Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RWB – Reporters Without Borders) mới đây đưa ra nhận xét phi thực tế rằng, Việt Nam là “nhà tù lớn nhất thế giới cho các bloggers và những người bất đồng chính kiến phổ biến quan điểm của mình trên mạng...".
Dư luận chẳng lạ gì RWB – một tổ chức phi chính phủ chuyên hoạt động cổ xúy, thúc đẩy tự do báo chí theo kiểu “vô chính phủ”. Điểm dễ nhận thấy là tổ chức này thường xuyên bóp méo, xuyên tạc tự do báo chí, ở những quốc gia mà họ thiếu thiện chí như Việt Nam.
Dư luận chẳng lạ gì RWB – một tổ chức phi chính phủ chuyên hoạt động cổ xúy, thúc đẩy tự do báo chí theo kiểu “vô chính phủ”. Điểm dễ nhận thấy là tổ chức này thường xuyên bóp méo, xuyên tạc tự do báo chí, ở những quốc gia mà họ thiếu thiện chí như Việt Nam.
>>> Vì sao ông Đặng Thành Tâm không tham gia họp Quốc hội
>>> Lật mặt Đặng Thị Hoàng Yến
>>> Khi họ Đặng nghỉ chơi báo nhà
>>> Tháo mặt nạ quanlambao
Thực tế đã chứng minh, internet ở Việt Nam ngày càng phát triển và quyền tự do internet của người dân được đảm bảo. Hiện nay, hơn 30 triệu người, chiếm khoảng 40% dân số, Việt Nam sử dụng internet. Không phải ngẫu nhiên mà Tổ chức Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) lại đưa ra đánh giá: "Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người dân sử dụng internet cao nhất trong khu vực Đông Nam Á...". Nhận xét trên, tuy chưa toàn diện, nhưng đã phản ánh rõ sự thật về tự do internet, tự do báo chí ở Việt Nam.
Vậy căn cứ vào đâu RWB đưa ra những phát ngôn đi ngược thực tế đó? Có phải là họ chỉ dựa vào những thông tin một chiều, những lời vu cáo, bịa đặt của một số phần tử cơ hội chính trị, phản động nên cách nhìn nhận của họ là hết sức phiến diện, không phản ánh đúng thực chất tình hình tự do internet, tự do báo chí của Việt Nam.
Mọi người đều hiểu, mỗi quốc gia có bản chất chế độ chính trị khác nhau, điều kiện lịch sử khác nhau. Căn cứ vào tình hình cụ thể ở trong nước và quốc tế, chính phủ từng quốc gia ban hành các điều luật phù hợp với nhu cầu thực tế phát triển của đất nước mình. Việc quản lý báo chí, truyền thông, internet bằng pháp luật là hình thức bảo đảm thực hiện quyền tự do báo chí, tự do internet của công dân. Do bản chất chế độ, điều kiện lịch sử cụ thể không giống nhau nên luật báo chí của các nước cũng khác nhau.
Và như vậy quyền tự do báo chí, tự do internet của công dân cũng không giống nhau giữa các nước. Nhưng có một điểm chung là dù ở bất cứ quốc gia nào, quyền tự do báo chí, tự do internet không phải là các quyền tuyệt đối, mà đều được giới hạn trong khuôn khổ pháp luật. RWB không thể tuyệt đối hóa, coi quyền “tự do báo chí”, "tự do internet" như một thứ quyền không giới hạn, tự do vô chính phủ. Đó là điều không thể có và không tồn tại trên thực tiễn ở bất cứ quốc gia nào...
Và như vậy quyền tự do báo chí, tự do internet của công dân cũng không giống nhau giữa các nước. Nhưng có một điểm chung là dù ở bất cứ quốc gia nào, quyền tự do báo chí, tự do internet không phải là các quyền tuyệt đối, mà đều được giới hạn trong khuôn khổ pháp luật. RWB không thể tuyệt đối hóa, coi quyền “tự do báo chí”, "tự do internet" như một thứ quyền không giới hạn, tự do vô chính phủ. Đó là điều không thể có và không tồn tại trên thực tiễn ở bất cứ quốc gia nào...
Nguy hiểm hơn, RWB còn công khai hậu thuẫn, tiếp sức cho những kẻ cơ hội, phần tử chống đối chính quyền, vi phạm pháp luật ở Việt Nam… Họ đứng ra bênh vực, bảo vệ, thậm chí can thiệp đòi trả tự do cho những đối tượng lợi dụng tự do internet, tự do báo chí đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc, chống phá Nhà nước và nhân dân Việt Nam. RWB còn phối hợp với một số tổ chức nhân quyền phương Tây chuyên lợi dụng “tự do ngôn luận”, “tự do báo chí”, "tự do internet" hòng chụp mũ công kích Việt Nam. Việc làm của RWB đã đi ngược luật pháp quốc tế nhằm thực hiện mưu đồ gây mất ổn định ở Việt Nam, một quốc gia độc lập, chủ quyền và hợp hiến. Hành động đó là không thể chấp nhận.
Nguồn: qdnd.vn
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đóng góp ý kiến