Thiếu tướng Đỗ Công Mùi - Ảnh: Chinhphu.vn |
Thiếu tướng Đỗ Công Mùi - Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam nói, trong điều kiện khó khăn chung của kinh tế thế giới mà Chính phủ vẫn giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo cho gia đình chính sách, cho người nghèo,… Đây là những kết quả rất đáng ghi nhận.
Trong cuộc trao đổi với Cổng Thông tin điện tử Chính phủ về Báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình bày trước Quốc hội tại phiên khai mạc hôm 22/10, Thiếu tướng Đỗ Công Mùi, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam nói: “Tôi cho rằng trong bối cảnh khó khăn hiện nay mà cố gắng lo được cho nhân dân được như thế là rất đáng mừng”.
Thử thách đòi hỏi Chính phủ phải nỗ lực hơn
Thiếu tướng Đỗ Công Mùi nhấn mạnh: Điều đáng chú ý trong báo cáo trước Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã nghiêm túc nhận khuyết điểm trước Đảng, Quốc hội và nhân dân. Đây là hành động cụ thể trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, tôi thấy dư luận rất hoan nghênh tinh thần cầu thị và quyết tâm chính trị rất cao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc khắc phục những tồn tại, khuyết điểm.
Đồng thời dư luận cũng mong muốn việc triển khai thực hiện phải thực sự hiệu quả.
Tất nhiên còn có việc Chính phủ làm chưa tốt, chưa đáp ứng được mong đợi của nhân dân, thu nhập của người lao động còn thấp, giá cả còn cao, doanh nghiệp khó khăn, tốc độ phát triển kinh tế chậm lại,… Mặc dù không ai muốn như thế nhưng thực trạng đó đã và đang ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân lao động. Đó cũng là những thử thách đòi hỏi Chính phủ phải nỗ lực thực hiện trong thời gian tới.
Tự phê bình để phục vụ nhân dân tốt hơn
Thiếu tướng Đỗ Công Mùi có nhận xét: Trong việc triển khai phê bình, tự phê bình, thời gian vừa qua, Trung ương, Chính phủ và các Bộ, ngành, một số tỉnh đã thực hiện rất nghiêm túc.
Nhưng nhân dân đòi hỏi việc triển khai phải được thực hiện tổng thể từ trung ương xuống các tỉnh, thành, huyện, xã.
Vấn đề đặt ra là, nếu trung ương có khuyết điểm thì đó là khuyết điểm về mặt chủ trương, về điều hành vĩ mô. Ở chính các cấp, ngành, địa phương cũng cần phải chỉ rõ khuyết điểm vì đây là cấp triển khai thực hiện và quan trọng là phải xử lý những khuyết điểm đó như thế nào.
Tôi cho rằng, việc thực hiện “phê bình, tự phê bình” phải bảo đảm công việc của chính quyền phục vụ nhân dân tốt hơn, “phê bình, tự phê bình” phải dựa trên tinh thần cầu thị, giữ vững đoàn kết, uy tín của Đảng, Chính phủ,…
Giải pháp căn cơ nhất là vấn đề con người
Thiếu tướng Đỗ Công Mùi cho rằng thời gian tới, cần phải có giải pháp đồng bộ để phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân. Trong đó, giải pháp căn cơ nhất vẫn là vấn đề con người, vấn đề giữ vững lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, Chính phủ.
Trước mắt, trong thời gian tới Chính phủ cần tập trung nguồn lực để giải quyết những vấn đề nổi cộm nhất, bức xúc nhất mà cuộc sống đang đòi hỏi.
Đồng thời, cũng cần giáo dục nâng cao phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là những cán bộ ở vị trí thường xuyên tiếp xúc với nhân dân. Làm sao để cán bộ, công chức gần dân, sát dân hơn, tất cả vì lợi ích chung của nhân dân, của đất nước mà phục vụ.
Thực tế cho thấy, trong những sự việc khiến người dân còn bức xúc thì không phải dân bất bình với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, mà không hài lòng chính là do quá trình triển khai thực hiện, áp dụng chính sách đó ở cấp dưới không thống nhất, gây thiệt thòi cho đối tượng chính sách.
Chính sách phải đúng và công bằng
Thiếu tướng Đỗ Công Mùi nhận xét: Suy rộng ra, thì việc áp dụng chính sách không công bằng là nguyên do chính gây bất bình trong dân chúng, do vậy trong thời gian tới cần phải giải quyết triệt để vấn đề này. Nghĩa là để yên dân thì việc ban hành và áp dụng chính sách phải đúng và công bằng. Do vậy cần phải công khai, minh bạch các chủ trương, chính sách, đồng thời cũng phải công khai việc thực hiện áp dụng chính sách trong thực tế. Việc công khai, minh bạch vừa là phương pháp, vừa là mục đích và đó cũng là giá trị mà chúng ta phải phấn đấu thực hiện.
