng như tại
hội nghị Trung ương vừa rồi, Bộ Chính trị nhận những khuyết điểm”.
Đại biểu Nguyễn Thị Khá (đoàn Trà Vinh) đánh giá: “Trong báo cáo về
kinh tế xã hội, Thủ tướng có nhận những khuyết điểm về chỉ đạo điều
hành, tôi nghĩ đây cũng đã thể hiện trách nhiệm của người lãnh đạo là
điều hành. Tuy nhiên, theo tôi, phía sau lời nhận lỗi là biện pháp sắp
tới mới khắc phục như thế nào lời nhận lỗi đó có giá trị chứ không phải
chỉ hứa là xong”.
Cũng theo đại biểu Khá, “giờ đây không chỉ Quốc hội mà kể cả các cử
tri trên cơ sở lời hứa đó sẽ theo dõi sát những động thái, chỉ đạo,
những chuyển biến và đặc biệt là những biện pháp khắc phục của Chính
phủ”.
Đại biểu Lê Như Tiến (đoàn Thanh Hóa) đánh giá sự mạnh dạn khi Thủ
tướng nhận lỗi trong phiên khai mạc Quốc hội và cho rằng “các đại biểu
Quốc hội ghi nhận việc Thủ tướng tự nhận thấy khuyết điểm của Chính phủ
và cá nhân Thủ tướng. Với tư cách là đại biểu Quốc hội, tôi hoan nghênh
động tác mạnh dạn, cầu thị. Tôi cho rằng Thủ tướng sẽ có chương trình
hành động và có hệ thống các giải pháp đi kèm”.
Theo gợi ý của vị đại biểu này, Chính phủ cần phải có hướng đi cụ thể
hơn trong việc tái cơ cấu tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, cũng như
phải kiểm điểm, chỉ rõ trách nhiệm cá nhân của lãnh đạo các bộ, ngành
liên quan…
Còn nhớ, trong phần trình bày báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội
năm 2012 và nhiệm vụ năm 2013, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng bày
tỏ: “Với trọng trách là Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, tôi
nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn của người đứng đầu Chính phủ
và xin thành thật nhận lỗi trước Quốc hội, trước toàn Đảng, toàn dân về
tất cả những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý,
điều hành, nhất là những yếu kém, khuyết điểm trong kiểm tra, giám sát
hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; một số tập đoàn,
tổng công ty, điển hình là Vinashin, Vinalines, sản xuất kinh doanh kém
hiệu quả, có nhiều sai phạm, gây tổn thất và hậu quả nghiêm trọng về
nhiều mặt, ảnh hưởng lớn đến uy tín và vai trò của kinh tế nhà nước”.
Theo đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, từng thành viên Chính phủ sẽ
nghiêm túc nghiêm khắc với mình, đoàn kết nhất trí, hết lòng hết sức
làm việc, đề cao trách nhiệm, nỗ lực cao nhất để khắc phục những yếu kém
khuyết điểm, phấn đấu thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ được giao, hành
động quyết liệt, tất cả vì Tổ quốc vì nhân dân, vì Đảng vì chế độ, vì
sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.
Dự báo khả năng thực hiện kế hoạch năm 2012, Chính phủ cho rằng, với
những diễn biến về kinh tế thế giới và trong nước thời gian qua và triển
vọng sắp tới, có thể thấy áp lực là rất lớn để có thể đạt được những
mục tiêu Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Chính phủ đã đề ra
trong năm 2012.
Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng trong những tháng cuối năm 2012 có
thể sẽ cao hơn so với đầu năm do giá thế giới và giá một số đầu vào, giá
dịch vụ,… tăng lên và những hậu quả do thiên tai, bão lũ gây ra. Tuy
nhiên, chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2012 dự báo sẽ được kiềm chế ở mức
khoảng 8%.
Với xu hướng phát triển các ngành, lĩnh vực, dự báo tốc độ tăng
trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV đạt cao hơn 3 quý đầu năm
và cả năm ước tăng khoảng 5,2% (kế hoạch là 6-6,5%), trong đó: giá trị
tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,6%; khu vực công
nghiệp và xây dựng tăng 5%; khu vực dịch vụ tăng 6,3%. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế mặc dù không đạt kế hoạch đề ra, nhưng xét về động thái
đang có chuyển biến tích cực, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển
ổn định trong các năm sau.
Theo Dân trí
+ nhận xét + 3 nhận xét
Thủ Tướng đã quá vất vã thời gian qua rồi, mọi người nên ủng hộ ông và bộ máy Chính Phủ để tất cã đồng lòng đoàn kết, cùng nhau vượt qua những khó khăn thử thách của đất nước trong thời gian tới.
Thật là vất vã cho Thủ Tướng, xứ mình người làm thì ít mà sao người soi thì nhiều vô kể!!!!
Thương bác Dũng thật đấy. Bao nhiêu người làm, giờ mỗi mình bác phải nói lời xin lỗi.
Cố lên Thủ Tướng ơi, còn biết bao con người vẫn đang ủng hộ bác hết mình.
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đóng góp ý kiến