Thành quả khởi sắc
Trong thời buổi kinh tế toàn cầu đang bị biến động, nền kinh tế của
nhiều quốc gia bị đình trệ, giá trị thặng dư trong kinh doanh tuột dốc
nhưng sản xuất công nghiệp của Việt Nam vẫn tăng dần qua từng quý, đó là
điều đáng mừng.
So với cùng kì năm 2011 thì chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm đã tăng 4,8%. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục phát triển; giá trị sản xuất toàn ngành 9 tháng tăng 3,7%. Sản lượng lúa cả năm ước đạt trên 43 triệu tấn, tăng khoảng 1 triệu tấn, xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn gạo… đó đều là mức cao nhất so với các năm trước. Nuôi trồng thủy sản tăng khá, ước cả năm xuất khẩu đạt 6,5 tỷ USD trong tổng số 26,5 tỷ xuất khẩu của toàn ngành (năm 2011 là 25 tỷ).
Khu vực dịch vụ tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung của nền
kinh tế. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng
tăng 17,3%, nếu loại trừ yếu tố giá cũng tăng 6,7%, ước cả năm tăng
18%. Doanh thu du lịch ước cả năm tăng trên 15%, số khách du lịch quốc
tế đến Việt Nam tăng trên 8%. Khối lượng vận chuyển hành khách tăng
12,1%, ước cả năm tăng 13%; bưu chính, viễn thông tiếp tục phát triển
mạnh.
Tăng trưởng kinh tế 9 tháng đạt 4,73%, ước cả năm đạt khoảng 5,2%, thấp hơn kế hoạch nhưng quý sau cao hơn quý trước, lạm phát được kiềm chế, kinh tế vĩ mô ổn định hơn. Đây chính là những dấu hiệu tích cực, chúng ta có đủ cơ sở để tin rằng, kinh tế Việt Nam sẽ có đủ điều kiện, nền tảng phát triển bền vững trong thời gian tới.
Chính phủ làm tất cả vì dân!
Nhìn lại 9 tháng đầu năm, không chỉ cố gắng đưa nền kinh tế phát triển mà Chính phủ, đứng đầu là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo ban ngành, đoàn thể phối hợp chặt chẽ, giải quyết rất nhiều vấn đề nan giải của xã hội. Cụ thể là tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng đạt được một số kết quả bước đầu. An sinh xã hội được bảo đảm. Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt những kết quả tích cực. Quốc phòng, an ninh được tăng cường. Trật tự an toàn xã hội có nhiều tiến bộ.
Vì sao trong điều kiện phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, Chính phủ- lãnh đạo đã điều hành thực hiện tương đối tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2012? Phải chăng là Chính phủ đã bám sát mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong các nghị quyết của Đảng và Quốc hội, đi trong lòng dân và làm tất cả vì dân, vì sự phát triển của đất nước?!
Nếu không nghĩ cho thời cuộc, không nghĩ cho nhân dân, doanh nhân Việt Nam thì Chính phủ đưa ra hàng loạt kế hoạch triển khai thực hiện tái cơ cấu ngân hàng thương mại để làm gì? Nếu như không công tâm giải quyết vấn đề nợ xấu, tham nhũng thì Chính phủ sẽ không tăng cường thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng, công ty tài chính, chứng khoán, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nhằm bảo đảm cho thị trường tài chính phát triển lành mạnh!
Từ đó cho thấy, những việc mà Chính phủ làm cho dân không hề ít; không phải Chính phủ đang gắng hết sức mình cống hiến cho đất nước này đó sao? Và một trong những nổ lực mà Chính phủ thực hiện khá thành công nhất, đáng ghi nhận nhất đó là tỷ lệ hộ nghèo ước cả năm giảm 1,76%. Tuy không đạt kế hoạch đưa ra là 2% nhưng trong điều kiện kinh tế khó khăn, không thể phủ nhận rằng: đây là một cố gắng lớn rất lớn của chính phủ.
Bạn đọc Song Tử Tây
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đóng góp ý kiến