“Tôi cũng cho rằng, chúng ta cần nghiên cứu, đổi mới cách tiếp nhận phản ánh của công dân. Đồng thời phải có cơ chế để xử lý ngay những bức xúc của dân một cách hợp lý, hợp tình và công khai kết quả xử lý khiếu kiện để dân biết và chia sẻ…”, ông Mùi nói.
Trần Mạnh (VGP News)
Thử thách đòi hỏi Chính phủ phải nỗ lực hơn
Thiếu tướng Đỗ Công Mùi nhấn mạnh: Điều đáng chú ý trong báo cáo trước Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã nghiêm túc nhận khuyết điểm trước Đảng, Quốc hội và nhân dân. Đây là hành động cụ thể trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, tôi thấy dư luận rất hoan nghênh tinh thần cầu thị và quyết tâm chính trị rất cao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc khắc phục những tồn tại, khuyết điểm.
Đồng thời dư luận cũng mong muốn việc triển khai thực hiện phải thực sự hiệu quả.
Tất nhiên còn có việc Chính phủ làm chưa tốt, chưa đáp ứng được mong đợi của nhân dân, thu nhập của người lao động còn thấp, giá cả còn cao, doanh nghiệp khó khăn, tốc độ phát triển kinh tế chậm lại,… Mặc dù không ai muốn như thế nhưng thực trạng đó đã và đang ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân lao động. Đó cũng là những thử thách đòi hỏi Chính phủ phải nỗ lực thực hiện trong thời gian tới.
Tự phê bình để phục vụ nhân dân tốt hơn
Thiếu tướng Đỗ Công Mùi có nhận xét: Trong việc triển khai phê bình, tự phê bình, thời gian vừa qua, Trung ương, Chính phủ và các Bộ, ngành, một số tỉnh đã thực hiện rất nghiêm túc.
Nhưng nhân dân đòi hỏi việc triển khai phải được thực hiện tổng thể từ trung ương xuống các tỉnh, thành, huyện, xã.
Vấn đề đặt ra là, nếu trung ương có khuyết điểm thì đó là khuyết điểm về mặt chủ trương, về điều hành vĩ mô. Ở chính các cấp, ngành, địa phương cũng cần phải chỉ rõ khuyết điểm vì đây là cấp triển khai thực hiện và quan trọng là phải xử lý những khuyết điểm đó như thế nào.
Tôi cho rằng, việc thực hiện “phê bình, tự phê bình” phải bảo đảm công việc của chính quyền phục vụ nhân dân tốt hơn, “phê bình, tự phê bình” phải dựa trên tinh thần cầu thị, giữ vững đoàn kết, uy tín của Đảng, Chính phủ,…
Giải pháp căn cơ nhất là vấn đề con người
Thiếu tướng Đỗ Công Mùi cho rằng thời gian tới, cần phải có giải pháp đồng bộ để phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân. Trong đó, giải pháp căn cơ nhất vẫn là vấn đề con người, vấn đề giữ vững lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, Chính phủ.
Trước mắt, trong thời gian tới Chính phủ cần tập trung nguồn lực để giải quyết những vấn đề nổi cộm nhất, bức xúc nhất mà cuộc sống đang đòi hỏi.
Đồng thời, cũng cần giáo dục nâng cao phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là những cán bộ ở vị trí thường xuyên tiếp xúc với nhân dân. Làm sao để cán bộ, công chức gần dân, sát dân hơn, tất cả vì lợi ích chung của nhân dân, của đất nước mà phục vụ.
Thực tế cho thấy, trong những sự việc khiến người dân còn bức xúc thì không phải dân bất bình với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, mà không hài lòng chính là do quá trình triển khai thực hiện, áp dụng chính sách đó ở cấp dưới không thống nhất, gây thiệt thòi cho đối tượng chính sách.
Chính sách phải đúng và công bằng
Thiếu tướng Đỗ Công Mùi nhận xét: Suy rộng ra, thì việc áp dụng chính sách không công bằng là nguyên do chính gây bất bình trong dân chúng, do vậy trong thời gian tới cần phải giải quyết triệt để vấn đề này. Nghĩa là để yên dân thì việc ban hành và áp dụng chính sách phải đúng và công bằng. Do vậy cần phải công khai, minh bạch các chủ trương, chính sách, đồng thời cũng phải công khai việc thực hiện áp dụng chính sách trong thực tế. Việc công khai, minh bạch vừa là phương pháp, vừa là mục đích và đó cũng là giá trị mà chúng ta phải phấn đấu thực hiện.
“Tôi cũng cho rằng, chúng ta cần nghiên cứu, đổi mới cách tiếp nhận phản ánh của công dân. Đồng thời phải có cơ chế để xử lý ngay những bức xúc của dân một cách hợp lý, hợp tình và công khai kết quả xử lý khiếu kiện để dân biết và chia sẻ…”, ông Mùi nói.
Trần Mạnh (VGP News)
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đóng góp ý kiến